Giá trị và thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Để tham khảo một số công thức chế biến ăn dặm từ khoai lang thì trước tiên ba mẹ nên tìm hiểu giá trị và thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Cụ thể như sau:
-
Giàu vitamin A và beta-carotene
Khoai lang là một trong những loại củ rất giàu vitamin A – một dưỡng chất cần thiết và quan trọng đối với sức khỏe của đôi mắt. Bên cạnh đó, thành phần của khoai lang còn giàu beta-carotene – tiền chất của vitamin A, có tác dụng cung cấp một lượng lớn vitamin A cho cơ thể bé trong giai đoạn ăn dặm.
Các chuyên gia khẳng định khoai lang là loại thực phẩm giàu vitamin A nhất trong tất cả các loại thực phẩm thuộc nhóm rau củ hiện nay.
-
Giàu vitamin
Ngoài vitamin A thì khoai lang còn là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin quan trọng khác cho cơ thể. Đó là các loại vitamin như: E, E, K, B1, B6 và B9 là yếu tố quan trọng hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh và thông minh.
-
Giàu khoáng chất
Bên cạnh đó, các món ăn dặm từ khoai lang còn cung cấp lượng khoáng chất lớn bao gồm canxi, magie, phốt pho, sắt, kali, natri và kẽm rất cần thiết cho sự phát triển của bé.
-
Giàu tinh bột và chất xơ
Chính thành phần giàu tinh bột và chất xơ của khoai lang đã giúp cho bé no lâu, tiêu hóa tốt và hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Bởi vậy, khoai lang là thực phẩm ưu tiên để làm món ăn dặm chất lượng cho bé.
Khi nào nên cho bé ăn dặm khoai lang?
Để trả lời cho câu hỏi khi nào nên cho bé ăn dặm từ khoai lang thì các chuyên gia khuyên rằng tốt nhất từ 6 tháng trở lên ba mẹ bắt đầu cho bé làm quen với khoai lang.
Nguyên nhân là do trong khoai lang có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên khoai lang được nhiều ba mẹ ưu tiên lựa chọn đầu tiên trong khẩu phần ăn dặm của bé từ những ngày đầu tiên. Với vị ngọt đặc trưng cùng kết cấu mềm và dễ ăn dễ tiêu và ít dị ứng, cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng để chế biến món ăn dặm từ khoai lang cho bé hàng ngày.
10+ món ăn từ khoai lang cho trẻ
Nhằm mang đến cho ba mẹ những thực đơn từ khoai lang chi tiết, Monkey mời ba mẹ tham khảo 10+ công thức chế biến món ăn từ khoai lang ngon nhất cho trẻ.
Cháo khoai lang trứng gà
Đều là những thành phần tốt cho sức khỏe và hệ đường ruột của trẻ nhỏ, cháo khoai lang trứng gà sẽ là gợi ý thú vị mà bất kỳ ba mẹ cũng nên tham khảo chế biến cho bé ăn dặm.
Nguyên liệu: Trứng gà, gạo, khoai lang.
Cách chế biến như sau:
-
Bước 1: Gạo cho vào nước ngâm mềm rồi nấu thành cháo chín nhừ.
-
Bước 2: Khoai lang gọt vỏ rồi hấp chín mềm. Trứng gà tách lấy lòng đỏ trứng gà và đánh đều tan.
-
Bước 3: Cháo nấu sôi lại cho khoai lang và trứng vào nấu chín, đảo đều rồi tắt bếp.
-
Bước 4: Múc cháo ra bát để nguội và cho bé thưởng thức.
Chỉ với 4 bước trên ba mẹ đã có một bát cháo ăn dặm thơm ngon, đủ chất và hấp dẫn dành cho bé yêu.
Cháo khoai lang bí đỏ
Bí đỏ, khoai lang đều rất giàu vitamin A có tác dụng giúp đôi mắt sáng khỏe, tinh anh. Ba mẹ cũng tham khảo công thức chế biến dưới đây nhé.
Nguyên liệu: Gạo, khoai lang, bí đỏ.
Cách chế biến như sau:
Bước 1: Mẹ cho gạo ngâm với nước sau đó cho vào nồi nấu thành cháo chín nhừ tùy vào độ tuổi của bé.
Cháo khoai lang cà rốt
Nguyên liệu:
Cách chế biến như sau:
Bước 1: Mẹ cho gạo ngâm với nước sau đó cho vào nồi nấu thành cháo chín nhừ tùy vào độ tuổi của bé.
Bước 2: Khoai lang, mẹ rửa sạch gọt vỏ rồi hấp chín và nghiền nhuyễn.
Cháo khoai lang ngô ngọt
Nguyên liệu:
Cách chế biến như sau:
Bước 1: Mẹ cho gạo ngâm với nước sau đó cho vào nồi nấu thành cháo chín nhừ tùy vào độ tuổi của bé.
Bước 2: Khoai lang, mẹ rửa sạch gọt vỏ rồi hấp chín và nghiền nhuyễn.
Cháo khoai lang rau mồng tơi
Nguyên liệu:
Cách chế biến như sau:
Bước 1: Mẹ cho gạo ngâm với nước sau đó cho vào nồi nấu thành cháo chín nhừ tùy vào độ tuổi của bé.
Bước 2: Khoai lang, mẹ rửa sạch gọt vỏ rồi hấp chín và nghiền nhuyễn.
Cháo khoai lang mồng tơi
Nguyên liệu:
Cách chế biến như sau:
Bước 1: Mẹ cho gạo ngâm với nước sau đó cho vào nồi nấu thành cháo chín nhừ tùy vào độ tuổi của bé.
Bước 2: Khoai lang, mẹ rửa sạch gọt vỏ rồi hấp chín và nghiền nhuyễn.
Khoai lang nghiền
Món ăn dặm từ khoai lang đơn giản mà bất kỳ ba mẹ nào cũng có thể làm chính là khoai lang nghiền. Theo đó, nguyên liệu và công thức cần tiến hành đơn giản như sau:
-
Bước 1: Khoai lang gọt vỏ rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn.
-
Bước 2: Mẹ hấp khoai lang chín rồi sau đó nghiền nhuyễn.
-
Bước 3: Cho thêm sữa công thức cho vừa rồi cho bé ăn trực tiếp.
Khoai lang dầm bơ hấp
Món khoai lang kết hợp với bơ hấp sẽ là món ăn rất thơm ngon dành cho bé đang trong độ tuổi ăn dặm.
Nguyên liệu: Khoai lang, bơ chín.
Cách chế biến như sau:
-
Bước 1: Khoai lang, mẹ rửa sạch gọt vỏ rồi hấp chín và nghiền nhuyễn.
-
Bước 2: Bơ chín bỏ hạt, bỏ vỏ lấy phần thịt rồi nghiền nhuyễn.
-
Bước 3: Trộn khoai với bơ đều với nhau. Nếu cháo còn đặc cho thêm sữa rồi cho bé ăn.
Cháo khoai thịt băm
Từ nguyên liệu đơn giản, ba mẹ có thể nghiên cứu tham khảo món cháo khoai lang thịt băm cho bé thưởng thức để bổ sung thêm chất dinh dưỡng.
Nguyên liệu: Khoai, gạo, thịt lợn, gia vị, dầu ăn cho bé, hành tím.
Cách chế biến như sau:
-
Bước 1: Mẹ cho gạo ngâm với nước sau đó cho vào nồi nấu thành cháo chín nhừ tùy vào độ tuổi của bé.
-
Bước 2: Khoai lang, mẹ rửa sạch gọt vỏ rồi hấp chín và nghiền nhuyễn.
-
Bước 3: Thịt lợn rửa sạch rồi băm nhỏ, sau đó ươp gia vị cho bé cho ngấm. Cho dầu ăn phi thơm hành tím rồi xào thịt bơm.
-
Bước 4: Cho các nguyên liệu vào rồi nấu sôi đều lên, sau đó múc ra bát và cho bé thưởng thức.
Cháo khoai bò hầm
Món ăn dặm từ khoai lang cuối cùng mà chúng tôi muốn gợi ý đến các bạn là món cháo khoai bò hầm hấp dẫn, đủ chất.
Nguyên liệu: Thịt bò, khoai lang, gạo.
Cách chế biến như sau:
-
Bước 1: Mẹ cho gạo ngâm với nước sau đó cho vào nồi nấu thành cháo chín nhừ tùy vào độ tuổi của bé.
-
Bước 2: Khoai lang, mẹ rửa sạch gọt vỏ rồi hấp chín và nghiền nhuyễn.
-
Bước 3: Mẹ lấy thịt bò băm nhỏ, xay nhuyễn rồi ướp gia vị của bé. Sau khi phi thơm tỏi rồi cho thịt bò xào tái rồi cho vào cháo cùng khoai lang đã nghiền.
-
Bước 4: Nấu sôi lại cháo và múc ra bát cho bé thưởng thức khi còn ấm nóng.
Mẹo nhỏ bảo quản khoai lang mẹ nên biết
Sau khi tham khảo đầy đủ thực đơn bao gồm 10+ món ăn dặm từ khoai lang thì ba mẹ nên nhớ những bí quyết bảo quản khoai lang cần thiết bao gồm:
Quan sát kỹ lớp vỏ, màu sắc bỏ đều, không bị nứt dập
Để chọn được củ khoai lang thơm, ngọt và ngon thì ba mẹ cần nhớ quan sát thật kỹ lớp vỏ bên ngoài, màu sắc của củ khoai phải là màu đỏ đều, không bị thối hỏng hay nứt dập thì mới là củ khoai ngon. Khi chế biến cháo mới thơm, hấp dẫn và có vị ngọt tự nhiên.
Bảo quản trong tủ lạnh 5-7 ngày ráo nước
Lưu ý tiếp theo là các mẹ nên bảo quản khoai lang trong tủ lạnh trong 5 – 7 ngày ráo nước để đảm bảo chế biến món ăn dặm mà khoai lang lúc nào cũng tươi ngon và không bị mất đi chất dinh dưỡng vốn có.
Xem thêm: Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý 10 món ăn dặm từ bơ cho bé
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ thông tin về top 10+ món ăn dặm từ khoai lang vừa dễ làm vừa thơm ngon và bổ dưỡng. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ba mẹ có những món ăn dặm chất lượng cùng với bí quyết chọn khoai lang thơm ngon.