Ngày nay, nếu không may bạn sở hữu một vầng trán dô, bạn vẫn có thể dễ dàng cải thiện nhược điểm bằng phương pháp hạ đường chân tóc. Kỹ thuật này được rất nhiều người yêu thích bởi nó mang lại vẻ đẹp hài hòa, cân xứng cho khuôn mặt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ưu, nhược điểm, đối tượng có thể thực hiện hạ đường chân tóc. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Hạ đường chân tóc là gì?
Hạ đường chân tóc là phương pháp phẫu thuật, được sử dụng để thu hẹp chiều dài trán về mức lý tưởng. Từ đó, tạo ra tỷ lệ hài hòa, cân xứng giữa các phần của khuôn mặt.
Đây là công nghệ vô cùng hiện đại. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ở viền tóc. Sau đó, kéo dài xuống vùng đuôi lông mày. Tiếp đó, kéo phần da đầu về phía trước để thu hẹp khoảng cách từ lông mày đến đường chân tóc.
Lúc này, phần da thừa sẽ được cắt bỏ và khâu thẩm mỹ hai mép da lại với nhau. Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà lượng da thừa phần tránh được loại bỏ sẽ khác nhau, tối đa là 3cm.
Có nên hạ đường chân tóc không?
Sau khi phẫu thuật hạ đường chân tóc, nhiều người đã phải công nhận về hiệu quả bất ngờ mà phương pháp này mang lại. Kỹ thuật này cũng rất an toàn, không gây ra bất cứ nguy hiểm nào cho người thực hiện. Trước khi phẫu thuật, khách hàng cần tiến hành đầy đủ quy trình khám tổng quát, bao gồm: Đo huyết áp, xét nghiệm máu, huyết tương, kiểm tra tim mạch, chụp chiếu bằng máy CT Scanner, thử phản ứng thuốc,… Quá trình này giúp hạn chế tối đa những biến chứng bất ngờ trong thời gian phẫu thuật.
Hơn nữa, bác sĩ chỉ can thiệp vào phần mô da ở bên ngoài nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng cấu trúc xương trán sẽ không bị ảnh hưởng. Khách hàng cũng không cảm thấy đau đớn vì đã được tiêm thuốc gây mê trước khi thực hiện. Chỉ sau 1 tuần khi vết thương lành lại, bệnh nhân đã có thể gội đầu, sinh hoạt như bình thường.
Những ai nên hạ đường chân tóc?
Phương pháp hạ đường chân tóc được coi là “cứu cánh” đối với những người có vầng trán cao, dô quá chiều dài trung bình là 5,5 – 6cm. Bởi vậy, những đối tượng sau được khuyến khích nên thực hiện hạ đường chân tóc để điều chỉnh tỷ lệ của khuôn mặt:
- Người có trán dô, cao quá mức;
- Khoảng cách giữa lông mày tới đường chân tóc lớn hơn chiều dài 1/2 khuôn mặt;
- Người có gương mặt không cân đối;
- Vầng trán rộng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và nhân tướng học;
- Trán bị lệch 2 bên;
- Người bị hói đầu chữ M,…
Quy trình hạ đường chân tóc được tiến hành như thế nào?
Dưới đây là quy trình hạ đường chân tóc để bạn có thể dễ dàng hình dung về phương pháp này:
- Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám sức khỏe tổng quát và lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp cho từng đối tượng khách hàng.
- Bước 2: Kiểm tra phản ứng thuốc để đảm bảo rằng khách hàng không bị kích ứng với thuốc gây mê.
- Bước 3: Đo, vẽ để xác định chính vị trí cần rạch, cũng như phần da cần loại bỏ.
- Bước 4: Nhân viên y tế sẽ tiến hành gây mê và khử trùng dụng cụ phẫu thuật.
- Bước 5: Bác sĩ rạch đường chân tóc, loại bỏ da thừa và khâu vết thương. Thời gian phẫu thuật sẽ kéo dài từ 2 – 3 tiếng đồng hồ.
- Bước 6: Bệnh nhân nghỉ ngơi tại bệnh viện để theo dõi trong 1 – 2 ngày trước khi xuất viện. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc và theo dõi vết thương.
- Bước 7: Bệnh nhân đến tái khám và cắt chỉ theo yêu cầu của bác sĩ.
Lưu ý sau khi hạ đường chân tóc
Muốn kết quả phẫu thuật được như ý muốn thì bên cạnh việc lựa chọn địa chỉ phẫu thuật uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, bạn cũng cần chăm sóc vết thương sao cho đúng cách. Cụ thể:
Về chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt, chăm sóc sau khi hạ đường chân tóc cần lưu ý những điểm sau:
- Uống thuốc để ngăn ngừa chảy máu theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu chảy máu không ngừng trong 2 – 3 ngày.
- Không cậy, gãi vết thương cho đến lúc cắt chỉ. Lúc này, vết thương lên lớp da non nên người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy ngứa trong ít nhất 10 ngày.
- Chỉ nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Khi nằm, bạn kê gối cao để máu lưu thông dễ dàng.
- Tránh vận động mạnh, chơi thể thao trong 30 ngày sau khi phẫu thuật.
- Không được nhuộm tóc, gội đầu bằng xà phòng có hóa chất.
- Vệ sinh vết thương hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Về chế độ dinh dưỡng
Bệnh nhân hậu phẫu vẫn có thể ăn uống bình thường nhưng cần hạn chế những loại thực phẩm sau gây ngứa, mưng mủ như:
- Thịt bò, các loại thịt đỏ;
- Trứng;
- Hải sản;
- Đồ nếp;
- Rượu, bia, chất kích thích,…
Mong rằng với những thông tin chia sẻ trong bài viết này, bạn đã biết được: “Hạ đường chân tóc là gì? Có nên hạ đường chân tóc không?”. Hãy tham khảo nhiều địa chỉ uy tín và cân nhắc kỹ trước khi thực hiện phương pháp thẩm mỹ này nhé!
Xem thêm:
- Chân tóc là gì? Chân tóc ở đâu? Nguyên nhân rụng chân tóc và cách khắc phục
- Chân tóc yếu: Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả
- Mẹo khắc phục nhược điểm tóc bò liếm chỉ với vài thao tác