Nói đến Phú Thọ, người ta không chỉ nhớ đến nơi đây là vùng đất Tổ mà họ còn nhớ đến món bánh đặc sản là bánh sắn. Bánh sắn là một trong những món bánh truyền thống hiện hữu bao đời nay của người Việt Nam. Mang hương vị thôn quê dân dã, bánh sắn có vị thơm bùi, đậm đà rất khác biệt. Vậy bạn có biết món bánh sắn này được làm ra như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu ngay thôi!
Để làm được bánh sắn ngon, đó là cả một quá trình tận tâm, khéo léo từ khâu nhào bột đến lúc hấp bánh. Unie tin rằng chỉ cần sự tận tâm cùng công thức làm bánh đơn giản này, bạn sẽ hoàn thành được món bánh như ý.
Nguyên liệu làm bánh
Bạn chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu làm bánh như sau:
- 1kg bột sắn nếp
- 100gr đỗ xanh sạch vỏ
- 200gr thịt lợn
- 5 tai mộc nhĩ
- 2 củ hành khô
- Lá chuối để gói bánh
- Gia vị: Đường, muối, hạt nêm
Trên đây là nguyên liệu làm bánh sắn nhân mặn và nhân ngọt. Nếu bạn không muốn ăn nhân ngọt thì có thể bỏ qua đỗ xanh, còn nếu không muốn ăn bánh nhân mặn thì không cần chuẩn bị thịt lợn, mộc nhĩ, hành khô. Cùng với đó là giảm lượng bột sắn nếp lại để không bị thừa.
Cách làm bánh sắn chuẩn hương vị đặc sản Phú Thọ
Để làm được bánh sắn chuẩn vị hương xưa, bạn chỉ cần thực hiện theo đúng năm bước như sau:
Bước 1: Nhào bột sắn
- Cho 1kg bột sắn vào tô lớn, cho từ từ nước vào để nhào bộ. Trong lúc nhào, bạn cho vào bột một chút muối.
- Rồi tiếp tục nhào bột thật kỹ vào đều tay. Càng nhào kỹ, bánh sẽ càng dẻo và ngon.
Bước 2: Làm nhân mặn bánh sắn
- Rửa sạch phần thịt và hành khô đã chuẩn bị. Ngâm mộc nhĩ trong nước nóng rồi cắt chân , rửa sạch.
- Xay nhuyễn 200gr thịt ba chỉ cùng hành khô và mộc nhĩ.
- Xào qua phần nhân này với một chút dầu và gia vị.
Bước 3: Làm nhân bánh ngọt
- Đỗ xanh vò sạch, sau đó mang đi ngâm nước. Sau đó, để ráo nước rồi mang đi nấu chín.
- Khi đỗ đã chín, bạn dùng cối để giã nát đỗ. Sau đó nêm cùng với nhiều đường. Giã càng kỹ, phần nhân càng dẻo và kết dính với nhau.
Bước 4: Gói bánh sắn
- Cán mỏng bột sắn thành những miếng mỏng hình tròn. Đặt nhân ở giữa phần bột rồi nặn tròn lại.
- Xong đó quấn thêm một lớp lá chuối bên ngoài để khi hấp không bị dính với nhau. Bạn có thể sử dụng lá chuối màu vàng và xanh để phân biệt hai loại bánh mặn và bánh ngọt.
Bước 5: Hấp bánh
- Bỏ bánh vào nồi hấp, hấp chín trong 40 phút thì mang ra. Bánh chín sẽ có mùi thơm ngậy của sắn nếp và nhân đậu thịt.
- Cùng xếp bánh ra đĩa và thưởng thức thôi!
Như vậy, chỉ sau năm bước thực hiện, bạn đã hoàn thành món bánh sắn rồi đất. Lớp vỏ bánh sẽ có màu xanh nhạt của lá chuối, khi ăn sẽ có vị bùi béo. Thật hấp dẫn phải không ạ! Cùng mang bánh đến gia đình và người thân để thưởng thức nào!
Đây chỉ là một trong những công thức hấp mà Unie muốn chia sẻ với các bạn. Để tham khảo thêm, bạn có thể truy cập tại đây.
Những lưu ý khi làm món bánh sắn
- Chọn mua thịt lợn: Bạn nên chọn mua phần thịt lợn có dính chút mỡ. Thì như vậy, khi ăn nhân bánh sẽ ngậy và không bị khô.
- Lá chuối: Dùng lá chuối để cuốn bánh nhằm mục đích cho các bánh không bị dính lấy nhau khi hấp. Việc kiếm lá chuối ở khu vực thành thị không hề dễ dàng. Vì vậy, nồi hấp có lớp chống dính tốt và đủ to để xếp một lớp bánh thì có thể bỏ phần lá chuối này đi.
Để giúp việc hấp bánh trở nên đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng nồi chiên hơi nước Unie Steam. Được sản xuất theo dây chuyền tiêu chuẩn Châu Âu, Unie Steam với các phụ kiện được phủ chống dính PFOA/ PFOS FREE. Chất này không chứa chất gây ung thư, thân thiện và an toàn với sức khỏe người dùng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, bạn có thể tham khảo ngay tại đây.
Trên đây là toàn bộ công thức về cách làm bánh sắn cùng với những lưu ý khi làm bánh. Chúc bạn thành công khi thực hiện món bánh này!