Lên dây đàn Piano là một việc làm mang tính định kỳ để đảm bảo chất lượng âm thanh của đàn luôn được chuẩn xác. Nếu bạn không muốn tốn kém chi phí cho nhờ thợ chỉnh dây thì hãy cùng Minh Phụng tham khảo các bước lên dây đàn Piano tại nhà trong bài viết dưới đây nhé.
Chuẩn bị dụng cụ chọn búa lên dây phù hợp
Chọn dụng cụ chặn âm
Ngoài búa lên dây đàn, bạn cũng sẽ cần chuẩn bị dụng cụ chặn âm cho đàn Piano. Một note nhạc của đàn Piano có tới 3 dây, sử dụng dụng cụ chặn âm sẽ giúp bạn tách biệt từng dây một. Đối với đàn Upright, bạn nên chọn dụng cụ chặn âm bằng kẹp nhựa. Đối với đàn grand nên chọn dụng cụ chặn âm bằng mute cao su.
Chọn máy hoặc phần mềm lên dây
Khi bạn chưa phải là dân chuyên nghiệp thì bạn sẽ chưa thể tự nghe và lên dây được. Bởi vậy, bạn cần phải chuẩn máy hoặc phần mềm lên dây đàn để hỗ trợ bạn làm điều này.
Hướng dẫn tự lên dây đàn Piano tại nhà
Tháo nắp đàn và kiểm tra tìm hiểu về dây đàn Piano
Để lên dây đàn Piano, đầu tiên bạn cần phải tháo dỡ lắp đàn và có những hiểu biết nhất định về cấu tạo của đàn Piano. Đối với đàn Upright bạn cần lật nắp trên lên, tháo nắp, sau đó tháo nắp phím và sau cùng là tháo thanh chặn âm Pedal giữa. Đối với đàn Grand thì đơn giản hơn nhiều, bạn chỉ việc dỡ nắp trên lên và kéo giá đỡ sách nhạc ra là xong.
Bên cạnh đó, công đoạn này cũng là bước để bạn quan sát và kiểm tra những lỗi và bụi bẩn có thể có trong thùng đàn. Hãy vệ sinh đàn sạch sẽ trước khi lên dây đàn Piano.
Bắt đầu với các note ở giữa phím đàn
Bạn nên bắt đầu chỉnh dây piano bằng những note ở giữa phím đàn. Bởi các loại máy/phần mềm lên dây piano hiện nay đêu không đạt độ chính xác ở tần số quá cao (âm treble) hoặc quá thấp (âm bass). Khi chỉnh các note bass hoặc treble ở 2 đầu phím đàn, cần phải nghe mới chính xác được.
Chuẩn âm của hầu hết các loại nhạc cụ là A 440Hz, có nghĩa là note La khi rung lên có tần số chính là 440Hz. Trong đàn Piano chuẩn âm La 440Hz được lấy tại note A4 (note La thứ 4). Nên khi bạn chỉnh đàn piano bằng máy hoặc phần mềm thì nhớ để chuẩn A440Hz nhé.
Thông thường, ta không bắt đầu chỉnh ở note A4 mà bắt đầu chỉnh từ note F3. Note này thường có 3 dây, bạn cần lấy dụng cụ chặn âm để bít 2 dây thứ 2 và thứ 3. Sau đó chỉnh dây dầu tiên bằng máy (hoặc phần mềm), chỉnh dây đầu tiên này tương đối dể, hầu như ai cũng có thể làm được.
Sau khi có được dây đầu tiên, bạn chuyển dụng cụ chặn âm sang để bít âm dây thứ 3, rồi chỉnh dây thứ 2 theo dây thứ nhất vừa mới chỉnh ở trên. Hãy kiểm tra bằng tai, nếu 2 dây rung lên cùng một tần số thì âm nghe được sẽ như một đường thẳng (beatless). Nếu không cùng tần số sẽ tạo ra các gợn sóng (beating). Nhiệm vụ của bạn là chỉnh sao cho 2 dây piano phải rung lên cùng một tần số.
Chỉnh xong dây thứ 2, qua dây thứ ba làm tương tự bằng cách bít âm dây số 1 lại rồi chỉnh dây số 3 theo dây số 2. Sau khi được note F3 bạn chỉnh các note còn lại trong khoảng từ F3 đến E4 bằng cách tương tự (các note từ F3 đến E4 gồm: F3#, G3, G3#….D4#, E4).
Cách chỉnh các trục giữ/lên dây đàn Piano
Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu lên dây đàn Piano thì việc chỉnh và kiểm soát trục lên dây rất khó. Quay trục lên dây thì rất nặng nhưng chỉ cần một thay đổi rất nhỏ là dây lệch ngay. Cần phải luyện tập một thời gian lâu mới thành thạo được.
Khi dùng búa lên dây để quay trục giữ bạn cần nhớ: Quay qua bên phải (chiều kim đồng hồ) dây sẽ căng lên, quay qua bên trái thì dây sẽ chùng xuống.
Mẹo để dây đàn sau khi chỉnh có độ ổn định, không bị xuống dây quá nhanh. Đó là bạn cần chỉnh cho dây căng lên một ít rồi mới giảm xuống đúng cao độ chuẩn
Lên dây theo quãng 8 Kiểm tra độ chính xác
Sau khi bạn có note F3 ở bước 3. Việc chỉnh note F2 hoặc F4 lúc này trở nên dễ dàng hơn. Bạn không cần phải dùng máy hay phần mềm nữa. Nhưng cái khó là bạn bạn phải nghe được 2 note cách nhau 1 quãng 8.
Cách nghe 2 note cách nhau 1 quãng tám tương tự như nghe 2 dây cùng cao độ ở bước 3. Nếu 2 note cách nhau đúng 1 quãng 8 thì âm phát ra nghe như 1 đường thẳng. Ngược lại sẽ nghe được tiếng gợn sóng như ở trên.
Các note F4#, G4, G4#…hoặc các note thấp F2#,G2,G2#… đều tương tự. Nghĩa là bạn chỉ cần chỉnh chuẩn 1 octave từ F3 đến E4 ở bước 3 bằng máy/phần mềm, sau khi có octave chuẩn này rồi, các note còn lại chỉ việc nghe và chỉnh
Hoàn tất và kiểm tra toàn bộ đàn
Để chắc chắc các note đã lên dây chuẩn, bạn nên kiểm tra lại toàn bộ 1 lần xem đã ổn hết chưa. Đôi khi có những note bạn vừa lên dây xong, chỉ cần đánh mạnh vài phím bạn cũng có thể phát hiện độ lệch dây (độ lệch thường không đáng kể). Nếu có phím nào lệch nhiều thì cần chỉnh lại cho chuẩn.
Một số câu hỏi thường gặp khi lên dây đàn Piano
Question: Tại sao cần phải lên dây đàn Piano?
Answer: Lên dây đàn thường xuyên sẽ giúp âm thanh cây đàn của bạn không bị sai lệch và ảnh hưởng đến sự thẩm âm của người chơi. Ngoài ra, việc này cũng đồng thời kiểm tra, bảo dưỡng đàn để phát hiện những lỗi hỏng hóc có thể có của cây đàn.
Question: Bao lâu thì cần chỉnh dây đàn piano một lần?
Answer: Tần suất lên dây đàn piano cũng phụ thuộc vào mức độ và cường độ chơi đàn của bạn. Thông thường nếu đàn ổn định, ít sử dụng thì một năm nên lên dây 1 lần. Những cây đàn mới hoặc cường độ chơi thường xuyên thì bạn cần lên dây 6 tháng 1 lần.
Question: Máy/phần mềm lên dây có chính xác hay không?
Answer: Máy/phần mềm lên dây sẽ rất chính xác ở khoảng giữa phím đàn (từ phím C3 đến C5). Nhưng các khoảng âm trầm hoặc âm treble máy lên dây đàn piano thường không chính xác.
Question: Tôi có thể tự lên dây đàn tại nhà được không?
Answer: Hoàn toàn có thể được. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải có đầy đủ dụng cụ và có những hiểu biết nhất định về đàn cũng như độ cảm âm tốt để tránh các rủi ro sau khi tự lên dây đàn: Bị đứt dây, bị sai lệch nhiều hơn so với trước khi lên dây, mất nhiều thời gian…
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 0919 768 606 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết!