Lịch thuỷ triều

Bảng Lịch thuỷ triều (Bảng thuỷ triều hay lịch con nước) là biểu hiện dao động của mực nước biển nói chung và của thuỷ triều nói riêng là một hiện tượng tự nhiên có quy mô lớn ảnh hưởng một cách trực tiếp tới nhiều hoạt động kinh tế kỹ thuật của con người, trước hết là các ngành vận tải biển, xây dựng công trình biển và ven bờ, công trình bảo vệ bờ, hệ thống tưới tiêu nông nghiệp, cấp thoát nước thành phố ven biển, công tác phòng chống thiên tai liên quan đến bão và nước dâng trong bão ở những vùng ven bờ biển. Thêm vào đó cế độ dao động mực nước thuỷ triều cũng quy định cả nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân những vùng ven biển. Chính vì vậy, ngay từ những năm 1958 ngành khí tượng thuỷ văn đã đảm nhận việc dự tính và xuất bản “Bảng thuỷ triều” hàng năm. Đến năm 1972 đã thực hiện tính thuỷ triều cho các cảng trong cả nước và cảng nước ngoài phục vụ các ngành kinh tế quốc dân và quốc phòng. Kể từ đó đến nay “Bảng thuỷ triều” không ngừng được cải tiến, ứng dụng các phương pháp, công nghệ mới nâng cao độ chính xác phục vụ tốt cho các yêu cầu thực tiễn của các ngành, các địa phương ven biển.

Hình ảnh: Bảng thuỷ triều 2024

Bảng thuỷ triều do Trung tâm Hải Văn – Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam phát hành gồm 3 tập với 19 cảng chính và trên 100 cảng phụ cung cấp kết quả dự tính giờ và độ cao nước lớn, nước ròng; độ cao mực nước thuỷ triều từng giờ tại các cảng chính và các bảng hiệu chỉnh để suy ra các đặc trưng thuỷ triều tại các cảng phụ. Các kết quả dự tính trong “Bảng thuỷ triều” được quy về hệ quy chiếu Hải Đồ, nghĩa là trên số “0 độ sâu” hay gọi là số “0 hải đồ”.

Chỉ dẫn chung tra cứu Bảng thuỷ triều

Khi sử dụng “Bảng thuỷ triều” cần nắm vững các quy ước sau đây:

1. Giờ dự tính cho các cảng chính theo múi giờ thứ 7 (kinh tuyến 1050 Đông) là giờ chính thức của Việt Nam (GMT +7)

2. Độ cao thuỷ triều dự tính quy tròn tới đề-xi-mét (0.1m). Độ cao thuỷ triều được tính từ mực chuẩn “0 hải đồ”. Mực chuẩn này được lấy trùng với mực nước cực tiểu triều thiên văn (cần lưu ý, số “0 hải đồ” của mỗi vùng khác nhau.

3. Định nghĩa các số “0”

– Số “0 hải đồ” hya cọn gọi là số “0 độ sâu” là mực chuẩn quy ước để đo độ sâu của biển. Ở Việt Nam mực chuẩn này được lấy trùng với mực nước cực tiểu triều thiên văn (Mực nước ròng thấp nhất có thể xảy ra).

– Số “0 lục địa” là mực chuẩn dùng để đo các độ cao trên đất liền như độ cao của đê, đập, cầu cảng… được lấy trùng với mực nước biển trung bình nhiều năm.

– Số “0 nhà nước” hay còn gọi là số “0 quốc gia” là số “0 lục địa” được nhà nước lấy làm độ cao chuẩn. Ở Việt Nam số “0 nhà nước” được lấy trùng với mực nước trung bình nhiều năm tại Hòn Dáu. Như vậy tại Hòn Dáu số “0 độ sâu” thấp hơn số “0 nhà nước: khoảng 1.9m (1.91m).

Thí dụ: Nếu mực nước thuỷ triều dự tính trong bảng thuỷ triều (tức là so với số “0 hải đồ”) cho Hải phòng là 3.9m chẳng hạn thì quy về số “0 lục địa” sẽ là:

3.9m- 1.9m = 2.0m

– Số “0 thước nước” và số “0 trạm” (hình 1)

Số “0 thước nước” là số “0” của thước nước dùng đo mực nước giờ hàng ngày. Một trạm có thể có một hoặc nhiều thước nước để đo các mực nước cao thấp khác nhau. Các số “0” của các thước nước này chênh lệch nhau. Tất cả các mực nước đo được trên các thước nước đều được quy về cùng một chuẩn quy ước của 1 trạm gọi là số “0 trạm”.

Khi muốn so sánh mực nước dự tính trong bảng thuỷ triều với mực nước quan trắc ở trạm thì quy chúng về cùng 1 số “0” mới so sánh được.

Chẳng hạn mực nước dự tính trong bảng thuỷ triều (trên số “0 hải đồ”) là 3.5m được quy về số 0 trạm như sau:

Hình 1: Sơ đồ biểu thị độ cao thuỷ triều, độ sâu và độ cao của mặt đê biển

h0 – Độ cao của đê biển so với mực nước biển trung bình

h1 – Độ cao của thuỷ triều so với số “0 thước nước”

h2 – Độ cao của thuỷ triều so với số “0 hải đồ”

z0 – Khoảng cách giữa mực nước biển trung bình và số “0 hải đồ”

H1; H2 – Độ sâu của biển

a – Chênh lệch giữa hay “0 trạm” so với số “0 hải đồ”.

Nếu 1 trạm A có số “0 trạm” cao hơn số “0 hải đồ” 1.5m thì mực nước truỷ triều quy về số “0 trạm” A sẽ là.

3.5m – 1.5m = 2.0m

Nếu 1 trạm B có số “0 trạm” thấp hơn số “0 hải đồ” là 1m thì mực nước thuỷ triều quy về số “0 trạm” B sẽ là:

3.5m + 1.0m = 4.5m

4. Các số liệu trong Bảng thuỷ triều được dự tính trong điều kiện thời tiết bình thường. Vì vậy trong thực tế thường thấy kết quả dự tính so với thực tế chênh lệch về độ cao nước lớn, nước ròng trung bình khoảng 10-15cm và chênh lệch về thời gian nước lớn, nước ròng trung bình khoảng 15-30 phút.

Trường hợp gió mùa, bão, lũ.. thì mực nước thực tê sẽ chênh lệch với mực nước dự tính nhiều hơn. Trong thời gian có bão, phần nước dâng thêm có thể tới 1-3m hay nhiều hơn. Đối với các trạm ở sâu trong sông thì độ chính xác kém hơn.

5. Một số thuật ngữ và ký hiệu. (hình 2).

Nước lớn: Vị trí cao nhất của mực nước biển trong 1 chu kỳ dao động triều (có nơi gọi là đỉnh triều).

Nước ròng: Vị trí thấp nhấp của mực nước biển trong 1 chu kỳ dao động triều (có nơi gọi là chân triều).

Nếu trong ngày có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng thì phân biệt nước lớn cao (NLC), nước lớn thấp (NLT) và nước ròng cao (NRC) và nước ròng thấp (NRT).

Hình 2: Đường biểu diễn mực nước trong 1 ngày và các yếu tố thuỷ triều chính (trường hợp triều hỗn hợp)

Thời gian triều dâng: (TD) là khoảng thời gian từ lúc nước ròng đến lúc nước lớn kế tiếp.

Thời gian triều rút: (TR) là khoảng thời gian từ lúc nước lớn đến lúc nước ròng kế tiếp.

Kỳ nước cường và kỳ nước kém: Cứ trong khoảng nửa tháng có 3-5 ngày triều lên xuống mạnh (lên rất cao, xuống rất thấp) gọi là kỳ nước cường sau đó triều giảm dần kéo dài khoảng 4-5 ngày tiếp đó là 3-5 ngày triều lên xuống rất yếu gọi là kỳ nước kém.

Các kỳ con nước lặp lại 1 cách tuần hoàn nhưng khác nhau về cường độ, hết kỳ nước cường, triều giảm dần chuyển sang kỳ nước kém, qua kỳ nước kém triều tăng dần cho tới kỳ nước cường.

Hiệu chỉnh trung bình về giờ nước lớn (hoặc nước ròng) của một cảng phụ là chênh lệch giữa giờ nước lớn (hoặc nước ròng) của cảng phụ đó so với cảng chính tương ứng.

Hệ số thuỷ triều của một cảng phụ là tỷ số giữa biên độ triều trung bình của cảng phụ đó với biên độ triều trung bình của cảng chính tương ứng.

Nếu hệ số triều

Nếu hệ số triều > 1 thì biên độ triều cảng phụ lớn hơn biên độ triều cảng chính.

Các bảng hiệu chỉnh về các cảng phụ được tính gần đúng.

Các chữ viết tắt và các ký hiệu dùng trong “bảng thuỷ triều”:

– Ngày trong tuần chỉ ghi ngày chủ nhật, viết tắt CN – Các hướng địa lý đều ghi viết tắt theo ký hiệu quốc tế: – N (Bắc), E (Đông), S (Nam), W (Tây). – Các ký hiệu về tuần trăng: – Không trăng hay trăng non

6. Trong cột NL, NR nếu thấy dấu gạch (-) ở cột giờ và độ cao NL hoặc NR thì ta hiểu ngày đó không có NL hoặc NR mà đã chuyển qua ngày hôm sau.

Chuyên mục tra cứu Lịch thuỷ triều này Quý vị có thể tra cứu Lịch thuỷ triều theo từng năm. Hiện tại SPTC Corp đã cập nhật Bảng thuỷ triều năm 2024 tại các cảng chính Việt nam bao gồm: Hòn Dáu, Cửa Ông, Hòn Gai, Cửa Hội, Cửa Gianh, Cửa Việt, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nhà Trang, Vũng Tàu, Cần Giờ, Sài Gòn, Định An, Hà Tiên, Trường Sa.

XEM NGAY: Bảng thuỷ triều 2024

– Lịch thuỷ triều Hòn Dáu 2024 – Lịch thuỷ triều Hòn Gai 2024 – Lịch thuỷ Triều Cửa Ông 2024 – Lịch thuỷ triều Cửa Hội 2024 – Lịch thuỷ triều Cửa Gianh 2024 – Lịch thuỷ triều Cửa Việt 2024 – Lịch thuỷ triều Đà Nẵng 2024 – Lịch thuỷ triều Quy Nhơn 2024 – Lịch thuỷ triều Nha Trang 2024 – Lịch thuỷ triều Vũng Tàu 2024 – Lịch thuỷ triều Cần Giờ 2024 – Lịch thuỷ triều Sài Gòn 2024 – Lịch thuỷ triều Định An 2024 – Lịch thuỷ triều Hà Tiên 2024 – Lịch thuỷ triều Trường Sa 2024

Ngoài bản cứng file PDF theo sách “Bảng thuỷ triều” bên trên, Quý khách cũng có thể tải App Ứng dụng Lịch thuỷ triều cho điện thoài sử dụng hệ điều hành iOS (Iphone, IPAD, MAC) hoặc các máy sử dụng hệ điều hành Android (Samsung, Xiaomi, Oppo…) tại đây.

– Ứng dụng Lịch thuỷ triều cho iOS – Ứng dụng Lịch thuỷ triều cho Android

– Tra cứu Lịch thủy triều tại các cảng phụ Quý vị có thể tra theo bảng tra và bảng hiệu chỉnh sau đây:

– Bảng tra độ cao thủy triều tại một số cảng theo độ cao dự tính tại cảng chính Hòn Dấu

– Bảng hiệu dỉnh giờ và độ cao cho các cảng phụ với cảng chính Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vũng Tàu, Trường Sa, Hà Tiên

Có thể bạn quan tâm:

Bảng thuỷ triều 2023

– Lịch thuỷ triều Hòn Dáu 2023 – Lịch thuỷ triều Hòn Gai 2023 – Lịch thuỷ Triều Cửa Ông 2023 – Lịch thuỷ triều Cửa Hội 2023 – Lịch thuỷ triều Cửa Gianh 2023 – Lịch thuỷ triều Cửa Việt 2023 – Lịch thuỷ triều Đà Nẵng 2023 – Lịch thuỷ triều Quy Nhơn 2023 – Lịch thuỷ triều Nha Trang 2023 – Lịch thuỷ triều Vũng Tàu 2023 – Lịch thuỷ triều Cần Giờ 2023 – Lịch thuỷ triều Sài Gòn 2023 – Lịch thuỷ triều Định An 2023 – Lịch thuỷ triều Hà Tiên 2023 – Lịch thuỷ triều Trường Sa 2023

Bảng thuỷ triều 2022

– Lịch thuỷ triều Hòn Dáu 2022 – Lịch thuỷ triều Hòn Gai 2022 – Lịch thuỷ Triều Cửa Ông 2022 – Lịch thuỷ triều Cửa Hội 2022 – Lịch thuỷ triều Cửa Gianh 2022 – Lịch thuỷ triều Cửa Việt 2022 – Lịch thuỷ triều Đà Nẵng 2022 – Lịch thuỷ triều Quy Nhơn 2022 – Lịch thuỷ triều Nha Trang 2022 – Lịch thuỷ triều Vũng Tàu 2022 – Lịch thuỷ triều Cần Giờ 2022 – Lịch thuỷ triều Sài Gòn 2022 – Lịch thuỷ triều Định An 2022 – Lịch thuỷ triều Hà Tiên 2022 – Lịch thuỷ triều Trường Sa 2022

———————————————————————————-

Các tài liệu đính kèm được trích xuất từ số liệu “Bảng thuỷ triều” – do Trung Tâm Hải Văn thuộc Tổng cục Biển và Hải Đảo Việt Nam biên soạn và giữ bản quyền. Chịu trách nhiệm xuất bản: Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản Đồ Việt nam. Tài liệu do SPTC Corp cung cấp tại website này chỉ được lưu hành nội bộ và sử dụng để tham khảo thông tin, nghiêm cấm mọi hình thức in ấn, sao chép nhằm mục đích kinh doanh thương mại.

———————————————————————————-

Có thể bạn quan tâm và cần tìm kênh cung ứng dầu nhớt uy tín?

SPTC Corp là một trong những Đại lý, nhà phân phối dầu nhớt và mỡ bôi trơn uy tín nhất tại Hải Phòng và các tỉnh Miền Bắc Việt Nam.

SPTC Corp phân phối chính hãng các sản phẩm dầu nhớt và mỡ bôi trơn thông dụng cũng như các loại dầu mỡ đặc chủng như: Dầu bôi trơn xích tải; Mỡ chịu nhiệt; Mỡ Graphite; Mỡ Silicon… Nước làm mát; Dung dịch xử lý khí thải… với đa dạng các loại sản phẩm dầu nhớt từ các hãng như: Mobil, Motul, Castrol, Shell, Caltex, Total, Molywhite, iKV, Molykote, Amer, Fuchs, Sinopec, Gulf, Petrolimex, SHL, C&Lube, Huy Phát, VHP, APP, Mỡ bò SKF, Gulf Western Oil… cho các ứng dụng HÀNG HẢI – CÔNG NGHIỆP – VẬN TẢI tại Hải Phòng nói riêng và khắp 63 tỉnh thành nói chung.

Chúng tôi tạo ra Công ty đón nhận sự quan tâm của Quý khách hàng dựa trên triết lý của sự tin tưởng. Tận tâm – Tận tình – Gọi là có. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

Hình ảnh: Đại lý cấp 1 phân phối các sản phẩm Dầu nhớt và mỡ bôi trơn HÀNG HẢI – CÔNG NGHIỆP – VẬN TẢI

Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải Dầu khí Hải Âu 1. Trụ sở chính: Số 139 Kiều Hạ, Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng. 2. VPGD: Số 19/92 đường Chùa Vẽ (đường 356 Đình Vũ), Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng. Điện thoại: 0989.411.412 Hotline: 0904.16.16.38 Email: prm@sptc.com.vn Fanpage: SPTC Corp Website: https://sptc.com.vn —————————————————-

VPGD Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải Dầu khí Hải Âu tại Hải Dương Địa chỉ: Đường 194, TT Phủ, Thái Học, Bình Giang, Hải Dương. Hotline 24/7: 0936.812.814 —————————————————-

VPGD Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải Dầu khí Hải Âu tại Quảng Ninh Địa chỉ: Số 85, Tổ 91, Khu 9A, Phường Cửa Ông, Thành phố Cẩm Phả, Tỉnh Quảng Ninh. Hotline 24/7: 0904.16.16.38

Đăng ký nhận báo giá dầu nhớt HÀNG HẢI – CÔNG NGHIỆP – VẬN TẢI tại đây

Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải Dầu khí Hải Âu – Tổng Đại lý, Nhà phân phối các sản phẩm Dầu mỡ bôi trơn chính hãng

Có thể bạn quan tâm:

  • Dầu thuỷ lực là gì? Mua dầu thuỷ lực giá tốt nhất ở đâu?
  • TOP 8 loại dầu thủy lực tốt nhất hiện nay
  • Dầu thủy lực 32 là gì? Loại dầu thủy lực 32 nào tốt nhất
  • Dầu thủy lực 46 là gì? Loại dầu thủy lực 46 nào tốt nhất
  • Dầu thủy lực 68 là gì? Loại dầu thủy lực 68 nào tốt nhất
  • Dầu thủy lực chống cháy là gì? Thành phần, phân loại và công dụng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *