Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng mí mắt trên bị sưng đỏ và đau. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra lời khuyên giúp cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả. Nếu đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu ngay bạn nhé.
Nguyên nhân thông thường gây ra tình trạng sưng đỏ và đau mí mắt trên
- Dị ứng: Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sưng đỏ và đau mí mắt là dị ứng. Dị ứng có thể do mỹ phẩm, bụi bẩn, lông vật nuôi, hoặc phấn hoa. Ngoài sự sưng mí, các triệu chứng dị ứng thường bao gồm đỏ, ngứa và có thể gây chảy nước mắt.
- Kiệt sức: Sự kiệt sức của cơ thể cũng có thể dẫn đến tình trạng sưng mí. Khi chúng ta kiệt sức, các mô xung quanh mắt có thể giữ nước quá nhiều vào ban đêm, dẫn đến tình trạng sưng mắt vào sáng hôm sau thậm chí dẫn đến đỏ và đau mắt.
- Khóc: Khi khóc, lượng máu dẫn đến các mô xung quanh mắt tăng lên. Nếu khóc quá nhiều, có thể gây vỡ các mao mạch xung quanh mắt, dẫn đến tình trạng tròng mắt đỏ, sưng mí và đau mắt.
Nguyên nhân bệnh lý liên quan đến tình trạng sưng đỏ và đau mí mắt trên
- Mắt bị lẹo: Mắt bị lẹo là một loại nhiễm trùng thường xuất hiện ở gốc mi hoặc tuyến dầu. Ban đầu, nó có thể xuất hiện dưới dạng nốt đỏ và hơi sưng. Sau đó, nó sẽ phát triển thành dạng như mụn mủ. Lẹo thường xuất hiện nhiều ở mí mắt trên và có thể lây lan hoặc tái phát nếu không được điều trị kịp thời.
- Mắt bị chắp: Mắt bị chắp không phải là một loại nhiễm trùng giống như lẹo, mà nó là do tắc nghẽn của tuyến dầu ở mi mắt. Chắp thường có dạng nốt mụn mủ, có thể rất lớn nhưng thường không gây hại và tái phát nhiều lần.
- Bệnh viêm mô tế bào hốc mắt: Đây là một loại nhiễm trùng xảy ra ở mô mí mắt. Bệnh có khả năng lây lan dễ dàng và gây ra đau đớn cùng với sưng mí mắt.
- Bệnh Herpes mắt: Bệnh này do virus Herpes xâm nhập vào và xung quanh mắt gây ra. Biểu hiện thường bao gồm các mụn rộp nhỏ, sưng đỏ, nhưng không có tổn thương rõ ràng.
- Bệnh Grave: Là một loại rối loạn nội tiết, làm cho tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất chất chống nhiễm trùng trong mắt. Chính những kháng thể này gây mí mắt trên bị sưng đỏ và đau, gây ra viêm.
- Bệnh viêm bờ mi: Có thể gây ra tình trạng mí mắt nhờn và có vảy quanh lông mi. Đây là một bệnh mạn tính có thể diễn biến từ nhẹ tới nặng, gây sưng, đau và ngứa.
- Tắc tuyến lệ: Là tình trạng tuyến lệ bị tắc nghẽn, làm cho nước mắt không thể thoát ra ngoài. Lúc này, mí mắt có thể đau, đỏ và sưng.
- Đau mắt đỏ: Tình trạng này thường xuất hiện khi mắt bị nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, hoặc dị ứng. Triệu chứng bao gồm mắt đỏ, sưng mí và cảm giác đau.
Điều trị tình trạng mí mắt trên bị sưng đỏ và đau như thế nào?
Hầu hết các trường hợp mí mắt trên bị sưng đỏ và đau có thể được điều trị tại nhà bằng các biện pháp đơn giản như chườm lạnh, duy trì vệ sinh mắt, tránh dụi hoặc chạm tay vào mí mắt. Đồng thời, cần hạn chế việc trang điểm mắt và tuân thủ việc rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Tuy nhiên, nếu mí mắt trên bị sưng đỏ và đau xảy ra đột ngột, cơn đau trở nên nặng hơn, kéo dài, có thay đổi về thị lực hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường khác, bạn nên thăm bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Việc quan trọng là xác định nguyên nhân gây ra sưng, đỏ và đau mí mắt trên, bởi từ đó bác sĩ sẽ có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể. Một số biện pháp mà bác sĩ có thể áp dụng bao gồm:
- Điều trị dị ứng: Điều này có thể bao gồm tiêm ngừa và sử dụng thuốc dị ứng theo đơn.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng mắt do vi khuẩn.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng virus trong trường hợp xuất hiện mụn rộp hoặc bệnh zona.
- Giảm viêm bằng corticosteroid hoặc các loại thuốc nhỏ mắt chống viêm khác.
- Thực hiện thủ thuật rạch và dẫn lưu dịch trong trường hợp có nốt lẹo, mụn nước hoặc áp xe.
- Loại bỏ các dị vật gây ra sưng mí mắt.
Trong những trường hợp mí mắt bị sưng đỏ và đau do thiếu ngủ hoặc khóc nhiều, uống nhiều nước cũng có thể giúp giảm sưng. Bạn cũng nên nghỉ ngơi đầy đủ hoặc sử dụng chườm lạnh để tăng cường hiệu quả điều trị sưng mí mắt.
Đối với các trường hợp do bệnh lý gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp. Ví dụ, bệnh Grave có thể yêu cầu điều trị rối loạn nội tiết liên quan đến tuyến giáp, trong khi tắc tuyến lệ có thể cần phẫu thuật để khắc phục tình trạng tắc nghẽn của tuyến lệ.
Lưu ý giúp khắc phục tình trạng sưng đỏ và đau mí mắt trên
Bị sưng đỏ và đau mí mắt trên sau bao lâu thì khỏi?
Thời gian hồi phục sau khi mí mắt trên bị sưng đỏ và đau phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các nguyên nhân tạm thời như dị ứng hoặc tổn thương do cọ xát có thể giảm đi trong vài giờ hoặc sau khi thực hiện chăm sóc tại nhà hoặc điều trị bằng thuốc kháng dị ứng không cần kê đơn.
Nếu sưng mí mắt và đau là do nhiễm trùng nhẹ hoặc tắc nghẽn tuyến dầu nhờn, tình trạng này có thể giảm đi sau 1 đến 3 tuần nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu liên quan đến viêm mô tế bào, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn và phụ thuộc vào sự đáp ứng của cơ thể với kháng sinh.
Mí mắt sưng và đau do các nguyên nhân tạm thời như phù nề, ứ nước do ăn mặn có thể hồi phục trong vòng 24 giờ sau khi chăm sóc tại nhà, bao gồm việc uống đủ nước và giảm lượng muối trong khẩu phần thực phẩm.
Tuy nhiên, đối với các nguyên nhân gây sưng mí mắt và đau nghiêm trọng hơn như suy nội tạng, tiền sản giật, hoặc các rối loạn liên quan đến tuyến giáp, thời gian hồi phục có thể kéo dài, cần sự can thiệp và điều trị chuyên sâu từ bác sĩ.
Phòng tránh đau mắt, đỏ mắt sau khi nối mi như thế nào?
- Khi mí mắt trên bị sưng đơ và đau do chắp, lẹo, không nên tự nặn vì có thể gây nhiễm trùng mắt nghiêm trọng hơn. Nếu cần tháo mủ, hãy thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Nếu bạn cần trang điểm, hãy tẩy trang đúng cách để tránh gây viêm nhiễm ở mí mắt.
- Hãy tránh dụi tay vào mắt và duy trì tay sạch bằng cách rửa tay thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
- Nếu bạn có thể bị dị ứng, hạn chế tiếp xúc với bụi, lông vật nuôi hoặc phấn hoa.
Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích về tình trạng mí mắt trên bị sưng đỏ và đau. Tình trạng này thường không nguy hiểm và có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, nếu bạn gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào, nên thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.