1. Mọc mụn nước ở môi là tình trạng gì?
Mọc mụn nước ở môi là tình trạng các mụn li ti chứa nước hoặc chứa dịch vàng ở môi, má, cằm hoặc khoang miệng. Các mụn nước này có thể ngứa, rát hoặc không, thường chỉ tồn tại khoảng 1-2 tuần, sau đó tự vỡ ra tạo các vảy trên môi và tự lành thương.
Mụn nước ở môi có thể ngứa, rát sau đó tự vỡ ra và tạo thành các vảy trên môi
2. Mọc mụn nước ở môi là bệnh gì?
Nổi mụn nước ở môi thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, do viêm nhiễm hoặc tình trạng bệnh lý. Trong bài viết hôm nay, IVIE – Bác sĩ ơi xin đề cập đến các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mụn nước như sau:
Bệnh Herpes
80% tình trạng mọc mụn nước ở môi xảy ra là do virus HSV-1- một virus gây bệnh Herpes simplex. Herpes thường bắt đầu bằng cảm giác ngứa rát hoặc bỏng rát hay khó chịu ở môi, tiếp đến là xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti ở những vùng quanh miệng.
Mụn nước thường xuất hiện thành từng đám trên môi, môi có thể sưng nề hoặc không. Tình trạng này còn có thể lan ra các phần lân cận như khoang miệng, mũi, má. Mọc mụn ở viền môi thường tồn tại từ 1-2 tuần, sau đó tự vỡ ra đóng thành vảy và tự khỏi.
Tuy nhiên, bệnh Herpes và những mụn nước trên môi thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm, gây đến nhiều bất tiện cho người bệnh.
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng là vấn đề mà hầu hết mọi người đều từng mắc phải. Nhiệt miệng xảy ra thường do nguyên nhân ăn đồ cay nóng quá nhiều, nóng trong người, sức khỏe thể chất suy giảm hay sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Thông thường, nhiệt miệng được biểu hiện bằng các vết loét trên niêm mạc miệng. Nhưng đôi khi, nhiệt miệng cũng có thể xuất hiện những mụn nước ở niêm mạc miệng hay môi, vỡ ra và tạo thành vết loét gây đau rát.
Dị ứng son
Son là một sản phẩm làm đẹp hàng ngày không thể thiếu của các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu sử dụng loại son không hợp, son kém chất lượng hay hết hạn sử dụng, bạn sẽ dễ bị kích ứng và gây ra tình trạng bị nổi mụn nước ở mép môi. Thông thường, tình trạng dị ứng này chỉ kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần, nên bạn không cần quá lo lắng.
Viêm nhiễm do phun xăm môi
Viêm nhiễm do phun xăm môi ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và thẩm mỹ
Bên cạnh mỹ phẩm thì phun xăm môi cũng là điều mà nhiều chị em phụ nữ làm để tăng thêm vẻ đẹp. Tuy nhiên, xăm môi luôn tiềm ẩn các nguy cơ viêm nhiễm từ nặng đến nhẹ. Bạn có thể bị mọc mụn nước ở môi hoặc sưng tấy, biến dạng môi hay bội nhiễm. Điều này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt mà còn gây mất thẩm mỹ, tự tin.
Bệnh zona thần kinh
Là bệnh thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch như: HIV/AIDS, ung thư, người cao tuổi, người dùng thuốc ức chế miễn dịch…. Nguyên nhân gây bệnh là do virus varicella zoster gây nên, virus này tồn tại tiềm ẩn trong hệ thần kinh hàng chục năm, sau đó gây khởi phát bệnh. Khi mắc zona thần kinh, bệnh nhân sẽ xuất hiện các mụn nước to, chứa nhiều dịch.
Các mụn nước này có thể mọc rải rác, nhưng thường mọc thành từng dải theo hệ thống dây thần kinh. Cùng với các bọng nước, cơ thể người bệnh sẽ đau rát dữ dội, ngứa ngáy và có thể sốt nhẹ. Đây cũng là điểm phân biệt của Zona thần kinh với Herpes và các bệnh khác là thường không gây đau. Các bọng nước của zona thần kinh có thể tự xẹp xuống và biến mất, hoặc cũng có thể vỡ ra và để lại sẹo.
3. Cách chữa trị mọc mụn nước ở môi
Mọc mụn nước ở môi thường gây tâm lý lo lắng và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Sau đây, IVIE – Bác sĩ ơi xin chia sẻ một số cách trị mụn nước ở môi hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng theo:
Khám bác sĩ
Đầu tiên, bạn nên khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng của bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bản thân.
Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ
Thông thường, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sẽ kê cho bạn đơn thuốc uống và bôi. Các mỡ bôi, kem bôi trên da sẽ giúp giảm ngứa, giảm đau rát.
Mọc mụn nước ở môi tùy trường hợp mà bác sĩ có thể cho bạn đơn thuốc uống và bôi
Vệ sinh, chườm mát hàng ngày
Chườm khăn ướt mát hoặc chườm gạc tẩm nước muối để giảm cảm giác nóng rát, tấy đỏ.
Đối với các vết loét hay mụn nước trong miệng, bạn nên súc miệng hàng ngày bằng nước muối hoặc nước súc miệng sát khuẩn, giúp các vết loét sạch sẽ và lành thương tốt hơn.
Tránh thực phẩm cay nóng
Tránh các thực phẩm làm tăng đau rát hay làm nặng thêm tình trạng bệnh như: đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều tính acid….Tăng cường bổ sung các thực phẩm xanh, sạch như rau củ quả.
Mọc mụn nước ở môi cần tránh các thực phẩm cay nóng
4. Mọc mụn nước ở môi khi nào nên đi khám bác sĩ?
Thông thường, phần lớn các mụn nước ở môi thường tự khỏi trong 1-2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đặc biệt mà bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị triệt để, tránh để bệnh nặng thêm và gây nhiều biến chứng khác.
– Hệ miễn dịch bị suy yếu: Ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu như: người cao tuổi, ung thư, HIV/AIDS, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch…., hệ thống miễn dịch của họ rất yếu và nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
– Mụn rộp môi không có dấu hiệu hồi phục trong 2 tuần: Thông thường, mọc mụn nước ở môi thường tự khỏi sau 1-2 tuần, tuy nhiên, nếu những mụn nước đó kéo dài và không có dấu hiệu hồi phục sau 2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ để phát hiện tình trạng bệnh.
Mụn rộp môi không có dấu hiệu hồi phục trong 2 tuần cần đi khám bác sĩ để tìm hiểu tình trạng bệnh
– Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng: Mụn nước dày đặc, ngày càng nhiều, loét nhiều gây đau đớn, bỏng rát.
– Tình trạng rộp môi thường xuyên tái phát
– Mắt bị kích ứng do bệnh: Tình trạng mọc mụn nước ở môi có thể gây nên các biến chứng khó lường ở mắt như kích ứng, đau mắt, mờ mắt. Khi gặp tình trạng này, bạn cần đến ngay bác sĩ để kiểm tra.
IVIE – Bác sĩ ơi xin gợi ý một số địa chỉ khám da liễu mà bạn có thể tham khảo sau đây:
Tên Cơ sở y tế Địa chỉ Bệnh viện da liễu Trung ương 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện da liễu Hà Nội 79B Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội Khoa Da liễu, Bệnh viện Bạch Mai 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc 4 cơ sở tại Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Nội Bệnh viện E 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội Tổ hợp y tế MEDIPLUS 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
Giá khám da liễu khoảng từ 150,000đ – 300,000đ tùy từng bệnh viện, phòng khám, bạn có thể gọi tới tổng đài đặt khám 1900 3367 để được tư vấn hỗ trợ đặt khám tại cơ sở y tế gần nhất hoặc để lại thông tin bên dưới để được hỗ trợ.
1900 3367
Khám da liễu tại các bệnh viện, phòng khám uy tín để được điều trị đúng và hiệu quả
– Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và không phải chờ đợi lâu, bạn cũng có thể đặt lịch khám da liễu online trên app IVIE – Bác sĩ ơi một cách dễ dàng.
– Bác sĩ Trần Thị Thanh Nho: 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh lý da liễu, thẩm mỹ da;
– Bác sĩ Nguyễn Hải An: Tư vấn gần 2,000 lượt khám da liễu online;
– Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Duyên: Bệnh viện Nhi trung ương, tư vấn các bệnh lý da liễu cho trẻ em và người lớn, thực hiện hơn 3,000 lượt khám online;
– Cùng nhiều bác sĩ giỏi khác
Thông qua cuộc gọi trực tuyến, bác sĩ da liễu online có thể thăm khám cho bạn về tình trạng da, hỏi thăm về lối sống, sinh hoạt từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng điều trị phù hợp.
Tải ứng dụng IVIE – Bác sĩ ơi để đặt khám online với bác sĩ da liễu
Tải app
Khám online để được bác sĩ da liễu tư vấn tại nhà
5. Cách phòng ngừa mụn nước ở môi tái phát
Mụn nước ở môi là tình trạng dễ tái phát lại nhiều lần nếu không được điều trị triệt để. Sau đây, IVIE – Bác sĩ ơi xin chia sẻ một số cách phòng ngừa mụn nước ở môi tái phát:
– Không tiếp xúc quá gần với những người đang mọc mụn nước ở môi.
– Tránh các thực phẩm cay nóng, dễ kích ứng môi
– Không dùng chung đồ cá nhân như bàn chải, khăn mặt với người khác
– Vệ sinh cá nhân thường xuyên, giữ gìn làn da sạch sẽ
– Khám bác sĩ định kỳ để phát hiện tình trạng bệnh.
Mọc mụn nước ở môi với những thông tin IVIE – Bác sĩ ơi chia sẻ phía trên hy vọng đã giúp bạn có những thông tin bổ ích về bệnh, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa nhằm để nâng cao sức khỏe của mình. Một số dấu hiệu mọc mụn nước ở môi nguy hiểm bạn cần chú ý và thăm khám với bác sĩ để hiểu rõ tình trạng bệnh cũng như có hướng điều trị phù hợp.