Quan sát và tìm cách xử lý mụn mọc trong tai không đơn giản. Chưa kể trường hợp mụn sưng tấy, đau nhức vô cùng khó chịu. Nếu bạn rơi vào tình trạng này, hãy bỏ túi ngay những mẹo trị mụn dưới đây.
Mụn mọc ở tai đau nhức có bị sao không?
Nếu bạn bị nổi cục sưng trong tai, đau nhức thì đó có thể là mụn nhọt trong tai. Mụn nhọt thường xuất hiện dưới dạng một cục cứng đỏ trên da, mọc ở những vùng có nhiều lông và mồ hôi. Chắc hẳn bạn nghĩ rằng không có lông trong ống tai, nhưng thật sự là có. Lông trong tai cùng với ráy tai giúp ngăn cản bụi bẩn xâm nhập sâu vào màng nhĩ.
Đôi khi vết sưng mọc nằm sâu trong tai và khó nhìn thấy, nếu vết sưng lớn hơn hạt đậu và có chứa dịch bên trong thì có thể không phải là mụn nhọt.
Nếu soi gương mà thấy vết sưng thì nên chụp ảnh hoặc nhờ người khác xem chỗ sưng. Nếu vết sưng đỏ và có tâm màu trắng thì đây có thể là nhọt trong tai. Nếu bị nhọt trong tai, bạn sẽ cảm thấy đau nhức tai, đau hàm hoặc đau đầu. Đôi khi các vấn đề về thính giác có thể xảy ra khi nổi mụn trong ống tai do nhiễm trùng.
Nguyên nhân mọc mụn ở tai đau nhức
Mọc mụn ở tai đau nhức có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một vài nguyên nhân chủ yếu là:
- Sự xâm nhập của nấm, vi khuẩn vào trong tai.
- Vệ sinh tai hàng ngày không sạch sẽ khiến tuyến bã nhờn, tế bào lông, tế bào da chết tích tụ ở vành tai ngoài, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nổi mụn.
- Thay đổi nội tiết tố nổi mụn trứng cá, mụn bọc ở tai.
- Nhiễm trùng tai khiến ống tai bị viêm nhiễm, hình thành nhiều mụn mủ gây đau nhức.
- Xỏ lỗ tai ở những vị trí trong tai hoặc ở vùng sụn dễ nhiễm trùng và gây mụn nếu không được xử lý đúng cách. Thậm chí, có những trường hợp da bị lở loét chảy nước gây đau đớn dữ dội.
- Đeo tai nghe bẩn lâu ngày không vệ sinh dẫn đến chất bẩn và tế bào chết tích tụ trong tai kết hợp với sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài bám vào tai nghe gây mụn tai.
Một số nguyên nhân khác: Dị ứng mỹ phẩm trong ống tai, dầu nhờn ở mang tai, đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ che nắng lâu, căng thẳng,…
Mụn mọc ở tai đau nhức có nguy hiểm không?
Mụn mọc ở tai đau nhức xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ở nhiều vị trí khác trong tai vì nhiều nguyen nhân. Nếu mụn không quá to, không quá đau hoặc lan nhanh thì thường không quá nguy hiểm và không có gì đáng lo ngại.
Nếu bị mọc mụn ở tai đau nhức cần làm gì?
Điều không nên làm
Khi bị mụn mọc trong tai, nhiều người có thói quen chạm hay nặn, chích vào mụn gây vỡ mụn. Điều này hoàn toàn không tốt, vì mụn mọc trong tai thường chứa vi khuẩn. Điều này vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn lây lan và có thể di chuyển vào sâu trong tai và khiến mụn viêm nhiều hơn. Ngoài ra, một vùng da bị tổn thương lớn do trị mụn trong tại không đúng cách có thể để lại sẹo khó hồi phục.
Điều nên làm
Qua những thông tin trên có thể thấy mụn mọc ở tai đau nhức do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, để đảm bảo điều trị mụn an toàn và hiệu quả, cần xác định rõ nguyên nhân gây mụn. Mặt khác, hầu hết các loại mụn ở tai đều chứa vi khuẩn, vì vậy điều quan trọng là bạn phải giữ cho vùng da quanh mụn sạch sẽ.
Ngay khi phát hiện mụn mọc trong tai, hãy chườm ấm bằng cách sử dụng miếng gạc hoặc bông ráy tai để làm mềm nốt mụn. Sự xuất hiện của hơi nóng có thể khiến mủ trong mụn mềm ra, trồi lên bề mặt da rồi tự thoát ra ngoài.
Nếu mụn vỡ ra dưới tác động của việc chườm ấm, bạn hãy dùng bông sạch thấm cồn sát khuẩn để làm sạch mụn, ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang các vùng da xung quanh. Lưu ý khi chườm ấm trị mụn phải đảm bảo vật dụng chườm ấm sạch sẽ, tránh tạo môi trường thuận lợi cho bệnh viêm tai ngoài phát triển.
Nếu bạn đã thực hiện cách trên mà không hiệu quả hoặc đang mắc phải các tình trạng sau thì nên đi khám bác sĩ để có hướng xử lý hiệu quả hơn.
Khi điều trị mụn mọc ở tai đau nhức, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp như:
- Sử dụng thuốc bôi có gốc vitamin A phổ biến là tretinoin.
- Benzoyl peroxide dành cho mụn trứng cá vừa phải, không sử dụng gần màng nhầy hoặc vết thương hở.
- Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị sự phát triển của vi khuẩn liên quan đến mụn trứng cá.
- Sử dụng thuốc toàn thân gốc vitamin A trong điều trị mụn nang nặng. Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, vì thuốc có nhiều tác dụng phụ.
Các tổn thương liên quan đến mụn trong tai chủ yếu là mụn trứng cá, nếu các tổn thương nặng và đau thì sẽ điều trị đầu tiên bằng thuốc chống viêm không steroid. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng thuốc theo đơn nếu các phương án trên không hiệu quả. Đối với mụn mủ, nếu cần thiết bác sĩ sẽ thực hiện rạch đường dẫn lưu mủ ra bên ngoài.
Bất kỳ phương pháp điều trị mụn ở tai nào cũng tiềm ẩn tác dụng phụ. Chẳng hạn như dùng thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của biện pháp ngừa thai nội tiết tố. Dùng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid hoặc hợp chất vitamin A có thể làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời,…
Không phải tất cả các trường hợp mụn ở tai đều cần điều trị vì có trường hợp tự lành mà không cần can thiệp. Hầu hết các trường hợp mụn ở tai đều trở nên nghiêm trọng nếu điều trị không đúng cách. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ này, điều tốt nhất khi bị mụn ở tai là cần giữ vệ sinh tai sạch sẽ, không tự chọc ngoáy, làm vỡ mụn mà nên đến bác sĩ kiểm tra để được hướng dẫn điều trị an toàn.
Mọc mụn ở tai đau nhức có thể tự lành. Hãy đảm bảo tai luôn sạch sẽ và cố gắng không chạm hoặc nặn mụn. Nếu mụn nhọt gây đau dữ dội cùng với các triệu chứng khác kéo dài khoảng 2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ. Từ đó xác định hướng điều trị phù hợp. Hy vọng bài viết viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.