Môi sưng tấy có thể là do chấn thương mô, viêm nhiễm, thương tích, tiêu thụ muối quá mức. Hoặc cũng có thể là một triệu chứng của sốc phản vệ và một số bệnh khác.
Nguyên nhân sưng môi
Nhọt và mụn trứng cá: Nhiều người bị sưng môi khi có mụn trứng cá hoặc nhọt trên da mặt. Nhất là khi mụn trứng cá bị bội nhiễm sưng đỏ và đau.
Dị ứng là một nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng môi. Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch có phản ứng quá mức hoặc bất thường đối với chất gây dị ứng. Những chất gây dị ứng có trong thực phẩm phổ biến nhất là hải sản, đậu phộng, sữa bò, đậu nành, các sản phẩm từ sữa, lúa mì và các chất phụ gia đặc biệt. Các chất dị ứng xâm nhập vào cơ thể kích thích cơ thể giải phóng chất histamin, dẫn đến làm môi sưng lên. Phản ứng dị ứng cũng có thể là do các loại thuốc nhất định, phơi nhiễm với chất bẩn dính ở dao cạo râu, côn trùng, bụi phấn hoa, nọc độc côn trùng hoặc do ong đốt.
Sưng môi do côn trùng cắn, đốt.
Viêm mô tế bào có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực nào của da mặt, bao gồm môi gây ra sưng môi.
Tình trạng thiếu ôxy máu có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ, côn trùng cắn và phản ứng dị ứng. Tình trạng thiếu ôxy thậm chí có thể là do thực phẩm bạn ăn trước khi
đi ngủ, nếu bạn không có bất kỳ vết loét hoặc trầy xước trên da mặt trước đó. Những người có tình trạng này sẽ thường xuyên bị môi sưng lên khi sáng ngủ dậy.
Bệnh herpes miệng do virus herpes simplex. Không chỉ bị sưng môi, người bệnh còn có vết loét lạnh ở các góc của miệng hoặc môi.
Tư thế ngủ cũng ảnh hưởng đến môi sưng lên. Nếu ngủ ở tư thế gây áp lực cho môi khiến môi của bị sẽ sưng lên khi thức dậy.
Cháy nắng: Giống như bất kỳ phần khác của cơ thể, đôi môi cũng có thể bị cháy nắng. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức có thể gây môi sưng và cảm giác rất đau đớn. Cháy nắng thậm chí có thể dẫn đến ung thư môi. Hầu hết các trường hợp, môi sưng nề do bị cháy nắng tự lành trong vòng vài ngày, có thể dưỡng ẩm môi và dùng các chế phẩm ngăn ngừa lột da.
Chấn thương hoặc phẫu thuật cũng có thể khiến bạn bị sưng môi. Bao gồm phẫu thuật môi, xỏ lỗ trên môi, thủ thuật nha khoa, cắn môi, hôn, bị đánh, thức ăn nóng, chấn thương răng.
Tiêu thụ quá nhiều rượu có thể làm cho các mô cơ thể sưng lên, kể cả môi. Hơn nữa, một số người có thể bị dị ứng với rượu; chỉ cần uống một vài giọt rượu có thể dẫn đến cảm giác ngứa ran và sưng môi.
Xử trí thế nào?
Can thiệp y tế: Các phương pháp điều trị nên dựa trên các nguyên nhân cơ bản.Trường hợp bị sưng môi do dị ứng, dùng thuốc kháng histamin; sưng môi do viêm dùng thuốc chống viêm như corticosteroid; sưng do nhiễm virut hoặc vi khuẩn dùng thuốc kháng virut hoặc kháng khuẩn. Đặc biệt trong trường hợp quá mẫn cấp, cần cấp cứu y tế ngay.
Các biện pháp tự nhiên cũng giúp giảm sưng môi hiệu quả.
Áp lạnh: Ngay lập tức, nên sử dụng túi đông lạnh hoặc khăn lau, giấy gói các khối đá vào, nhẹ nhàng áp vào môi trong khoảng 10 phút. Không áp trực tiếp đá lạnh lên da hoặc môi.
Sử dụng gel lô hội tươi, xoa nhẹ nhàng lên môi. Lặp lại 2-3 lần mỗi ngày. Tác dụng làm chống viêm và giảm cảm giác nóng bỏng và sưng môi. Nếu sưng môi do phản ứng dị ứng hoặc côn trùng cắn thì lô hội là lựa chọn lý tưởng.
Đặt một túi trà đen trong một ít nước nóng khoảng 10 phút, bỏ túi trà và để nguội dung dịch. Áp dung dịch vào môi bị sưng trong 10 phút. Lặp lại nhiều lần mỗi ngày. Chất tannin trong trà đen làm se giúp giảm sưng môi.
Nhúng một miếng bông nhỏ vào mật ong, xoa nhẹ lên môi, sau 20 phút rửa lại bằng nước lạnh, làm 2-3 lần mỗi ngày. Tính chất kháng khuẩn và chữa bệnh tự nhiên của mật ong sẽ giúp giảm sưng môi. Mật ong cũng giúp giữ ẩm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giảm viêm và đau cho môi.
Bôi kem nghệ lên môi, để khô và sau đó làm sạch môi bằng nước ấm. Lặp lại 2-3 lần một ngày giúp giảm sưng và đau cho môi khá hiệu quả, do tính chất sát nghệ có tính chất sát khuẩn.
Baking soda: là phương pháp lý tưởng chữa môi sưng do côn trùng cắn và do phản ứng dị ứng. Pha dung dịch 3 thìa cà phê baking soda và 1 thìa cà phê nước, bôi lên môi và rửa bằng nước lạnh sau vài phút. Lặp lại nhiều lần mỗi ngày. Baking soda làm giảm đau và viêm rất tốt.