Nếu bạn đang nuôi một chú cún, và bỗng nhiên thấy nó có một số dấu hiệu bất thường thì hãy theo dõi những thông tin dưới đây để tìm hiểu về giai đoạn động dục của chó.
Mùa giao phối của chó là gì?
Mùa giao phối của chó hay còn được gọi là mùa động dục hay mùa sinh sản của chó. Quá trình này diễn ra theo chu kỳ khi chó bước vào độ tuổi sinh sản. Mỗi chú chó có những đặc điểm và sự thay đổi không giống nhau khi đến mùa sinh sản. Do đó chủ nuôi cần lưu ý những thay đổi nhỏ nhất từ tâm sinh lý và thể chất của các bạn cún cưng nhà mình để có thể chuẩn bị đón chào những chú cún con khỏe mạnh và xinh xắn.
Mùa giao phối của chó đực
Mùa giao phối của chó đực, hay còn gọi là mùa động dục thường là giai đoạn chú cún bắt đầu bước vào giai đoạn sinh sản. Trong thời điểm này, chú chó đực của bạn sẽ biểu hiện ra khá nhiều những thay đổi về thể chất, tâm lý, thái độ và hành vi do sự tăng mạnh các hóc môn testosterone trong cơ thể.
Mùa giao phối của chó đực
Những anh chàng chó bước vào mùa giao phối thay đổi rõ rệt về thể chất: Như khung xương phát triển nhanh hơn, những bó cơ trở nên chắc khỏe. Ngoài ra, chúng cũng bộc lộ những hành động khác lạ như tỏ ra mạnh mẽ hơn, thích phô trương và khoe mẽ hơn. Tính “đàn ông” của những chú chó đực trong giai đoạn này biểu hiện qua thái độ quyết đoán, hung hăng, và đôi lúc có phần hơi quá quá đà để thu hút chó cái. Tuy nhiên, không phải thời điểm động dục của con chó đực nào cũng giống nhau, tùy hình dáng, kích thước và giống loài mà mỗi con chó có một thời điểm giao phối khác nhau. Những chú chó giống nhỏ, tầm vóc bé sẽ bước vào thời điểm giao phối khi chúng bước vào tháng tuổi thứ 5 đến tháng tuổi thứ 10. Thời điểm này lại diễn ra muộn hơn đối với những con chó có thể chất lớn, thường là vào khoảng 12 tháng tuổi.
Dấu hiệu nhận biết mùa giao phối của chó đực
Thay đổi hành vi
Khi bước vào mùa giao phối, cơ thể chó đực tiếp nhận sự thay đổi hóc môn lớn trong cơ thể. Vì vậy, chú chó của bạn có thể xuất hiện sự hưng phấn, kích thích khi gặp những chú chó cái.
Đánh dấu lãnh thổ cũng là dấu hiệu chó đực đến mùa động dục
Còn nếu chó đực không được gặp chó cái, nó sẽ có những biểu hiện rõ rệt về sự thay đổi tâm trạng như bồn chồn, lo lắng, cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Trong giai đoạn này, chó đực cũng có thể trở nên hung hãn và thiếu kiềm chế hơn bình thường. Bạn cần quan tâm và tìm hiểu nguyên nhân của chúng kỹ càng hơn. Nhiều chú chó đực mới bước vào thời kỳ tìm bạn tình, chúng có những hành động cực kỳ quặc như ôm chân chủ nhân, ôm gối hoặc thú nhồi bông của chúng. Ban đầu, nhiều người chủ chưa có kinh nghiệm dễ nhầm tưởng đó là việc chúng thể hiện thái độ yêu quý, nhưng không phải, đó là chúng đang thể hiện chúng cần có bạn tình đó.
Thông qua chó cái
Một cách nhận biết dấu hiệu động dục của chó đực nữa là bạn để ý những hành động của chúng khi tiếp xúc gần với chó cái.
Vào mùa sinh sản, chó đực thường thích được quấn quýt với chó cái
Khi tiếp xúc với chó cái, chú chó đực sẽ tỏ ra gần gũi, vui vẻ và quấn quýt. Tuy nhiên, chúng sẽ tỏ ra hung dữ, gầm gừ, thậm chí là xô xát với những bạn chó đực khác để cạnh tranh quyền được giao phối với chó cái.
Thay đổi về cơ thể
Các bó cơ của chó đực trong giai đoạn này phát triển rõ rệt, chúng có phần tăng cân, tăng số đo so với giai đoạn trước đó. Phần đầu và mõm chúng cũng tạo những đường nét góc cạnh hơn. Phần lớn khi bước vào mùa giao phối, chó đực xảy ra tình trạng dư thừa tinh dịch bất kể lúc nào. Dấu hiệu này được xem là phổ biến nhất dể dự đoán về mùa giao phối của chó đực.
Mùa giao phối của chó cái
Cũng như chó đực, chó cái cũng có mùa giao phối của nó và đương nhiên là cũng có những biểu hiện để người chủ dễ dàng nhận biết. Bước vào độ tuổi sinh sản từ 9 đến 11 tháng tuổi, chó cái sẽ có những biểu hiện động dục rõ rệt. Thời điểm này kéo dài từ 9 đến 14 ngày, thậm chí là 20 ngày. Mùa động dục của chó cái thường diễn ra vào 2 mùa Đông Xuân và Hè Thu.
Chó cái cũng trở nên đỏm dáng hơn khi bước vào mùa sinh sản
Dấu hiệu nhận biết mùa động dục của chó cái
Thay đổi hành vi
Những cô nàng chó cũng thay đổi tâm lý, thể chất khi bước vào mùa tìm bạn tình. Chúng trở nên nhạy cảm hơn, dễ kích động hơn và tỏ ra kén ăn hơn bình thường. Ngoài ra, chó cái trong giai đoạn này cũng bị rối loạn những phản xạ có điều kiện do hiện tượng ức chế gia tăng.
Thay đổi cơ thể
Khi bước vào mùa động dục, núm vú và bộ phận sinh dục của chó có dấu hiệu mẩy lên. Âm hộ của chó cái có dịch nhờ tiết ra và sưng to dần lên. Nếu thấy có vài giọt máu thì đó là giai đoạn chó cái chuẩn bị có hành kinh.
>>> Xem thêm: Lịch tiêm phòng cho chó chuẩn nhất từ bác sĩ
Mấy ngày đầu hành kinh, chỉ xuất hiện vài giọt máu, và với bản năng, chúng sẽ tự liếm sạch đi. Nhưng cũng không tránh khỏi việc vấy bẩn khi máu ra nhiều hơn, nên chủ nhân của chúng cần chuẩn bị những tấm vải có chất liệu thấm hút tốt ở chỗ ngủ của chúng để đảm bảo vệ sinh và cảm giác thoải mái. Sau đó, từ 7-12 ngày, chúng sẽ ngừng ra máu. Dịch từ âm đạo tiết ra có mùi đặc trưng để thu hút những chàng chó đực ở bán kính lên tới 3km. Từ ngày thứ 9 đến 12, chó có thể giao phối.
Các phương pháp phối giống cho chó
Hiện nay, có khá nhiều các phương pháp phối giống cho chó mà các chuyên gia thú y nghiên cứu dựa trên khoa học. Các phương pháp phối giống chó dựa trên nhu cầu khác nhau của những người chủ nhân.
Phương pháp phối giống cho chó huyến thống gần và cùng loài với nhau
Với phương pháp phối giống này có thể lai tạp và chọn ra được những gen tốt từ những chú chó cùng loài, cùng huyết thống.
Chính vì thế, những chú chó được sinh ra từ phương pháp cùng huyết thống và cùng loài với nhau thường có sức khỏe tốt và không bị ảnh hưởng từ những căn bệnh di truyền. Nhưng, điểm trừ của phương pháp này là có nguy cơ phát sinh lỗi cao hơn so với các phương pháp khác.
Phương pháp phối giống cho chó cùng loài với nhau nhưng không cùng huyết thống
Phương pháp này được cho là cách tốt nhất để chọn ra nhưng đặc điểm tốt nhất trong quá trình nhân giống. Những chú chó con được sinh ra từ phương pháp này thường mang trong mình những ưu điểm về hính dáng, thể chất và tính cách. Chính vì thế, phương pháp này được nhiều người áp dụng. Cụ thể trong quá trình phối giống, cả chó bố và chó mẹ sẽ đóng vai trò ngang bằng nhau. Và khi sinh ra, chó con sẽ nhận được cả gen của bố và của mẹ. Và những chú chó con cũng có quỹ gen phong phú và có khả năng miễn dịch cực tốt.
Phương pháp phối giống cho chó có huyết thống gần
Phương pháp phối giống cho chó cận huyết thống cần được các chuyên gia thú y tiến hành thực hiện. Phối giống theo phương pháp này sẽ hỗ trợ cho việc sinh ra những chú chó có điểm của giống loài nhưng đặc tính nổi trội hơn cả. Vì thế, chó con được sinh ra từ phương pháp phối giống cận huyết có khả năng thuần chủng cao.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể làm giảm đáng kể tính đa dạng của gen. Bên cạnh đó, những chú chó con cũng sẽ có hệ miễn dịch khá kém và có khả năng là kém hơn cả thế hệ trước.Trường hợp xấu hơn, nếu những chú chó con được sinh ra mang những loại gen đồng lặn có thể sẽ có sức khỏe rất yếu và khó để sinh sống và phát triển. Do đó, phương pháp này thường không mang lại tỷ lệ sống sót của chó con được sinh ra cao như hai phương pháp kể trên.
Lưu ý khi cho chó giao phối
Một điều thú vị là chó đực sẽ cảm thấy căng thẳng, nhạy cảm hơn chó cái trong mùa giao phối. Nên để tỉ lệ phối thành công thì bạn nên để chó đực được giao phối tại “sân nhà”. Chó cái nên được đưa tới nhà của của chó đực. Thời điểm giao phối cũng là điều quyết định việc phối giống có thành công hay không. Hầu hết chó cái có thời gian phối giống tốt nhất là giữa ngày động dục thứ 10 và 14.
Tuy nhiên, một số chú chó cái sẽ rụng trứng sớm (vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 của chu kỳ) hoặc muộn (muộn nhất là vào ngày thứ 18). Để chắc chắn nhất, Dogcatfamily.net khuyên bạn việc xét nghiệm tế bào âm đạo hoặc tế bào máu sẽ xác định được chính xác thời điểm vàng để 2 chú chó có thể giao phối thành công.
Việc chăm sóc chó mèo trở nên thú vị và dễ dàng hơn bao giờ hết khi bạn follow chúng tôi thường xuyên, hãy cập nhật những tin tức mới nhất hàng ngày và để lại ý kiến vào hộp thư để chúng tôi hoàn thiện mỗi ngày nhé!
Chúc bạn sẽ sớm có đàn chó con khỏe mạnh và đáng yêu!