Mụn nhọt ở mông: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mụn nhọt là một loại nhiễm trùng da do vi khuẩn. Một trong những vị trí thường xuất hiện mụn nhọt là mông. Tùy theo mức độ nặng của mụn nhọt mà bạn có thể tự chăm sóc tại nhà hoặc cần đến các cơ sở y tế. Mụn nhọt đôi khi cũng để lại các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu về mụn nhọt ở mông qua bài viết sau của Bác sĩ Da liễu Nguyễn Thị Thảo!

Nguyên nhân gây mụn nhọt ở mông

Nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của mụn nhọt ở mông. Staphylococcus aureus thường là tác nhân dẫn đến mụn nhọt. Chúng thường sống trên da hoặc bên trong mũi.1

Các nếp gấp trên da là vị trí thường xuyên xuất hiện mụn nhọt. Những vùng cơ thể có lông, đổ mồ hôi hay bị cọ sát cũng rất dễ nổi mụn nhọt.

Mụn nhọt ở mông là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn

Một số yếu tố có thể khiến một người dễ bị mụn nhọt bao gồm:

  • Tiếp xúc với người bị mụn nhọt: MRSA và các vi khuẩn kháng thuốc khác có thể truyền từ người này sang người khác. Điều này rất dễ xảy ra trong bệnh viện, viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác, nơi có nhiều người bị bệnh.
  • Đã từng xuất hiện nhọt trước đây: Mụn nhọt xuất hiện trở lại là điều rất bình thường. Nhọt tái phát từ 3 lần trở lên trong vòng 12 tháng. Nhọt tái phát phổ biến nhất là do vi khuẩn MRSA gây ra.
  • Bệnh chàm, bệnh vẩy nến: Điều này cho phép vi khuẩn xâm nhập vào các mô da sâu hơn.

Bên cạch đó việc mắc bệnh hoặc có một số yếu tố lối sống dưới đây cũng làm gia tăng nguy cơ nổi mụn nhọt:1

  • Bệnh thận.
  • Đái tháo đường.
  • Vệ sinh cá nhân kém.
  • Béo phì.
  • HIV và các tình trạng suy giảm miễn dịch khác.

Cách nhận biết mụn nhọt ở mông

Mụn nhọt ở mông là một cục u nổi lên và có thể kèm theo những biểu hiện sau:2

  • Vùng da xung quanh trở nên đỏ.
  • Sưng lên.
  • Mềm.
  • Đau đớn.
  • Nhiệt độ cao hơn ở vùng da bị nhọt.
  • Xuất hiện đầy mủ.

Nhọt thường xuất hiện ban đầu bằng một vết sưng nhỏ, chắc, có kích thước bằng hạt đậu.

Theo thời gian, chúng có thể phát triển về kích thước và trở nên mềm hơn, thường có đầu màu vàng hoặc trắng, rỉ mủ hoặc chất lỏng trong suốt. Mụn nhọt có thể phát triển to bằng quả bóng gôn hoặc thậm chí lớn hơn.

Mụn nhọt ở mông là tình trạng một cục u nổi lên và có thể kèm theo vùng da xung quanh nổi đỏ

Cách điều trị mụn nhọt ở mông

Các biện pháp khắc phục tại nhà1

  1. Chườm ấm bằng cách ngâm một miếng vải hoặc gạc sạch vào nước nóng.
  2. Đắp miếng gạc lên vùng bị ảnh hưởng trong 10 đến 15 phút, khoảng 3 hoặc 4 lần một ngày, cho đến khi mủ chảy ra.
  3. Bạn có thể sử dụng dùng ibuprofen hoặc acetaminophen nếu nhọt quá đau.
  4. Giữ khu vực sạch sẽ. Tránh chạm hoặc cọ xát nó.
  5. Nếu nhọt vỡ ra, hãy băng hoặc gạc để ngăn vi khuẩn lây lan.

Nhọt do MRSA có thể cần điều trị lâu hơn và cần điều trị với kháng sinh.

Mọi người cũng nên tránh chích hoặc cố gắng nặn mụn nhọt tại nhà, vì điều này có thể khiến nó bị viêm nhiều hơn và làm tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn.

Điều trị tại cơ sở y tế1

Trong một số trường hợp, nhọt lớn không tự khỏi thì cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Một quy trình thông thường khi xử lý mụn nhọt ở mông bao gồm:

  • Sát khuẩn vùng da bị nhọt.
  • Rạch và dẫn lưu nhọt.
  • Rửa sạch mủ trong nhọt bằng nước muối vô trùng.
  • Băng lại bằng gạc sạch.

Thuốc uống và thuốc bôi1

Thuốc uống và thuốc bôi để ngăn ngừa mụn nhọt ở mông xuất hiện hoặc lan rộng, tùy theo tính chất và mức độ nặng của bạn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Chúng bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh uống và bôi.
  • Thuốc sát trùng tại chỗ.
  • Xà phòng diệt khuẩn.
  • Nước rửa tay diệt khuẩn.
Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ để điều trị tình trạng mụn ở mông

Các biến chứng có thể xảy ra

Nếu không được điều trị kịp thời, bạn có thể có biến chứng do mụn nhọt ở mông. Các biến chứng này chủ yếu là do nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Các biến chứng có thể bao gồm:1

  • Sẹo nghiêm trọng.
  • Một cụm nhọt xuất hiện.
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Viêm mô tế bào: Là tình trạng viêm da và mô mềm xung quanh.
  • Viêm nội tâm mạc: Là tình trạng viêm của tim.
  • Viêm tủy xương.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ

Nếu nổi mụn ở mông, bạn cần theo dõi chặt chẽ để đảm bảo rằng nó không phát triển lớn hơn. Nếu mụn nhọt phát triển hoặc khiến việc ngồi quá đau, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Đa phần nhọt sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu nhọt kéo dài hơn một tuần, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn. Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:2

  • Nếu mụn nhọt phát triển trên mặt, cổ họng, cổ hoặc cột sống.
  • Nếu sốt kèm theo.
  • Nếu nhọt rất đau và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Lời khuyên cho bạn

Để giảm nguy cơ để lại biến chứng và tránh tái phát mụn nhọt ở mông. Việc thay đổi lối sống là rất cần thiết.1 3

  • Không tự ý nặn nhọt hay chạm tay thường xuyên vào nhọt.
  • Giặt riêng quần áo và khăn tắm để tránh lây nhiễm.
  • Thay ga trải giường thường xuyên.
  • Tắm thường xuyên.
  • Giữ nhà sạch sẽ.
  • Giảm cân để giảm nếp gấp da.
  • Tránh tập thể dục, bơi lội và tiếp xúc với các môn thể thao trong khi nhọt của bạn đang lành để tránh làm tình trạng nặng thêm hoặc lây nhiễm cho người khác.
  • Tránh hút thuốc lá.
  • Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh.

Nhọt có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên da. Mụn nhọt ở mông có thể gây đau đớn khi ngồi, khi đi và các hoạt động hàng ngày khác của bạn. Mặc dù chúng rất khó chịu, nhưng nhọt thường không nguy hiểm đến tính mạng và thường tự biến mất sau vài tuần. Mong rằng những nội dung do Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo đã chia sẻ sẽ có ích cho bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *