Nếu có người hỏi bạn Ngày con nước là ngày gì thì chắc chắn bạn không biết đó là ngày gì, ý nghĩa của ngày con nước như thế nào? Hay cách tính ngày con nước ra sao? Tất cả sẽ được khampha.vn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây
Ngày con nước là ngày gì?
Ngày con nước còn được gọi là ngày Nguyệt Kỵ là những ngày nước dâng cao nhất trong tháng. Ngày này được tính toán dựa trên sự lên xuống của dòng nước trong một tháng.
Theo quan điểm dân gian truyền thống, ngày con nước là những ngày không may và cần hạn chế thực hiện các công việc quan trọng vào những ngày này. Từ đó có câu ca dao ra đời, truyền lại qua bao thế hệ:
Dù ai buôn bán trăm nghề Phải ngày con nước đi về tay không Dù ai giao hợp vợ chồng Phải ngày con nước khó lòng nuôi con
Thực tế, ngày con nước chính là việc tính ngày dựa trên hiện tượng thủy triều nước lên xuống, liên quan đến lực hấp dẫn của Mặt Trăng và lực ly tâm gây ra.
Xem ngay: Ngày Hoàng Đạo Là Ngày Gì? Cách Tính Ngày Hoàng Đạo Chuẩn 100%
Nguồn gốc của ngày con nước
Theo quan niệm dân gian, nhân dân ta dựa vào những quan sát và hiện tượng thực tế từ năm này qua năm khác để phục vụ cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi và chăm lo đời sống sản xuất. Vào những ngày con nước lên sẽ theo nước biển mặn, mạnh làm hoa màu bị cuốn trôi, nhẹ thì làm hoa màu ngập úng, héo úa.
Với những người đánh bắt thủy hải sản, ngày con nước làm ảnh hưởng đến quyết định tàu thuyền ra khơi, cuộc sống của ngư dân trên thuyền. Quá trình hình thành quan niệm này không dính dáng hay chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nào, mà nó được bắt nguồn từ kinh nghiệm của người nông dân xưa.
Theo góc độ khoa học, ngày con nước thực chất là hiện tượng thủy triều. Trái Đất và Mặt Trăng có lực tác động với nhau, từ đó sinh ra hiện tượng thủy triều. Theo các nghiên cứu khoa học, khi trời tối, Mặt Trăng mọc thì thủy triều dâng lên. Lý do là vì Mặt Trăng đã tác động một lực hấp dẫn khá mạnh lên Trái Đất.
Qua nhiều năm nghiên cứu, lịch âm phương Đông đã khám phá ra được thủy triều dâng lên, rút xuống hàng ngày theo một quy luật và chu kỳ nhất định, dưới sự tác động trực tiếp từ độ sáng tối của Mặt Trăng
Trong lịch âm:
- Ngày mùng 1 âm lịch là ngày Sóc. Vào ngày này Mặt Trăng bị che khuất, tối nhất. Đến ngày mùng 5, trăng mới bắt đầu sáng dần.
- Ngày rằm 15 là ngày Vọng, thì ngày 14 sẽ đánh dấu mốc lực tác động của Mặt Trăng lên Trái Đất mạnh nhất. (Trong lịch âm có một quy luật +14 dùng để chứng minh cho ảnh hưởng của Mặt Trăng đến Trái Đất. Vì 14 ngày là 1 chu kỳ tròn dần hay mỏng dần của Mặt Trăng).
- Ngày 23 hàng tháng là thời điểm Mặt Trăng khuất dần, chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo.
Như vậy, dưới tác động của Mặt trăng, thủy triều lên xuống, dâng rút theo chu kỳ mang tính quy luật và có thể dựa vào lịch âm để theo dõi.
Ngày con nước có ý nghĩa gì?
Ngày con nước luôn được nhân dân Việt Nam coi là những ngày không may, không nên thực hiện các sự kiện quan trọng như cưới hỏi, kết hôn, khai trương, nhậm chức, hoặc ký hợp đồng. Bởi vì, trong những ngày mà mực nước biển thay đổi, có thể mang đem theo điềm báo không may và rủi ro.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và trồng trọt, ngày con nước lại là tín hiệu giúp người dân biết thời điểm nước lên, xuống để phục vụ cho tưới tiêu, chăm lo sản xuất. Còn đối với những người sống ở khu vực ven biển thì ngày con nước có ý nghĩa quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học ngày nay đã chứng minh, ngày con nước vốn chỉ là một hiện tượng được kết hợp giữa lực ly tâm trên Trái Đất và lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác động vào nước biển, khiến con nước lên xuống theo chu kỳ.
Tham khảo thêm: Ngày Trùng Phục Là Ngày Gì? Cách Tính Ngày Trùng Phục Từ A – Z
Hướng dẫn cách tính ngày con nước chính xác
Ngày con nước được tính dựa trên sự lên xuống của thủy triều dưới tác động của Mặt trăng lên Trái Đất và vận dụng theo lịch âm. Một năm 12 tháng sẽ có các ngày con nước sẽ xuất hiện như sau:
- Tháng 1, tháng 7: ngày con nước mùng 5, 19
- Tháng 2, tháng 8 : ngày con nước mùng 3 ,17, 29
- Tháng 3, tháng 9 : ngày con nước ngày 13, 27
- Tháng 4, tháng 10: ngày con nước ngày 11, 25
- Tháng 5, tháng 11: ngày con nước mùng 9, 23
- Tháng 6, tháng 12: ngày con nước mùng 7, 21
Đây là bảng lịch được ngư dân (vùng biển miền Trung) áp dụng từ xưa đến nay. Vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch có sự thiếu – đủ khác nhau, nên có thêm – bớt một ngày là ngày 29.
Dựa theo các ngày con nước ở trên, ta có thể suy ra cách tính ngày con nước như sau:
- Lấy 364 ngày của một năm chia cho 14 được 26.
- Bằng cách diễn giải ở trên cho thấy: cứ 6 tháng sau sẽ lặp lại như vậy : 1 +6 = 7; 2 +6 = 8……
- Các ngày con nước toàn ngày lẻ : Ở cột ngày đầu tháng : 3,5,7,9,11,13 và cột ngày cuối tháng 17, 19, 21, 23, 25, 27 và 29. Không có ngày 1 và 15 là những ngày Sóc Vọng.
Bên trên chính là toàn bộ thông tin về ngày con nước là ngày gì mà chúng tôi đã tổng hợp chi tiết phía trên có thể giúp các bạn biết cách tính ngày con nước để hạn chế thực hiện các công việc trong đại như cưới hỏi, khai trương, động thổ,…để tránh khỏi những điều không may mắn