Một trong những món ăn sáng phổ biến hiện nay là ngô nếp. Sở dĩ, ngô nếp được nhiều người yêu thích bởi độ thơm, dẻo và được chế biến với nhiều cách mang tới những hương vị riêng biệt. Tuy nhiên, ít ai biết chính xác ngô nếp bao nhiêu calo? Ăn ngô nếp như thế nào để không tăng cân? Trong bài viết dưới đây, Bestme sẽ giúp bạn trả lời cho những thắc mắc trên.
1. Một bắp ngô nếp bao nhiêu calo?
Ngô nếp có hạt trắng, thơm dẻo với trọng lượng khoảng 160g và phần ngô chiếm khoảng 100g. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g ngô tương đương với 177 calo. Lượng calo có thể dao động tuỳ theo kích thước của bắp ngô. Như vậy, có thể so sánh calo của một bắp ngô nếp bằng với 1 bát cơm trắng.
So với ngô ngọt, ngô nếp có calo cao hơn do chứa nhiều đường và tinh bột hơn. Trong một bắp ngô ngọt 100gr lượng calo chỉ khoảng 88 calo. Điều này là do ngô nếp khi chín chứa một loại tinh bột là amylopectin tạo độ dẻo cho hạt ngô và đồng thời làm tăng lượng calo của loại thực phẩm này.
Bạn có thể dễ dàng phân biệt 2 loại ngô này nhờ vẻ bề ngoài rất khác biệt. Ngô ngọt thường có hạt vàng và to hơn so với ngô nếp. Mỗi loại đều mang lại những giá trị dinh dưỡng và hương vị riêng biệt.
2. Các thành phần dinh dưỡng trong ngô nếp
Ngô nếp không chỉ là một loại thực phẩm ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều thành phần có lợi cho cơ thể. Theo Viện Dinh dưỡng, trong 100g ngô nếp chứa các dưỡng chất:
- Nước: 59g
- Protein: 3.9g
- Lipid: 2.2g
- Glucid: 32.9g
- Celuloza: 1.2g
- Tro: 0.8g
- Canxi: 18mg
- Sắt: 0.80mg
Như vậy, có thể thấy hàm lượng carbohydrate trong ngô nếp khá cao, chủ yếu từ tinh bột. Đây là năng lượng chính trong bắp ngô. Đồng thời, lượng chất xơ cũng chiếm từ 9-15%.
Ngoài ra, trong thành phần của ngô còn chứa các loại vitamin như vitamin B1, B3, B6 và các khoáng chất như mangan, phốt pho đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá protein, chất béo, cũng như duy trì sức khỏe.
3. Ngô nếp có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Ngô nếp không chỉ là một loại thực phẩm ngon miệng mà còn mang đến nhiều lợi ích quan trọng đối với sức khỏe. Những tác dụng tích cực của ngô nếp với sức khoẻ như:
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Ngô nếp chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Chất xơ là một loại carbohydrate không thể tiêu hóa được bởi cơ thể nhưng lại rất cần thiết để duy trì sự hoạt động của đường ruột.
- Phòng chống bệnh ung thư
Theo các nghiên cứu khoa học, ngô nếp chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol, carotenoid và vitamin E, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Ngoài ra, ngô nếp cũng có khả năng giảm thiểu tác động của các tác nhân gây ung thư như hóa chất và tia UV.
Bạn có thể bổ sung ngô nếp vào các chế độ ăn uống hàng ngày trong các món ăn như xôi, ngô luộc, súp…
- Tốt cho người bị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một tình trạng mà cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả, dẫn đến tăng đường huyết và gây hại cho các cơ quan và mô trong cơ thể. Ngô nếp chứa tinh bột tinh khiết giúp hạn chế tình trạng làm tăng đường huyết đột ngột, giúp kiểm soát lượng đường tốt hơn.
Ngoài ra chất xơ trong bắp cũng giúp giảm tốc độ hấp thụ đường và tăng khả năng điều tiết đường huyết.
- Tăng cường trí nhớ
Các nhóm vitamin nhóm B trong bắp như vitamin B1, B3, B6 có vai trò hỗ trợ các chức năng trong hệ thần kinh và tạo năng lượng cho não bộ. Bên cạnh đó, acid folic hay còn gọi là vitamin B9 có vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo và hỗ trợ sự phát triển của tế bào.
- Hỗ trợ thị lực
Ngô nếp chứa nhiều beta-carotene và carotenoid là các chất chống oxy hoá sinh học, bảo vệ tế bào. Trong cơ thể, beta-carotene chuyển đổi thành vitamin A, một vitamin quan trọng cho sức khỏe mắt. Vitamin A giúp duy trì sự khỏe mạnh của võng mạc và giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến thị lực, như cận thị và bệnh đục thủy tinh thể.
- Ngăn ngừa thiếu máu
Trong thành phần của ngô nếp chứa một lượng sắt đáng kể tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu hồng cầu hoặc hồng cầu không đủ hemoglobin. Ngoài ra, vitamin B6 cũng tham gia 1 phần vào quá trình tái tạo các tế bào máu mới giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch
Chất xơ trong bắp ngô không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hoá mà còn có khả năng giảm cholesterol trong máu và loại bỏ ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, ngăn ngừa sự tích tụ của cholesterol trong động mạch và giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, axit oleic là một loại axit không bão hòa giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
4. Bật mí bí quyết ăn ngô nếp không lo tăng cân cực đơn giản
Mặc dù ngô nếp thực sự mang lại công dụng đối với cơ thể, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để ăn ngô nếp không tăng cân:
- Ăn đúng thời điểm: Ăn ngô nếp vào thời điểm phù hợp trong ngày có thể giúp tối ưu hóa lượng calo và năng lượng mà cơ thể tiêu thụ. Bạn nên ăn ngô nếp vào bữa sáng hoặc bữa trưa. Tránh ăn ngô nếp vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, vì lượng năng lượng từ carbohydrate có thể không được tiêu thụ đúng mức và dễ dàng chuyển thành chất béo.
- Ăn đúng liều lượng: Bạn nên duy trì ăn ngô nếp ở mức độ hợp lý. Trung bình một bắp ngô khoảng 160g tương đương với 170 calo. Để tránh tăng cân, bạn nên hạn chế số lượng ngô nếp ăn hàng ngày và nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh.
- Chế biến khoa học: Cách chế biến ảnh hưởng tới năng lượng cung cấp vào cơ thể. Bạn nên tránh chế biến các món ngô chiên, rán nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy luộc hoặc hấp để giữ nguyên hương vị và hạn chế calo cung cấp vào cơ thể.
5. Một số món ăn từ ngô ít calo giúp giảm cân
Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân mà chưa biết cách chế biến ngô nếp như thế nào để hạn chế calo. Hãy tham khảo những món ăn từ ngô nếp dưới đây:
- Ngô luộc
Ngô luộc là món ăn ít calo, carbohydrate và chất xơ. Cách chế biến này đảm bảo ngô giữ nguyên được các dưỡng chất và hạn chế calo tối đa. Một bắp ngô luộc dai dẻo chỉ chứa khoảng 170 calo. Do đó, bạn có thể thêm món ngô luộc này vào các bữa ăn chính hoặc làm món ăn nhẹ trong ngày.
- Súp ngô rau củ
Súp ngô cùng các loại rau củ như cà rốt, cải xanh, bí đỏ không chỉ có hàm lượng calo nhỏ (khoảng 180 calo) mà còn cung cấp chất xơ cùng nhiều chất dinh dưỡng dồi dào. Lượng calo này tương đối thấp so với nhu cầu hàng ngày của mỗi người (1800-2000 calo).
- Salad ngô
Salad ngô có thể là một món ăn nhẹ trong ngày. Khi kết hợp cùng các loại rau xanh, ức gà, rau sống làm lượng dưỡng chất trong món ăn tăng đáng kể. Tuy nhiên, lượng calo lại tăng không quá cao. Một phần salad cỡ vừa chỉ khoảng 170 calo.
6. Ăn ngô nếp thường xuyên có tốt không?
Bắp là một nguồn cung cấp chất xơ quan trọng cho cơ thể, giúp loại bỏ các chất độc hại và tốt cho sức khỏe tiêu hóa. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thường xuyên có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến cân nặng và sức khỏe.
Lý do là bởi ngô chứa nhiều tinh bột, và việc ăn quá nhiều ngô có thể dẫn đến sự tạo ra lượng khí lớn trong ruột. Cùng với đó, cơ thể dễ bị tăng cân do chứa nhiều tinh bột làm tăng lượng mỡ thừa. Do đó, bạn có thể bị đầy bụng hoặc tăng cân không mong muốn.
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ từ Besme giúp bạn biết được ngô nếp bao nhiêu calo và những cách ăn bắp để không tăng cân. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn trong quá trình lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh. Chúc các bạn luôn duy trì cân nặng và có sức khoẻ tốt!
Đừng quên theo dõi những chia sẻ về cách ăn uống lành mạnh trên Bestme bạn nhé!