Người bị bỏng (phỏng) kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lời khuyên của bác sĩ

Bên cạnh việc sơ cứu đúng cách thì dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian hồi phục vết thương do bỏng. Có những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất nhưng với người bị bỏng là điều cấm kỵ. Hãy cùng Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo tìm hiểu rõ hơn bị phỏng nên kiêng ăn gì thông qua bài viết dưới đây nhé!

Người bị bỏng kiêng ăn gì?

Trứng

Người bị bỏng không nên ăn trứng. Mặc dù trứng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên trứng có thể làm chậm quá trình phục hồi vết phỏng. Đặc biệt khi vết thương lên da non, trứng có thể gây hình thành vết sẹo trắng không đều màu. Do vậy, dù bị bỏng vì bất cứ nguyên nhân nào, tuyệt đối tránh loại thực phẩm này.

Người bị bỏng không nên ăn trứng trong thời gian hồi phục

Đồ nếp và thịt gà

Ăn nhiều đồ nếp và thịt gà vì sẽ làm vết thương bị ngứa, dễ mưng mủ và sưng tấy. Đây là lý do làm da lâu lành, dễ bị viêm nhiễm, để lâu dễ thành sẹo xấu trên da. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc khi vết thương lên da non kiêng ăn gì.

Thịt bò

Thịt bò là nguồn cung cấp protein, vitamin B5, kali,… không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng. Nhưng thịt bò cũng làm tăng sinh sắc tố melanin, làm da non mọc lên sậm màu mất thẩm mỹ. Do đó, thịt bò và những thực phẩm làm từ thịt bò không nên được sử dụng khi bị bỏng.

Thịt xông khói

Thịt xông khói dễ gây hao hụt vitamin (vitamin E, vitamin C) và khoáng chất. Đây là những chất đang cần tích lũy cho phản ứng tái tạo mô mềm. Nếu ăn món ăn này có thể khiến vết bỏng lâu lành và dễ để lại sẹo. Nếu thắc mắc bị bỏng kiêng ăn những gì thì đừng quên chú ý cẩn thận với thịt xông khói bạn nhé.

Rau muống

Rau muống là thực phẩm cần lưu ý nhất trong bữa ăn cho người bị bỏng. Nguyên nhân là vì rau muống có đặc tính kích thích tăng sinh các sợi collagen. Ở mức độ bình thường nó sẽ giúp vùng da bị tổn thương được làm đầy nhanh chóng. Tuy nhiên ăn nhiều rau muống làm các sợi collagen này tăng sinh nhanh quá mức. Vùng da non mới mọc cũng vì vậy xuất hiện nhiều lớp mô xơ cứng gây sẹo lồi, sẹo lõm.

"<yoastmark
Bị bỏng (phỏng), bạn cần tránh ăn rau muống

Hải sản

Nên kiêng hải sản trong quá trình bị bỏng. Hải sản không phải là thực phẩm tốt dành cho người bị bỏng mặc dù chúng rất bổ dưỡng.

Trong hải sản thường chứa các dị ứng nguyên nhiều hơn các thực phẩm khác. Do đó có thể làm vết bỏng sưng đỏ, ngứa, đau rát và gây cảm giác khó chịu hơn. Hơn nữa vì ngứa bệnh nhân có thể gãi vào vết thương làm vết bỏng lâu lành, dễ tạo sẹo.

Mặt khác bệnh nhân bị bỏng cần bổ sung vitamin và kháng chất. Trong khi hải sản có tương tác với vitamin C. Tương tác này nguy hiểm như gây ngộ độc thạch tín cấp tính, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, bạn hãy tuyệt đối tránh sử dụng chúng cho đến khi vết thương lành hẳn.

Đồ ngọt

Người bị bỏng không nên ăn đồ ngọt. Giống thịt xông khói, đường làm chậm quá trình tự chữa lành của mô và thúc đẩy sự sưng viêm. Vì vậy trong khẩu ăn của người bị bỏng cũng cần hạn chế đồ ngọt.

Ngoài ra người bị bỏng cũng nên hạn chế rượu bia, cà phê. Chúng không chỉ gây hao hụt vitamin, chất khoáng mà còn dẫn đến rối loạn nước và chất điện giải. Trong khi vết bỏng cũng đang háo nước.

Xem thêm: Bị bỏng bôi gì hết rát và nhanh lành sẹo?

Bị bỏng nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi và ngăn ngừa sẹo xấu. Khi đã biết được bị bỏng kiêng ăn gì, chúng ta cũng cần nắm những thực phẩm cần bổ sung. Lựa chọn thực phẩm phụ thuộc vào giai đoạn hồi phục của vết bỏng:

  • Giai đoạn đầu sau khi bị bỏng 48 tiếng, da bị mất nước do chảy dịch. Giai đoạn này cần bổ sung nhiều loại vitamin, các thực phẩm chứa nhiều nước.
  • Giai đoạn xuất hiện phản ứng viêm: cần ăn các thức ăn giàu vitamin, thực phẩm thanh nhiệt, lợi tiểu. Protein cũng nên bổ sung để bù lại lượng đã mất, bảo đảm quá trình tái sinh da tốt.
  • Giai đoạn phục hồi: Cần các thực phẩm có nhiều protein chất lượng cao, vitamin, chất giàu trị dinh dưỡng. Nên ăn các loại thịt, cá, sữa, trứng, rau và hoa quả tươi.

Cụ thể người bị bỏng nên bổ sung các thực phẩm sau:

Nước và protein

Người bị bỏng dễ mất nước và protein nhiều, vì vậy nên ăn những thực phẩm giúp bổ sung chúng. Lượng nước cần hàng ngày 2.500-3.000ml. Với người bị bỏng lượng nước cần gấp 3-4 lần người bình thường.

Có thể thay nước bằng:

  • Trà loãng.
  • Sữa, sữa đậu nành,..
  • Nước dưa hấu, nước hoa quả,..
  • Nước đậu xanh sữa.
  • Nước atisô.
  • Các loại hoa quả tươi khác…

Protein có vai trò quan trọng trong việc tái tạo mô liên kết và làm liền miệng vết thương. Trong chế độ ăn uống nếu cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng protein. Dễ dẫn đến vết thương sẽ chậm lành và tăng nguy cơ hình thành sẹo. Ngoài đạm từ động vật có thể ăn đạm thực vật như đậu tương, các loại hạt.

Vitamin A

Đây loại vitamin quan trọng hàng đầu ở người bị bỏng. Nó thúc đẩy quá trình lành vết thương, sản sinh những tế bào mới giúp hạn chế nguy cơ sẹo. Những thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A cao là:

  • Rau màu xanh sẫm như cải xoong, cải bó xôi…
  • Các loại trái cây thuộc họ cam quýt.
  • Thực phẩm chế biến từ bơ sữa, cà rốt.

Vitamin C

Vitamin C rất quan trọng trong việc tổng hợp collagen để vết thương không bị sẹo xấu. Nó cũng chống oxy hóa và tham gia vào quá trình sản sinh bạch cầu giúp chống lại vi khuẩn. Vitamin C chứa nhiều trong trái cây như ổi, cam, quýt, trong khoai lang, khoai tây, các loại rau xanh.

Kẽm

Kẽm là nguyên tố giúp tăng cường miễn dịch và tái tạo tế bào. Kẽm có nhiều trong bí ngô, hạt bí ngô, củ cải,…

Acid béo

Acid béo hay omega 3 có vai trò trong hệ miễn dịch và kháng viêm. Có thể tìm thấy chúng trong trong nhiều loại cá: cá hồi, cá thu, cá trích… Ăn nhiều cá thu cũng bổ sung axit amin quan trọng trong tiến trình tổng hợp collagen.

Xem thêm: Xử lý đúng cách khi bị bỏng nước sôi

Bỏng là tai nạn phổ biến xảy ra trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bỏng không chỉ gây đau rát mà còn có thể hình thành sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do đó cần có một chế độ ăn hợp lý, biết hạn chế những thực phẩm mà người bị bỏng không nên ăn. Hy vọng bài viết đã giải đáp cho quý bạn đọc về câu hỏi: người bị bỏng kiêng ăn gì và nên ăn gì.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *