Một số người người có quan điểm cho rằng, khi bị ho cần kiêng dè một số loại thực phẩm, như thịt bò, tôm,… Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy sự chính xác tuyệt đối của quan điểm này. Nhiều người khi bị ho thường thắc mắc “Bị ho ăn tôm được không?” hay “Bị ho cần kiêng thực phẩm gì?”. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp mọi người giải đáp mọi thắc mắc cụ thể nhất.
Bị ho ăn tôm được không?
Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như đẩy dị vật ở đường hô hấp ra ngoài hoặc do viêm nhiễm và kích thích đường hô hấp. Tình trạng này thường xảy ra khi cổ họng bị sưng, kích ứng, thường gặp trong các bệnh cảm lạnh, cảm cúm, và viêm hô hấp.
Khi bị ho, nhiều người có quan điểm cho rằng tôm là thực phẩm có thể khiến tình trạng ho nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, quan điểm này chưa được chứng minh bởi bất kỳ nghiên cứu nào, vì thế không có cơ sở cho rằng bị ho thì không được ăn tôm.
Vậy bị ho ăn tôm được không? Câu trả lời là “Có”, bởi tôm không phải là nguyên nhân làm tình trạng ho ngày càng nặng thêm mà nó là loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, canxi cho cơ thể. Mặt khác, tôm còn là nguồn dinh dưỡng cung cấp chất đạm dễ tiêu hóa và hấp thụ cho người đang bị bệnh.
Trên thực tế, nhiều trường hợp ăn tôm bị ho nhiều hơn có thể là do người bệnh bị dị ứng với hải sản hoặc các thành phần của tôm như vỏ, càng, chân tôm có thể làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, gây nên tình trạng đau rát, ngứa họng và ho.
Ăn tôm như thế nào để không bị ho?
Như đã đề cập ở trên, việc bị ho ăn tôm được không phụ thuộc vào cách chế biến cũng như cơ địa của người bệnh. Trước tiên, bạn cần biết cơ thể có dị ứng gì với các thành phần có trong thịt tôm hay không để tránh làm tình trạng ho trở nên trầm trọng. Nếu không có gì đáng lo ngại, bạn có thể chế biến tôm để tránh gây ho bằng cách lột sạch vỏ, chân, càng tôm. Người bệnh có thể ăn tôm luộc, hấp, hoặc nấu cháo để dễ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cũng nên bóc vỏ và càng tôm cho bé, hoặc sử dụng tôm để nấu cháo, súp. Những món ăn này không chỉ dễ tiêu hóa mà còn có lợi ích tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho quá trình phục hồi sức khỏe.
Những điều cần lưu ý khi bị ho
Ngoài những lưu ý với câu hỏi “Bị ho ăn tôm được không?” thì khi bị ho, có một số điều cần lưu ý để giúp giảm bớt sự khó chịu và hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn. Dưới đây là những điều quan trọng mà bạn nên chú ý:
- Giữ ẩm cho không khí: Sử dụng máy tạo ẩm hoặc đặt bát nước trong phòng để giữ cho không khí không quá khô. Không khí ẩm giúp làm dịu cổ họng và đường hô hấp.
- Không ăn thực phẩm cay, nóng: Thực phẩm cay nóng có thể tăng cảm giác khó chịu trong cổ họng và kích thích triệu chứng ho.
- Hạn chế thức ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ: Thực phẩm như gà rán, khoai tây chiên thường chứa lượng dầu mỡ cao, khó tiêu hóa, và có thể tăng cảm giác kích thích trong đường hô hấp, gây kích ứng và tăng khả năng xuất hiện triệu chứng ho.
- Tránh chất kích thích: Hạn chế tiếp xúc với chất kích thích như hút thuốc lá, khói thuốc, hoặc các hóa chất có thể kích thích đường hô hấp.
- Tránh thực phẩm lạnh: Kem, nước đá có thể kích thích đường hô hấp và làm tăng triệu chứng ho, đặc biệt là khi có viêm họng kèm đờm và sốt nhẹ.
- Ăn thức ăn dễ tiêu hóa: Thức ăn dưới dạng lỏng như súp, cháo giúp giảm kích thích cổ họng và tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Vệ sinh nhà cửa và không gian sống: Giữ gìn vệ sinh để ngăn chặn tác nhân gây ho như bụi và vi khuẩn.
- Tăng cường tập luyện thể dục: Thể dục thường xuyên giúp cơ thể có hệ miễn dịch mạnh mẽ, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Thăm bác sĩ khi cần thiết: Nếu tình trạng ho kéo dài hoặc có triệu chứng nặng, hãy thăm bác sĩ để được tư vấn và tìm hướng điều trị phù hợp.
Một số loại thực phẩm nên ăn khi bị ho
Khi bị ho, ngoài những câu hỏi như “Bị ho ăn tôm được không?” thì những lưu ý về việc chọn lựa thực phẩm phù hợp cũng khiến nhiều người thắc mắc. Việc chọn lựa loại thực phẩm và cách chế biến phù hợp có thể làm giảm bớt triệu chứng và đẩy nhanh thời gian hồi phục cho người bệnh khi bị ho. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn khi bạn đang trong tình trạng ho:
- Thức ăn giàu vitamin C: Quả cam, dâu, kiwi, và các loại rau củ như cà chua là nguồn vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình điều trị.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Gạo lứt, yến mạch, rau xanh, và quả hạch như táo có chứa chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa và giảm kích thích cổ họng.
- Súp nấu từ củ cải xanh và rau xanh: Súp nhẹ từ rau xanh như cần tây, cà chua, củ cải xanh không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn giữ ẩm và làm dịu cổ họng.
- Thức ăn giàu protein: Thịt gia cầm, cá hồi, đậu nành là những nguồn protein tốt giúp hỗ trợ sức khỏe và phục hồi cơ bị yếu do tình trạng ho.
- Quả mâm xôi và mật ong: Quả mâm xôi có chứa chất chống oxy hóa và mật ong có tính chất chống vi khuẩn, giúp giảm kích thích cổ họng.
- Thức uống ấm: Nước ấm, trà lá cây lúa mạch, và nước chanh ấm có thể giúp giảm ngứa rát và làm dịu cổ họng.
- Thực phẩm chứa omega-3: Cá hồi, hạt chia, và hạt lanh có chứa axit béo omega-3 giúp giảm viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Tôm là một loại thực phẩm không chỉ cung cấp một nguồn protein chất lượng mà còn cung cấp nhiều lợi ích dinh dưỡng cho sức khỏe. Câu trả lời cho thắc mắc “Ho ăn tôm được không?” là có, ăn tôm khi bị ho là hoàn toàn bình thường. Mọi người không nên quá lo lắng khi chọn tôm làm thực phẩm khi bị bệnh ho. Để tình trạng ho thuyên giảm và nhanh hồi phục, mọi người cần ghi nhớ một số lưu ý như bài viết trên đã đề cập. Hãy nhớ rằng, việc ăn uống cân đối và chọn lựa thực phẩm đúng cách là chìa khóa vàng để duy trì một sức khỏe tốt. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Xem thêm:
- Phương pháp chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn
- Triệu chứng nằm xuống là ngứa cổ ho cảnh báo bệnh gì
- Nguyên nhân và cách trị ho về đêm cho người lớn hiệu quả