Nhà hát Cao Văn Lầu là công trình kiến trúc ấn tượng. Với thiết kế 3 chiếc nón lá độc đáo mang ý nghĩa quan trọng. Vừa là điểm đến hấp dẫn tại xứ Bạc Liêu. Vừa là nơi lưu giữ những giá trị vật chất và tinh thần của người dân Nam Bộ trong quá trình phát triển đời sống văn hóa của mình.
Vài nét về Nhà hát Cao Văn Lầu Bạc Liêu
Nhà hát Cao Văn Lầu ở đâu?
Địa chỉ nhà hát Cao Văn Lầu Bạc Liêu? Nhà hát Cao Văn Lầu tọa lạc tại khu vực trung tâm của quảng trường Hùng Vương, phường 1, thành phố Bạc Liêu. Công trình xác lập kỷ lục 3 chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam. Thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân cũng như khách du lịch ở khắp mọi nơi ngay từ khi nó chưa được xây dựng xong.
Hướng dẫn đường đi đến Nhà hát Cao Văn Lầu
Nhà hát nón lá nằm ở ngay trung tâm của thành phố Bạc Liêu. Nên có nhiều phương tiện để di chuyển đến đây dễ dàng:
- Nếu lựa chọn đi đến nhà hát Cao Văn Lầu bằng phương tiện cá nhân như ô tô hay xe máy từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh có thể đi theo hướng cầu Mỹ Thuận. Qua cầu Cần Thơ, qua địa phận tỉnh Hậu Giang. Sau đó đi thẳng hoặc tìm trên Google Maps đến khu A, đường Hùng Vương, Phường 1, TP. Bạc Liêu.
- Lựa chọn xe khách: Bạn có thể ra bến xe miền Tây bắt các chuyến đi Bạc Liêu khoảng hơn 6 tiếng là đến nơi. Với những bạn ngoài miền Bắc thì đi máy bay vào Cần Thơ. Rồi từ đây đi đến nhà hát sẽ gần hơn một nửa quãng đường.
Tham khảo dịch vụ: Thuê xe du lịch Cần Thơ đi Bạc Liêu
Lịch sử xây dựng nhà hát Cao Văn Lầu
Nhà hát Cao Văn Lầu được thành lập trên cơ sở sáp nhập của hai đoàn nghệ thuật. Đoàn cải lương Cao Văn Lầu và Đoàn NTTH Khmer. Với trên 80 nghệ sỹ, diễn viên nhạc công và 02 phòng chức năng. Nhà hát Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu được hoàn thành năm 2014. Và từ đó trở thành một công trình kiến trúc văn hóa đặc sắc. Một trong những biểu tượng văn hoá tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ.
Kiến trúc sư Vương Hoàng Lê chia sẻ: “Với mong muốn thiết kế một công trình nhà hát truyền tải được những giá trị văn hóa lịch sử. Nhưng đồng thời cũng phải thật quen thuộc gần gũi. Hình ảnh chiếc nón lá duyên dáng của người nông dân trên cánh đồng đã trở thành nguồn cảm hứng cho phương án thiết kế. Bởi lẽ, không gì gần gũi hơn với người dân Việt Nam là chiếc nón lá từ lao động sản xuất, đời sống sinh hoạt và cả trong thơ ca …”
Giá vé tham quan Nhà hát Cao Văn Lầu Bạc Liêu
Giá vé tham quan nhà hát Cao Văn Lầu thành phố Bạc Liêu: Bạn có thể tham quan và chụp ảnh trong khuôn viên nhà hát vào bất kì thời gian nào trong ngày mà không cần phải tốn phí. Tuy nhiên để vào xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật thì bạn cần tốn phí. Chi phí này tùy theo từng thời điểm sẽ khác nhau.
Kiến trúc ấn tượng của “Nhà hát nón lá”
Hình ảnh 3 chiếc nón là là biểu tượng đặc trưng chủ đạo của công trình nhà hát và trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật độc đáo này. Nón lá gắn liền với người dân Việt Nam cũng như người dân Nam Bộ. Ba chiếc nón chụm đầu vào nhau minh chứng cho tinh thần đoàn kết của 3 dân tộc Kinh, Khmer và Hoa ở Bạc Liêu. Hay đó còn là sự gắn bó của 3 miền Bắc, Trung, Nam – hình ảnh biểu tượng mang ý nghĩa to lớn.
3 chiếc nón lá, chiếc lớn nhất có đường kính lên đến 45 mét và cao nhất là hơn 24 mét, đại diện cho 3 khối nhà:
-
Nhà A: là nơi diễn ra các sự kiện, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống như: ca cải lương, hát dù kê, ca múa nhạc đương đại,… với sức chứa hơn 850 chỗ.
- Nhà B: khu vực dành cho trung tâm hội thảo, hội nghị tầm cỡ khu vực.
-
Nhà C: dành riêng để tổ chức các buổi triển lãm. Trưng bày văn hóa nghệ thuật thu hút khách du lịch đến tham quan.
Nhà hát Ba nón lá là cách gọi nôm na của nhiều người để dễ nhớ. Đây thực chất là công trình ba cụm nhà tổng hợp gồm: Trung tâm triển lãm văn hóa – nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu. Đâu chỉ là điểm thu hút giới trẻ thích chụp những bức ảnh đẹp mỗi khi đi du lịch. Mà nhà hát còn hấp dẫn nhiều thành phần, lứa tuổi khác nhau khi đến Bạc Liêu.
Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc tại Nhà hát Cao Văn Lầu
Nhà hát Cao Văn Lầu có tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật bao gồm các bộ môn. Cải lương, dù kê, ca múa nhạc tổng hợp truyền thống và đương đại. Đào tạo, sưu tầm, bảo tồn, truyền nghề và phát huy các giá trị nghệ thuật truyền thống dân tộc. Thông qua các hình thức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.
Những vở cải lương nổi tiếng như : Bên Cầu Dệt Lụa , Đường Gươm Nguyên Bá, Đời Cô Lựu, Lan Và Điệp, Tô Ánh Nguyệt. Thái Hậu Dương Vân Nga, Tiếng Trống Mê Linh sẽ biểu diễn hàng tuần vào tối thứ 7.
Bên cạnh đó, Nhà hát Cao Văn Lầu còn tiếp tục xây dựng một số chương trình Nghệ thuật tổng hợp Kinh – Khơ me – Hoa. Các chập cải lương Công tử Bạc Liêu, Đồng Nọc Nạng, Dạ cổ hoài lang. Các trích đoạn cải lương kinh điển với thời lượng từ 20 đến 60 phút theo yêu cầu phục vụ du khách.
Bạc Liêu – Cái nôi của đờn ca tài tử Nam Bộ
Tỉnh Bạc Liêu là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử. Và đây cũng là loại hình nghệ thuật đặc sắc ở Nam Bộ. Năm 2013 nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam. Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Riêng người Bạc Liêu đã có đóng góp to lớn. Góp phần tích cực trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển bộ môn đờn ca tài tử.
Người ta gọi Bạc Liêu là quê hương của đờn ca tài tử. Là vì nơi đây đã từng sản sinh ra nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ tiền bối. Từng cho ra đời những bản đờn, những bài ca bất hủ cho đờn ca tài tử. Từng gây dựng thành phong trào sáng tác thật hùng hậu từ những thập niên đầu thế kỷ XX. Điển hình là bản nhạc cổ “Dạ cổ hoài lang” do ông Sáu Lầu sáng tác.
Thập niên 30 của thế kỷ XX, hoạt động đờn ca tài tử ở Bạc Liêu phát triển. Cả về số lẫn chất lượng, có tiếng vang khắp Nam Kỳ. Các nghệ nhân Đờn ca tài tử Bạc Liêu xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều người đã trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp. Điển hình như Sáu Lầu, Cai Đệ, Mười Khói, Ba Chột, Tư Bình, Hai Tài, Trịnh Thiên Tư, Mộng Vân, Năm Nhỏ, Lý Khi, Tư Quận…
Cao Văn Lầu – Cha đẻ của bản nhạc cổ Dạ cổ Hoài lang
Ông Cao Văn Lầu sinh ngày 22/12/1890. Tại xóm Cây Cui, thôn Thuận Lễ, tổng Thạnh Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là tỉnh Long An). Cha của ông là ông Cao Văn Giỏi (1860-1938) thường được gọi là Chín Giỏi. Có thời gian là nghệ nhân thổi kèn, đánh trống nhạc lễ. Sau làm thầy tuồng cho gánh hát bội, cũng là 01 nhạc sĩ nghiệp dư. Mẹ là bà Võ Thị Tài (1865-1958).
Ông Chín Giỏi có 06 người con gồm Cao Hiền Đệ, Cao Văn Mẫn, Cao Thị Chương, Cao Thị Mỹ, Cao Văn Lầu và Cao Văn Mãng. Ông Cao Văn Lầu là con thứ 5 trong nhà nên mọi người gọi ông là Ông Sáu Lầu. Năm lên 4 tuổi, ông theo cha mẹ đến Bạc Liêu. Cao Văn Lầu theo cha mẹ về Bạc Liêu và định cư tại Rạch ông bổn (nay là phường 2, thành phố Bạc Liêu).
Năm 1901, ông tu học ở Chùa Vĩnh Phước An, sau đó học chữ quốc ngữ. Năm 1908, ông học đàn do thầy Nhạc Khị dạy và là một học trò giỏi của thầy. Năm 1915, ông cưới bà Trần Thị Tấn, một người con gái ngoan hiền ở Điền Tư Ô. Vợ chồng chung sống với nhau được 03 năm nhưng không có con nối dõi. Bị ràng buộc bởi tư tưởng phong kiến “Tam niên vô tử bất thành thê” nên ông phải chia tay với vợ. Chính từ niềm thương nhớ khi chia tay với người vợ hiền thục. Đã thôi thúc ông viết nên bản nhạc lòng mà khi ra đời nó đã trở thành một tuyệt tác bất hủ. Đó là bản “Dạ cổ hoài lang”.
Gợi ý những điểm check in Bạc Liêu về đờn ca tài tử
Đờn kìm và đài hoa sen
Ngoài nhà hát Cao Văn Lầu, thì một công trình khác cũng hấp dẫn. Không kém là biểu tượng cây đờn kìm cách điệu tọa trên 5 cánh sen. Cây đờn cao đúng 18,92 mét, phía dưới là một hồ sen rộng hơn 450 m2. Được ví như “Quân tử cầm”, tựa như khí chất của những người con Bạc Liêu mộc mạc, thẳng thắn, bộc trực nhưng cũng đầy phóng khoáng. Trong loại hình nghệ thuật cải lương nó chiếm vị trí vô cùng quan trọng.
Công trình này cũng đã đạt Kỷ lục Việt Nam. Được người dân nơi đây xem như biểu tượng văn hóa của Bạc Liêu. Bởi đờn kìm là thầy của các loại nhạc cụ, dẫn dắt người hát. Cũng nhờ cây đờn này mà biết bao nhiêu thế hệ người con ở nơi này đều yêu quý và mê mẩn với loại hình đờn ca tài tử Nam Bộ. Xung quanh biểu tượng cây đờn được phối với hệ thống ánh sáng, nhạc nước tạo nên sức hút to lớn đối với khách du lịch.
Khu lưu niệm đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Tọa lạc ngay tại đường Cao Văn Lầu, phường 2, TP. Bạc Liêu. Đây cũng là một địa điểm du lịch độc đáo của tỉnh. Ngay ở trung tâm là khu vực tượng đài với biểu tượng hình ống tre. Để lên được đến đó bạn phải đi qua các bậc đánh số. Ví như nhịp phách trong ca cổ cải lương theo thứ tự lần lượt 2,4,8,16,32, 64. Bao quanh đó còn là hình ảnh của những bài tổ được khắc trên đá.
Mặt khác của khu lưu niệm là tượng cố nhạc sĩ. Trên tay là cây đờn kìm, phía sau lưng là bia khắc bản nhạc “Dạ cổ hoài lang” vô cùng nổi tiếng. Chữ vàng nổi trên nền đá xám. Ngoài bảo tàng trong nhà hát Cao Văn Lầu. Ở đây cũng có công viên trưng bày biểu tượng của các loại nhạc cụ truyền thống trong đờn ca tài tử làm bằng đá. Khu trưng bày các hiện vật gắn với cuộc đời của ông, khu mộ, khu trưng bày các tài liệu, hình ảnh. Hay phục trang của các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng.
-
Thời gian mở của: từ 7h30 – 17h30 hàng ngày.
-
Giá vé: Người lớn: 10,000 vnđ/ người – Trẻ em: 5,000 vnđ/ người.
Du lịch Bạc Liêu với những giá trị văn hóa. Và các công trình biểu tượng hấp dẫn đang trở thành một trong những địa điểm thu hút du lịch miền Tây hàng đầu. Nếu có dịp đến nơi đây hãy ghé nhà hát Cao Văn Lầu hình 3 chiếc nón lá độc đáo này để tham quan, chụp ảnh. Và đặc biệt là được tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc nhé.
*Tài liệu tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A1_c%E1%BB%95_ho%C3%A0i_lang
Gợi ý các tour nổi bật ở Bạc Liệu
- Tour Cần Thơ Sóc Trăng Bạc Liêu 1 ngày giá rẻ
- Tour Cần Thơ Bạc Liêu Cà Mau 2 ngày 1 đêm
- Tour Cần Thơ Bạc Liêu Cà Mau 3 ngày 2 đêm
- Tour Cần Thơ Cà Mau 4 ngày 3 đêm giá rẻ – Đất mũi Cà Mau