Hiện nay trên thị trường rất nhiều loại rau, củ quả sản xuất không theo quy chuẩn và độc hại. Rau củ quả là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong mỗi khẩu phần ăn của mỗi người. Rau và thực phẩm phải được sản xuất trong môi trường theo tiêu chuẩn, cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho con người. Sản xuất và tiêu thụ rau củ ở nước ta không ngừng tăng nhanh trong những năm gần đây.
Cùng với việc tăng năng suất, chất lượng và sản lượng cây trồng thì công nghệ bảo quản đối với rau củ sau thu hoạch cũng vô cùng quan trọng. Rau và thực phẩm sạch là mặt hàng nông sản có thời gian bảo quản tương đối ngắn trong môi trường bình thường. Để bảo quản được mặt hàng nông sản này lâu dài phải áp dụng phương pháp giảm nhiệt độ môi trường bảo quản.
Nhiệt độ bảo quản rau theo từng nhóm
Theo một nghiên cứu về nhiệt độ bảo quản rau phù hợp cho từng loại sản phẩm, các loại rau có thể chia thành một số nhóm với nhiệt độ bảo quản tương ứng.
Lưu ý, khi sử dụng kho lạnh để bảo quản rau, nhiệt độ kho nên được giữ gần với nhiệt độ tối ưu, giữ mức chênh lệch trong khoảng 1-2°C để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu mức chênh lệch nằm trong khoảng 5°C vẫn có thể chấp nhận.
Ngay dưới mức nhiệt độ đóng băng:
Các loại quả được bảo quản ở mức nhiệt từ -1 đến 0° C: lê, anh đào ngọt, cải ngựa, mơ, nho khô, quả cơm cháy, nho tươi, gooseberries, hoa atiso, xuân đào, đào, mận tươi, mận khô, quả mâm xôi, mộc qua.
Nhiệt độ đóng băng:
Bảo quản ở nhiệt độ đóng băng 0°C: giá đỗ, bông cải xanh, bắp cải, cà rốt, súp lơ, cần tây, tỏi, cải xoăn, mùi tây, củ cải, tỏi tây, rau diếp, nấm, anh đào chua, rau bina, dâu tây, ngô ngọt, cải xoong, cải Brussels, củ cải đỏ, cải cầu vồng, cải búp, rau cúc đắng, củ cải vàng, củ cải turnip.
Ngay trên nhiệt độ đóng băng:
Từ 0 đến 1°C: mâm xôi đen, atiso, măng tây, củ cải đường, quả việt quất, cải chíp, súp lơ, anh đào, rau diếp xoăn, đậu, sung, đậu xanh, rau thơm, quả kiwi, cải thảo, hành tây, hồng, xà lách, quýt.
Trên 1°C: hoa quả cắt miếng, rau củ thái sẵn, táo.
3°C: dưa vàng.
4°C: đậu lima.
Từ 5 đến dưới 10 °C
5°C: nam việt quất, đậu Hà Lan, ớt cay, bơ chín.
6°C: đậu xanh, vải, quả cam, hạt đỗ
7.5°C: lựu, bí đỏ.
9°C: ổi, đậu bắp, khoai tây, bơ chưa chín.
Từ 10 đến 15°C
10°C: Cà tím, ớt ngọt, bí ngòi.
11°C: chanh xanh, dưa chuột, xoài, dưa, đu đủ, dứa, bí ngô.
12°C: chanh vàng, húng quế, đậu khô.
14°C: dừa, bưởi, khoai lang, chuối chín.
Từ 15 đến 21°C: Củ đậu, gừng, cà chua, dưa hấu, chuối xanh.
Lợi ích khi điều chỉnh nhiệt độ bảo quản phù hợp
Nhiệt độ bảo quản thích hợp nhất cho từng loại rau củ quả chính là nhiệt độ tối ưu để giữ chất lượng rau ở mức tốt nhất. Trong điều kiện lý tưởng nhất, rau củ quả nên giữ ở nhiệt độ tối ưu từ sau khi thu hoạch đến khi được chế biến và tiêu thụ.
Nhiệt độ bảo quản phù hợp trước hết ngăn ngừa tình trạng hư hỏng xảy ra. Sản phẩm chứa lượng nước tương đối lớn thích hợp để các loại vi sinh vật, vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Vì vậy, sản phẩm dễ bị hư hỏng nhanh chóng và gây ra nguy cơ ngộ độc, mất an toàn nếu vẫn được sử dụng.
Đồng thời, yếu tố nhiệt độ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hình thức bên ngoài của sản phẩm. Rau tươi đa phần có màu xanh nhưng màu sắc này khá khó để duy trì trong thời gian dài.
Rau dễ bị héo nên màu sắc cũng sẽ chuyển sang màu vàng, nâu nếu không được bảo quản ở điều kiện phù hợp. Các loại quả cũng dễ bị biến đổi màu sắc khi chín và dần hóa nâu
Thêm vào đó, khi bảo quản ở điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn, rau củ quả có thể giữ và sử dụng sau thời gian dài mà không hề mất đi hương vị và giá trị dinh dưỡng vốn có. Đây là đáp án đúng nhất trong xã hội hiện nay, khi mà thực phẩm sạch luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.
Nguồn: tham khảo và biên tập