Trong nước ép trái cây có chứa hàm lượng lớn đường fructose, đặc biệt là khi sử dụng trái cây và rau củ có hàm lượng đường cao. Nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tăng lượng đường trong máu, dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì và đái tháo đường.
Nước ép trái cây có thể chứa nhiều vitamin hơn nước giải khát có ga nhưng sự thật là có loại nước ép trái cây cũng chứa lượng đường và carbohydrate không lành mạnh tương tự như nước ngọt có ga. Do đó nên cân nhắc khi lựa chọn sử dụng các loại trái cây để ép nước. Trong cốc nước ép táo 240ml chứa 172% giá trị vitamin C hàng ngày nhưng nó lại chứa nhiều calo rỗng trong lúc cũng để bổ sung 172% giá trị vitamin C đó thì có thể lấy từ các nguồn calo thấp khác.
Khi uống nước ép trái cây, tất cả những gì tiêu thụ là đường trong trái cây. Còn trái cây tươi sẽ chứa đầy chất xơ lành mạnh, không chỉ giúp làm sạch ruột mà còn giúp kiểm soát sự thèm ăn bằng cách khiến bạn cảm thấy no. Nhưng nước ép trái cây thì chứa rất ít, thậm chí có loại không chứa bất kỳ chất xơ nào. Ví dụ, 240ml nước cam chứa 112 calo, 21g đường và chỉ 0,1g chất xơ. Trong khi đó 1 quả cam tươi chứa 45 calo, 9gram đường nhưng cung cấp tới 2,3gram chất xơ.
Không phủ nhận việc nước ép trái cây giàu vitamin song nước ép trái cây không thể đảm bảo cho cơ thể đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, nếu lạm dụng sẽ làm thiếu hụt năng lượng cho các hoạt động khác.
Nhiều người sử dụng các loại nước ép trái cây như một chiến lược giảm cân. Tuy nhiên, nước trái cây chỉ cung cấp khoảng 600 – 1.000 lượng calo vào mỗi ngày, dẫn đến tình trạng thiếu hụt calo nghiêm trọng.
Việc tiêu thụ nước ép trái cây tươi có thể giúp giảm cân trong một thời gian ngắn, nhưng khi lượng calo nạp vào bị hạn chế nghiêm trọng sẽ khiến làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể về lâu dài. Vì vậy, uống nước ép trái cây không phải là một phương pháp giảm cân an toàn cho sức khỏe.