Nổi mụn ở lưỡi không phải là trường hợp hiếm gặp, có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi. Nhưng nhiều người không phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nổi mụn ở lưỡi màu đỏ cảnh báo bệnh gì?
Các nốt mụn đỏ ở đầu lưỡi, cuống lưỡi hay mặt dưới lưỡi đều có thể là dấu hiệu của bệnh sùi mào gà hoặc u nhú tiền đình Papillomatosis.
Bệnh sùi mào gà
Nổi mụn đỏ ở lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh sùi mào gà. Đây là bệnh xã hội có thể truyền nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ ung thư rất nguy hiểm. Bệnh sùi mào gà ở miệng chủ yếu lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn. Một số dấu hiệu của bệnh sùi mào gà khi trên lưỡi nổi mụn đỏ:
- Trên lưỡi xuất hiện những nốt mụn màu hồng hoặc đỏ, mọc từng chùm hoặc rải rác.
- Các nốt mụn dễ vỡ gây bỏng rát, cản trở sinh hoạt hàng ngày.
- Hôi miệng.
Sùi mào gà là căn bệnh nguy hiểm, dễ dẫn đến ung thư. Do đó, nếu phát hiện nổi mụn đỏ trên lưỡi cần đến bệnh viện uy tín để thăm khám.
Bệnh u nhú tiền đình Papillomatosis
U nhú tiền đình Papillomatosis hay bệnh sùi mào gà giả, do sự phát triển quá mức của các tế bào gai dưới mô biểu bì. Ở những người chưa quan hệ tình dục, nổi mẩn đỏ trên lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh u nhú tiền đình Papillomatosis. Nhưng bệnh không gây nguy hiểm và có thể tự điều trị tại nhà. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh u nhú tiền đình Papillomatosis:
- Lưỡi có mụn mọc đối xứng hoặc thành dải.
- Mụn khó vỡ và có thể biến mất theo thời gian
Bệnh mụn rộp sinh dục
Mụn ở lưỡi cũng là một trong những dấu hiệu của mụn rộp sinh dục. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus herpes simplex gây ra khi quan hệ tình dục bằng miệng không an toàn. Bệnh này gây khó chịu, đau đớn trong ăn uống. Thông thường, các nốt mụn đỏ trên lưỡi sẽ tự động biến mất sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu ủ bệnh và chờ đợi phát bệnh. Một số dấu hiệu của mụn rộp sinh dục:
- Đau tại vùng nổi mụn kèm theo đau đầu, sốt, đau nhức xương.
- Nổi mụn ở cuống lưỡi, sưng to dần theo thời gian, loét và đau khi vỡ.
- Nổi mụn ở đầu lưỡi gây khó chịu khi ăn.
Viêm lưỡi
Nổi mụn đỏ ở lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lưỡi do dị ứng hoặc dùng thuốc. Viêm lưỡi gây sưng, loét. Lúc này bạn phải đi khám và điều trị ngay để không ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt.
Nổi mụn ở lưỡi màu trắng cảnh báo bệnh gì?
Khác với nổi mụn đỏ ở lưỡi, nổi mụn trắng ở lưỡi khá phổ biến và lành tính, không nguy hiểm, có thể tự khỏi. Nổi mụn trắng trên lưỡi có thể do:
Nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến ai cũng có thể mắc phải, gây khó khăn trong ăn uống và có thể gây sốt. Dấu hiệu nhiệt miệng là nổi mụn nước trong khoang miệng, má trong kích thước khoảng 2-10mm. Vết loét có thể tự biến mất sau 7-10 ngày. Vì vậy, nếu bị nổi mụn ở lưỡi do nhiệt miệng thì bạn không cần quá lo lắng.
Ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi gây ra những nốt mụn trắng ở lưỡi trong giai đoạn đầu với các triệu chứng sau:
- Lưỡi liên tục thay đổi kích thước và gặp rất nhiều khó khăn khi di chuyển lưỡi.
- Có cảm giác đau rát, nhiệt miệng.
- Chảy nhiều nước bọt.
- Hôi miệng.
Nếu có các triệu chứng trên, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.
Cách điều trị nổi mụn ở lưỡi tại nhà
Khi bị mụn trắng ở lưỡi ở mức độ nhẹ, bạn có thể điều trị dứt điểm tại nhà bằng những phương pháp sau:
Sử dụng đường nâu
Đường nâu còn có khả năng ngăn ngừa mụn rất tốt nhờ axit glycolic có trong mật mía. Bạn có thể dùng đường nâu với muối hột để trị mụn lưỡi như sau:
- Ngậm đường nâu trong miệng khoảng 15 phút, sau đó chà lưỡi bằng bàn chải hoặc miếng rơ lưỡi 2 – 3 phút.
- Tiếp theo, nhổ đường nâu ra ngoài và đánh răng với muối trong 1 – 2 phút rồi súc miệng lại với nước.
- Thực hiện 2 lần/ngày để giảm thiểu mụn ở ở lưỡi và các bộ phận khác trong khoang miệng.
Baking soda và chanh
Baking soda có công dụng kháng khuẩn, điều trị các vấn đề về răng miệng và giúp tẩy trắng răng hiệu quả. Ngoài ra, baking soda còn giúp trị mụn ở lưỡi.
Bạn cần trộn một lượng baking soda và nước cốt chanh phù hợp để đánh răng và súc miệng bằng nước. Sau đó súc miệng bằng nước muối để sát trùng vết mụn hiệu quả.
Trị nổi mụn ở lưỡi bằng muối
Muối chứa nhiều chất kháng viêm, kháng khuẩn. Do đó, nguyên liệu này có thể cải thiện tình trạng nổi mụn ở lưỡi. Bạn chỉ cần dùng nước muối sinh lý và súc miệng nhẹ nhàng hàng ngày.
Trị nổi mụn ở lưỡi bằng húng quế
Húng quế có chứa các chất kháng viêm, hỗ trợ sát trùng, sát khuẩn tốt. Vì vậy, bạn có thể dùng húng quế để trị mụn ở lưỡi. Bạn chỉ cần nhai một ít lá húng quế khoảng 2-3 lần mỗi ngày. Hoặc nghiền nát húng quế và đắp lên lưỡi.
Trị nổi mụn ở lưỡi bằng sữa chua
Trị mụn ở lưỡi bằng sữa chua khá hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Sữa chua chứa nhiều vitamin, chất kháng viêm, kháng khuẩn. Do đó, có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng mụn. Bạn chỉ cần ăn sữa chua mỗi ngày để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và hạn chế hình thành mụn.
Trị nổi mụn ở lưỡi bằng nha đam
Nha đam có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn nên có thể trị mụn ở lưỡi. Nha đam là nguyên liệu lành tính nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng để trị mụn. Sử dụng gel nha đam đắp lên nốt mụn trên lưỡi 10-15 phút. Sau đó rửa lại với nước. Bạn nên thực hiện 2 lần/tuần để có kết quả tốt nhất.
Mật ong
Mật ong chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt giúp giảm tình trạng mụn nhọt trên lưỡi. Dùng bông gòn tẩm mật ong và chấm lên nốt mụn khoảng 5 phút, sau đó súc miệng bằng nước.
Điều trị mụn mọc ở lưỡi tại phòng khám
Các phương pháp trên chỉ áp dụng với những nốt mụn lành tính và có thể tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu nổi mụn ở lưỡi là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị để điều trị dứt điểm và hiệu quả.
Mẹo tránh nổi mụn ở lưỡi
Nổi mụn ở lưỡi để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, vì vậy hãy phòng tránh mụn ở lưỡi bằng những mẹo sau:
- Không quan hệ tình dục bằng miệng mà không có biện pháp bảo vệ.
- Luôn giữ răng miệng sạch sẽ.
- Nếu mụn ở lưỡi có dấu hiệu nặng hãy đi khám và tìm cách điều trị càng sớm càng tốt.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện các dấu hiệu sớm của mụn ở lưỡi.
Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin liên quan đến vấn đề nổi mụn ở lưỡi và cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn gặp phải trường hợp bị mọc mụn ở lưỡi mãi không hết thì hãy đến bệnh viện kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh những hệ lụy về sau.
Xem thêm:
- Chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước như thế nào?
- Chăm sóc da mụn tuổi dậy thì đúng cách
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp