Đôi khi kích ứng da sẽ khiến bạn ngứa và muốn gãi chỗ bị ngứa. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết nếu bạn có cảm giác ngứa dai dẳng ở nốt ruồi thì bạn nên đi khám da liễu. Sau đây là các cách nhận biết những tác nhân gây ảnh hưởng lên làn da bạn và cách giảm bớt kích ứng.
Các loại nốt ruồi
Nốt ruồi là những đốm màu nâu hình tròn, đôi khi chúng sẽ có màu rám nắng, đen, đỏ, hồng, xanh hoặc theo tông da của bạn. Chúng có thể phẳng hoặc nhô lên, nhưng kích thước và hình dạng của chúng luôn ổn định, không thay đổi theo thời gian.
Theo như các chuyên gia thì nốt ruồi được chia làm ba loại:
- Nốt ruồi thường gặp: Đây đều là những nốt ruồi điển hình mà hầu như chúng ta đều có. Về hình dáng, nó có các khía cạnh rõ ràng nên dễ phân biệt trên da.
- Nốt ruồi bẩm sinh: Có trên da khi bạn vừa mới sinh. Nốt ruồi này lớn hơn và có thể dễ biến thành khối u ác tính hơn nốt ruồi thông thường.
- Nốt ruồi loạn sản: Nốt ruồi dạng này có hình dạng lớn hơn 5mm và không đều (không tròn). Nốt ruồi loạn sản phổ biến và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
Nguyên nhân xuất hiện nốt ruồi
Những vết xước có thể xuất hiện do kích ứng nhẹ nhưng chúng cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn về da. Và đây cách để phân biệt:
Da bị kích ứng hoặc dị ứng
Đôi khi nốt ruồi có thể bị ngứa hoặc viêm do ma sát, như khi bạn cọ xát vào quần áo. Nốt ruồi và vùng da xung quanh cũng có thể bị dị ứng với một thành phần nào đó trong sản phẩm chăm sóc cá nhân, xà phòng hoặc bột giặt.
Biện pháp: Thay quần áo hoặc hạn chế dùng các chất gây khó chịu cho nốt ruồi. Nếu tình trạng nặng hơn, bạn có thể bôi thuốc mỡ Corticosteroid hoặc kem trị ngứa.
Bệnh chàm hoặc khô da
Các mảng da, hay da bị bong và nốt ruồi có thể dễ bị ngứa nếu bạn mắc bệnh chàm. Nếu da bị khô, bạn có thể sẽ thấy ngứa nhiều chỗ hơn. Vùng da bị ảnh hưởng cũng có thể trở nên chai, sần hoặc sưng.
Biện pháp: Nên đến gặp bác sĩ da liễu để đưa ra biện pháp điều trị hợp lý hơn bao gồm sử dụng kem dưỡng ẩm, bôi thuốc mỡ ngoài da hoặc uống thuốc. Còn nếu da khô thì nên dưỡng ẩm thường xuyên, tắm nước ấm và sử dụng sữa tắm không mùi, dùng máy tạo đồ ẩm và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Vết con trùng cắn
Nếu muỗi hay con bọ nào đó vô tình chích đúng vào nốt ruồi của bạn sẽ khiến chỗ đó sưng tấy và ngứa hơn. Bạn cũng dễ dàng nhận biết xung quanh nốt ruồi có vết đỏ nếu bạn gãi nhiều.
Biện pháp: Các vết cắn thường tự biến mất sau vài ngày. Ngoài ra, bạn có thể giảm ngứa bằng cách chườm mát hoặc chấm một ít kem dưỡng Calamine. Bạn có thể dùng mật ong, nước cây phỉ hoặc hồ lô lên vùng da bị ngứa.
Ung thư da
Nốt ruồi liên tục ngứa, khó chịu hoặc chảy máu là dấu hiệu nghiêm trọng của ung thư da. Bản thân nốt ruồi không gây ra ung thư, nhưng nguy cơ sẽ cao hơn nếu bạn có làn da sáng, tóc vàng hoặc đỏ, mắt xanh lam hoặc xanh lục hoặc da bị rám nắng.
Làm thế nào để nhận biết nốt ruồi ngứa có phải là ung thư hay không?
Cách duy nhất để nhận biết chính là đến da liễu. Các bác sĩ sẽ kiểm tra nốt ruồi và xét nghiệm mẫu để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Khi có những đặc điểm sau đây, bạn nên cho bác sĩ biết:
- Không cân xứng: Hai bên không đều nhau.
- Đường viền: Cạnh nốt ruồi không đều.
- Màu sắc: Toàn bộ nốt ruồi không cùng màu.
- Đường kính: Nốt ruồi có kích thước bằng cục tẩy bút chì hoăc lớn hơn.
- Phát triển: Nốt ruồi khác hơn so với những nốt ruồi còn lại hoặc đã thay đổi về kích thước, hình dạng và màu sắc.
Không phải nốt ruồi gây ung thư đều có những đặc tính trên và không phải những gì xảy ra trên làn da của bạn đều dẫn đến ung thư.
Nếu tình trạng ngứa vẫn kéo dài, sưng tấy, đau nhức hoặc khiến bạn khó chịu và không thuyên giảm, hãy cẩn thận và gặp ngay bác sĩ.
Điều trị ung thư da
Ung thư da có khả năng được điều trị cao nếu bạn phát hiện sớm hơn, vì hầu hết các dạng khối u ác tính đều có thể điều trị bằng cách cắt bỏ hoàn toàn, tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào nốt ruồi và triệu chứng của nó.
Các trường hợp ung thư da nghiêm trọng hơn có thể cần phải xạ trị, hóa trị, liệu pháp quang động hoặc liệu pháp sinh học để tiêu diệt tế bào ung thư.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Bạn nên cho bác sĩ da liễu biết nếu nốt ruồi trên người bạn bị ngứa hoặc bị kích ứng mà không thuyên giảm khi điều trị tại nhà hoặc nếu nốt ruồi trông khác so với các nốt ruồi khác trên cơ thể.
Không được trì hoãn, đi khám càng sớm càng tốt để có thể bắt đầu điều trị thích hợp.
Trên đây là những thông tin về các loại nốt ruồi và các vấn đề sức khỏe liên quan khi nốt ruồi bị ngứa. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Theo dõi Nhà thuốc Long Châu để có thêm những kiến thức về sức khỏe hơn bạn nhé.