Nước dừa để qua đêm uống có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Nhiều người thích uống nước dừa và cất trong tủ lạnh dùng dần nhưng lại lo lắng để qua đêm sẽ bị hỏng. Cùng theo dõi bài viết để biết cách bảo quản nước dừa an toàn.
Nước dừa để qua đêm có được không?
Thông thường, một quả dừa sau khi hái xuống sẽ bảo quản được khoảng 7 ngày ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên để thưởng thức nước dừa ngon nhất thì ngay sau khi mở quả dừa bạn nên uống luôn trong ngày. Nếu lượng nước dừa quá nhiều không uống hết, bạn có thể để vào trong tủ lạnh và sử dụng trong khoảng 3 – 5 ngày. Ngoài ra, với loại nước dừa đóng hộp có thêm chất phụ gia thì có thể sử dụng 4 – 6 tuần trong nhiệt độ 5 độ C.
Nước dừa để qua đêm hoàn toàn có thể uống được với điều kiện bạn phải bảo quản nó trong ngăn mát tủ lạnh. Ngược lại, nước dừa để qua đêm nhưng không bảo quản trong tủ lạnh thì tốt nhất bạn không nên sử dụng vì có thể bị đau bụng hoặc ngộ độc thực phẩm.
Như vậy, nước dừa chỉ có thể bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách hoặc quá hạn sử dụng. Nước dừa chưa bỏ ra khỏi quả và bảo quản đúng cách có thể để được vài tháng, nhưng sau khi đổ ra, nên dùng hết trong vòng vài giờ hoặc bảo quản trong tủ lạnh để tránh hư hỏng.
Cách bảo quản nước dừa an toàn
Bảo quản nước dừa ở nhiệt độ thường
Nước dừa sau khi bổ ra thì nên uống ngay trong khoảng 2 – 3 giờ. Vì nếu nước dừa để quá lâu có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, hư hỏng. Nếu bạn vẫn uống thì rất có thể sẽ bị đau bụng, buồn nôn hoặc ngộ độc.
Nhìn chung nước dừa rất khó bảo quản ở nhiệt độ thường, tốt nhất bạn nên uống hết nước dừa ngay khi vừa mở ra. Nếu chưa sử dụng hết, bạn cần bỏ vào tủ lạnh để bảo quản chứ không nên để ngoài nhiệt độ phòng.
Bảo quản nước dừa trong tủ lạnh
Nước dừa để qua đêm sẽ giữ được lâu hơn nếu bạn thực hiện quy trình bảo quản thực phẩm này đúng cách.
Bạn phải làm mát nó bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh. Trước khi cho vào tủ lạnh, bạn hãy bóc lớp vỏ bên ngoài để hơi lạnh có thể thấm sâu vào nước dừa với loại vẫn còn nguyên trái. Còn trường hợp nước dừa đã đổ ra cốc, bạn nên cho vào chai đóng kín nắp và để vào tủ lạnh.
Với phương pháp làm mát này, nếu bảo quản dừa ở nhiệt độ 1 – 4 độ C thì có thể bảo quản được khoảng 2 – 3 tuần mà vẫn như được tác dụng tcủa nước dừa, không bị hư hỏng hay giảm chất lượng, mùi vị mà nước dừa mang lại.
Bảo quản dừa bằng cách làm lạnh sâu
Trên thị trường hiện nay, một số cơ sở sản xuất còn tăng thời gian bảo quản dừa bằng cách làm lạnh sâu ở nhiệt độ âm 18 độ C, thậm chí âm 35 – 40 độ C. Như vậy, nước dừa sẽ bảo quản được lâu hơn nhưng chi phí bảo quản sẽ khá cao khiến giá dừa tăng lên đáng kể.
Nhưng điều quan trọng nhất là cách bảo quản nước dừa này bạn không thể thực hiện tại nhà bằng tủ lạnh, hơn nữa hương vị của nước dừa cũng sẽ bị thay đổi ít nhiều. Cách này thường được áp dụng trong sản xuất và xuất khẩu nước dừa sang các nước khác. Với cách này, nước dừa có thể bảo quản trong vài tháng hoặc vài năm mà không hề bị hỏng.
Bảo quản dừa bằng hóa chất Metabisulfit natri
Nước dừa có thể được bảo quản bằng cách tiêm hóa chất Metabisulfit natri vào trái dừa. Sau đó bên ngoài quả dừa sẽ được bọc màng bọc bảo vệ bên ngoài. Với cách này có thể ngăn chặn các vi sinh vật xâm nhập vào bên trong quả dừa giúp nước dừa được bảo quản lâu hơn.
Bảo quản dừa bằng hóa chất Metabisulfit natri không gây độc hại, nước dừa vẫn giữ được độ tươi ngon, thời gian bảo quản có thể sẽ kéo dài từ 4 – 6 tuần trong môi trường lạnh 5 độ C.
Cách bảo quản dừa chưa gọt vỏ và dừa đã gọt vỏ
Đối với dừa đã gọt vỏ, bạn cần bảo quản dừa trong tủ lạnh nhiệt độ từ 1 – 4 độ C, thời gian bảo quản kéo dài từ 2 – 3 tuần. Dừa gọt vỏ giúp hơi lạnh thấm sâu vào bên trong, giúp giữ nước dừa không bị hỏng.
Đối với dừa chưa gọt vỏ, bạn cần bảo quản trong tủ lạnh với mức nhiệt khoảng 8 độ C. Với dừa chưa gọt vỏ, bạn không nên bảo quản quá lâu, nên sử dụng ngay trong thời gian sớm nhất để giữ độ tươi ngon.
Dấu hiệu nào cho thấy nước dừa đã bị hỏng?
Nước dừa để qua đêm có thể uống được nếu bảo quản lạnh đúng cách. Tuy nhiên nếu bạn nhận thấy nước dừa có một số dấu hiệu đã bị hư hỏng thì nên bỏ đi, bao gồm:
- Mùi chua hoặc mùi hôi: Nước dừa có vị chua hoặc mùi hôi, tương tự như mùi sữa hư hoặc trái cây hư.
- Hiện tượng đục: Nước dừa tươi thường rất trong. Tuy nhiên nước dừa để qua đêm có hiện tượng vẩn đục thì có thể nó đã bị hỏng.
- Thay đổi màu sắc: Nước dừa có thể chuyển sang màu vàng hoặc nâu khi bị hỏng. Nước dừa tươi thường trong vắt, nhưng khi bắt đầu hư, nó có thể thay đổi màu sắc.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào khi mở nước dừa, tốt nhất bạn nên vứt bỏ nó và không uống nước dừa đã bị hỏng này.
Điều gì xảy ra nếu bạn uống nước dừa bị hỏng?
Uống nước dừa không tốt có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc các vấn đề tiêu hóa khác. Vi khuẩn phát triển trong nước dừa hư hỏng có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, co thắt dạ dày và sốt.
Trong một số trường hợp, uống nước dừa hư hỏng cũng có thể dẫn đến mất nước, đặc biệt nếu người bệnh bị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nếu bạn uống nước dừa kém chất lượng và gặp các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
Trên đây là những thông tin về cách bảo quản nước dừa và giải đáp nước dừa để qua đêm có uống được không. Nước dừa là thức uống rất được ưa chuộng ở các quốc gia nhiệt đới bởi hương vị mát mẻ, tươi ngon. Nhưng để uống nước dừa không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần bảo quản chúng đúng theo hướng dẫn.