Trái cóc thường được dùng để ăn trực tiếp hoặc ép nước như một thức uống bổ dưỡng. Vậy chắc hẳn nhiều người vẫn chưa biết nước ép cóc có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu ngay.
Nước ép cóc có giá trị dinh dưỡng gì?
Quả cóc còn có tên khoa học khác là Spondias dulcis. Cóc có hương vị chua thơm đặc trưng, ăn chín là tốt nhất, tuy nhiên còn có thể ăn khi còn xanh.
Theo y học Ấn độ, trái cóc là thành phần trong các bài thuốc trị ho, sốt, tiêu chảy hay nhiệt miệng. Ngoài ra, thức uống từ trái này cũng thường được sử dụng trong các bài thuốc y học Gui-nê, Việt Nam và nhiều quốc gia khác nữa.
100ml nước ép cóc có giá trị dinh dưỡng gồm:
- 0,27g chất béo;
- 0,88g protein;
- 0,3mg sắt;
- 10g carbohydrate;
- 2,2g chất xơ;
- 5,95g đường;
- 80g nước;
- 3mg natri;
- 250mg kali;
- 67mg phốt pho;
- 36mg vitamin C.
Nước ép cóc có tác dụng gì?
Với các thành phần dinh dưỡng khá dồi dào, nước ép cóc không chỉ có tác dụng giải khát mà còn mang lại công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Tăng cường sức đề kháng
Hàm lượng chất xơ và vitamin C chứa khá nhiều trong nước ép cóc rất tốt cho cơ thể. Sử dụng nước cóc đều đặn mỗi ngày hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa các gốc tự do gây hại tấn công.
Nước ép từ trái cóc còn giúp tái tạo các mô liên kết nhanh chóng, giúp vết thương mau lành nhờ tổng hợp collagen, sắt và protein tốt.
Thanh nhiệt cho cơ thể
Nước ép cóc chứa hàm lượng vitamin C khá lớn, vậy nên uống nước ép cóc có tác dụng thanh nhiệt và thải độc cơ thể tốt. Bạn có thể lựa chọn loại nước ép này cùng các loại quả khác để tạo hương vị thơm ngon.
Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
Trong trái cóc có nhiều chất sắt, vitamin B1 cần thiết cho cơ thể, giúp sản sinh tốt các tế bào hồng cầu, tăng cường lượng oxy đi khắp cơ thể. Chưa kể, cóc còn chứa nhiều canxi, kẽm và magie. Chính vì vậy, uống nước ép cóc được xem là cách khắc phục tình trạng thiếu máu hiệu quả.
Cải thiện tiêu hóa
Chất xơ có trong quả cóc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa của cơ thể. Chúng sẽ giúp làm sạch ruột, ngăn ngừa táo bón, khó tiêu và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Kiểm soát lượng cholesterol
Vitamin C chứa trong nước ép cóc giúp chuyển hóa cholesterol thành axit mật, đảm bảo nồng độ cholesterol trong cơ thể được cân bằng. Chỉ số cholesterol từ đó cũng được kiểm soát tốt hơn.
Ngăn ngừa lão hóa sớm
Hàm lượng lớn vitamin trong trái cóc được sử dụng để bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do, giải trừ độc tố. Nhờ đó bạn sẽ cảm thấy tràn đầy sức sống, làn da không bị chảy xệ, nếp nhăn hình thành chậm hơn.
Trị cảm cúm, giảm triệu chứng ho
Nước ép cóc chứa thành phần axit ascorbic, mangan giúp kháng viêm, long đờm tự nhiên rất hiệu quả. Do đó, nó thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh cảm cúm và giảm triệu chứng ho.
Giảm cân và làm đẹp
Uống loại nước ép này là một giải pháp giảm cân hiệu quả. Nguyên nhân là do:
- Trái cóc chứa khá ít chất béo và carbohydrate.
- Nước ép tạo cảm giác no, từ đó khiến bạn ăn ít hơn.
Lưu ý khi uống nước ép cóc
Phần trên đã trả lời được cho câu hỏi nước ép cóc có tác dụng gì rồi đúng không nào. Vậy uống nước ép cóc như thế nào là hợp lý?
Nước ép cóc thường có vị chua, chứa nhiều axit nên dễ tạo cảm giác xót ruột, đau dạ dày. Không nên uống nước ép cóc trong lúc đói. Những người bị bệnh dạ dày hay bệnh hệ tiêu hóa nên hạn chế uống nước ép cóc. Nếu uống thì nên pha loãng và thêm một ít muối để điều hòa lượng axit có trong nước ép cóc.
Để uống nước ép cóc phát huy hết công dụng của nó, bạn nên uống chúng 30 phút sau bữa ăn. Bạn không nên uống quá nhiều nước ép cóc trong ngày. Việc uống nhiều nước ép cóc sẽ dễ dẫn đến dư thừa axit, gây rối loạn tiêu hóa.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi nước ép cóc có tác dụng gì và cách uống nước ép cóc sao cho đúng. Nước ép cóc có vị chua thanh, ngọt mát nên dùng để giải nhiệt là hợp lý. Hãy thường xuyên bổ sung nước ép cóc nhé.