Răng có vết đen không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ khiến nhiều người tự ti, mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm về sau. Vậy đâu là nguyên nhân khiến đốm đen xuất hiện trên răng và làm thế nào để khắc phục hiệu quả? Hãy cùng Elite Dental tìm hiểu rõ hơn trong bài viết!
1. Răng có vệt đen là gì?
Răng có vết đen là tình trạng các chiếc răng xuất hiện đốm đen trên bề mặt, hay còn gọi là cao răng đen. Đây là kết quả của những mảng bám màu vàng hình thành và tích tụ tại răng nhưng không được vệ sinh đúng cách nên chuyển sang màu nâu đen hoặc đen.
Tìm hiểu thêm: Răng nhiễm Fluor là gì?
2. Nhận biết các vị trí răng dễ xuất hiện vết đen
Đốm đen có thể tồn tại ở nhiều vị trí khác nhau như trên răng cửa, răng hàm hoặc răng khôn. Cụ thể:
2.1 Răng cửa có đốm đen
Bạn dễ dàng nhận biết bản thân đang gặp tình trạng đốm đen trên răng cửa bằng cách quan sát chân răng, kẽ răng hoặc mặt sau của răng. Nguyên nhân răng xuất hiện vết đen thường gặp nhất là vệ sinh răng miệng chưa đúng cách nên thức ăn thừa và mảng bám có điều kiện tích tụ ngày một nhiều.
2.2 Vết đen trên răng hàm
Bên cạnh răng cửa, bề mặt phía trên răng hàm cũng là vị trí thường xuyên có vết đen mà bạn có thể tự kiểm tra được. Vì đây là nơi bàn chải và chỉ nha khoa khó tiếp cận, do đó không thể loại bỏ hết mảnh thức ăn cũng như mảng bám.
2.3 Đốm đen trên răng khôn
Răng khôn là chiếc răng hàm cuối cùng, nằm ở vị trí khó tiếp cận nhất và dễ mọc lệch. Điều này khiến cho thức ăn thường xuyên kẹt lại, gây ra mùi hôi khó chịu, từ đó xuất hiện mảng bám và cao răng nếu không vệ sinh sạch sẽ, kỹ càng. Tuy nhiên, tình trạng đen răng khôn rất khó phát hiện nếu không có dụng cụ chuyên khoa.
3. Nguyên nhân khiến răng bị đen trên bề mặt
Có rất nhiều lý do làm cho bề mặt răng bị đen như:
3.1 Vôi răng tích tụ lâu ngày
Nếu vệ sinh răng miệng không kỹ càng sau mỗi bữa ăn thì mảng bám trên bề mặt răng ngày càng nhiều và về sau đông cứng dần (hay còn gọi là vôi răng) rồi chuyển sang màu nâu, đen. Điều này dẫn đến tình trạng răng có đốm đen, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Tham khảo: Cạo vôi răng và đánh bóng răng
3.2 Bị sâu răng
Răng bị đốm đen là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị sâu răng, nhất là sâu răng khoáng hóa (tức tình trạng cơ thể bị mất khả năng phục hồi men răng tự nhiên nên vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và ăn mòn nhanh chóng). Ngoài ra, còn kèm theo một số biểu hiện khác như đau nhức răng, xuất hiện lỗ sâu, ê buốt răng…
3.3 Răng bị đốm đen do hút thuốc lá, ăn thực phẩm có màu
Phần lớn rượu, bia, cà phê, thuốc lá… đều khiến răng thay đổi màu sắc vốn có, từ trắng sang vàng và cuối cùng là đen. Bên cạnh đó, các chất kích thích còn khiến men răng bị bào mòn, hơi thở có mùi và viêm nướu.
3.4 Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc kháng sinh thông dụng như Tetracycline, Minocycline, Chlorhexidine, Amoxicillin… có thể gây biến đổi màu sắc ban đầu của răng. Hơn nữa, thuốc còn làm gián đoạn quá trình hấp thu Canxi khiến răng yếu dần, dễ gãy.
3.5 Răng có vệt đen do di truyền
Nếu trong gia đình có người từng có tiền sử men răng yếu hay thiếu sản men răng tự nhiên, thì bạn cũng có khả năng mắc bệnh tương tự. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và ăn mòn men răng, gây ra hiện tượng răng có những vết đen.
3.6 Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên do phổ biến như trên, tình trạng răng bị đen trên bề mặt còn xuất phát từ một số tác nhân khác như:
- Men răng yếu: Men răng là lớp bao phủ bên ngoài răng nhằm mục đích bảo vệ ngà và tạo độ cứng chắc. Nếu men bị yếu đi thì có thể khiến răng xuất hiện đốm đen (vì vi khuẩn dễ dàng tấn công, ăn mòn men răng hơn bình thường), ê buốt chân răng, gãy răng…
- Dùng nước có chứa nhiều Flour: Nguồn nước nhiễm Flour là tác nhân trực tiếp mài mòn bề mặt răng, từ đó dẫn tới hiện tượng răng bị ố vàng và có đốm đen.
4. Răng bị đen mặt ngoài, mặt trong hoặc ở kẽ có sao không?
Có thể thấy, các vệt đen hay đốm đen bám trên bề mặt răng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khi nói cười, khiến người bệnh tự ti. Đặc biệt hơn, những vết đen đó chính là biến thể nặng của vôi răng nên nếu không chủ động làm sạch hoặc loại bỏ sớm thì sẽ gây nhiều tác hại nghiêm trọng như:
- Hôi miệng.
- Sâu răng.
- Viêm nướu, viêm nha chu.
- Nguy cơ tụt nướu, tiêu xương, mất răng vĩnh viễn.
5. Cách làm mờ vết đen trên răng tại nhà
Nếu răng có đốm đen nhẹ bám bên ngoài bề mặt do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống, vệ sinh hàng ngày hay thói quen hút thuốc lá thường xuyên thì bạn có thể áp dụng những cách trị đốm đen trên răng tại nhà hiệu quả sau:
- Dùng chanh tẩy vết đen trên răng: Tính axit của nước cốt chanh có khả năng khử mùi, khử khuẩn và làm trắng sáng răng tối ưu khi đều đặn sử dụng 2 lần/ngày, 3 – 5 phút/lần.
- Tẩy vệt đen ở răng bằng muối: Muối có tác dụng khử khuẩn, làm sạch khoang miệng hiệu quả, nên bạn cân nhắc đánh răng bằng muối (hoặc muối trộn nước cốt chanh) 2 lần/ngày, 2 – 3 phút/lần.
- Làm mờ vết đen răng bằng baking soda: Bạn sử dụng kem đánh răng cùng baking soda vệ sinh toàn bộ bề mặt răng miệng tối thiểu 2 lần/ngày để loại bỏ hết mọi mảng bám “cứng đầu”.
Nhìn chung, các phương pháp làm sạch cao răng đen bằng nguyên liệu tự nhiên kể trên đều mất rất nhiều thời gian và phải kiên trì áp dụng nhiều lần trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả nhất định. Ngoài ra cần lưu ý rằng nếu bạn không cẩn thận khi sử dụng thì những nguyên liệu mang tính axit mạnh đó có thể vô tình ảnh hưởng không tốt đến men răng, cụ thể là bào mòn men răng.
Lúc này, tốt nhất, bạn nên tìm đến địa chỉ nha khoa đáng tin cậy càng sớm càng tốt để loại bỏ đốm đen ở răng an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.
6. Phương pháp nha khoa giúp loại bỏ vết đen trên răng hiệu quả
Dưới đây là những giải pháp nha khoa phổ biến cho vấn đề răng có vết ố đen:
6.1 Lấy cao răng
Lấy cao răng (hay cạo vôi răng) là quy trình vệ sinh toàn bộ mảng bám và cao răng bằng sóng siêu âm. Cách chữa vết đen trên răng này giúp loại bỏ hết cao răng bám trên bề mặt răng, mà bàn chải thông thường không thể làm sạch, một cách nhẹ nhàng, không đau, không chảy máu.
6.2 Trám răng
Thêm một cách tẩy vết đen trên răng hiệu quả khác là trám răng – kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào vị trí mô răng bị thiếu. Hình thức được ưu tiên dùng trong trường hợp xuất hiện những vết đen tại mặt trước, mặt sau của răng do sâu răng nhẹ và chưa ảnh hưởng đến tủy.
Xem thêm: Trám răng thẩm mỹ
6.3 Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng bằng vật liệu sứ nhằm phục hồi màu sắc và chức năng răng như ban đầu. Đây là cách làm sạch vết ố đen trên răng áp dụng với trường hợp răng bị đốm đen ở kẽ răng, sâu hỏng nặng, đã mất nhiều mô cứng và hình thức trám răng không đảm bảo hiệu quả dài lâu.
Tốt nhất, bạn nên đến phòng khám uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để thăm khám kỹ càng, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị triệt để.
7. Làm thế nào để hạn chế hình thành vết đen trên răng?
Để ngăn chặn hiện tượng răng có vết ố đen, bạn nên duy trì những thói quen chăm sóc răng miệng tốt sau:
- Chải răng đều đặn tối thiểu 2 lần/ngày.
- Lựa chọn loại kem đánh răng có hàm lượng Flour phù hợp.
- Sử dụng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa/bàn chải kẽ răng/tăm nước tối thiểu 1 lần/ngày để làm sạch mảng thức ăn thừa.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm màu đậm, đồ ngọt và chất kích thích.
- Ưu tiên chọn những loại thực phẩm giàu Canxi (như các loại hạt, phô mai, sữa chua…) và vitamin D (như hải sản có vỏ, các loại cá, ngũ cốc, trứng…).
- Khám sức khỏe răng miệng định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng răng có vết đen. Lời khuyên hữu ích cho tất cả mọi người là nên đến khám răng định kỳ để phát hiện sớm mọi vấn đề phát sinh và có cách xử trí thích hợp.
Xem thêm: > Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng phải > Răng mọc ngầm: Dấu hiệu và Cách xử trí > Nguyên nhân khiến răng xỉn màu và cách khắc phục