Rau sam là một loại rau được sử dụng phổ biến trong dân gian, thường xuất hiện trong nhiều bữa cơm gia đình. Ngoài làm thức ăn, loại rau này có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá rau sam là gì và những ai không nên ăn rau sam ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!
Rau sam là gì?
Trong khoa học, rau sam có tên gọi là Portulaca oleracea. Rau sam xuất phát từ Ấn Độ và các nước Trung Đông, nhưng hiện nay đã thích nghi với nhiều môi trường khí hậu khác nhau và phát triển rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.
Cây rau sam được mô tả là loài cây mọng nước, với khoảng 93% thành phần là nước. Thân cây có màu đỏ, lá nhỏ màu xanh lục và hoa có thể có gam màu vàng hoặc hồng. Thân cây rau sam có thể mọc dài lên đến 40cm. Về hương vị, rau sam có hương vị hơi chua và mặn, tương tự như rau chân vịt hoặc cải xoong.
Ở Việt Nam, rau sam có thể được tìm thấy ở khắp các vùng miền. Thông thường, bạn có thể thấy rau sam mọc dại ở những bụi cỏ ven đường hoặc trong những khe nứt trên tường.
Lợi ích của rau sam đối với sức khỏe
Trước khi tìm hiểu chi tiết về nội dung những ai không nên ăn rau sam, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá một số tác dụng của cây rau sam đối với sức khỏe, cụ thể như:
Bảo vệ hệ thần kinh
Các thành phần trong rau sam có khả năng khử gốc tự do, giảm quá trình ức chế tế bào thần kinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng rau sam có khả năng bảo vệ hệ thống thần kinh và có thể hỗ trợ trong việc điều trị bệnh Parkinson.
Ngoài ra, loại dược liệu này cũng có khả năng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do thiếu oxy và ức chế enzyme acetyl cholinesterase (một enzyme thường gặp trong bệnh Alzheimer – sa sút trí tuệ). Vì vậy, rau sam có thể được coi là một vị thuốc hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh Alzheimer.
Điều trị đái tháo đường
Nghiên cứu trên động vật đã cho thấy rằng rau sam có khả năng giảm cân nặng, giảm mức axit béo tự do trong máu, tăng nồng độ insulin trong máu, giảm kháng insulin và làm giảm các biến chứng mạch máu liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2.
Do đó, hạt rau sam có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Khi sử dụng bột từ hạt rau sam 5g x 2 lần/ngày có thể giúp cải thiện rối loạn lipid máu, giảm tăng men gan ở người bệnh hiệu quả.
Chống oxy hóa
Tác dụng chống oxy hóa của rau sam đến từ các thành phần như gallotannin, omega-3, axit ascorbic, kaempferol, quercetin và apigenin. Những hợp chất này có khả năng điều chỉnh hoạt động chống oxy hóa của các enzyme trong cơ thể, từ đó giúp giảm tổn thương do các chất oxy hóa gây ra.
Chống ung thư
Rau sam chứa các hợp chất như polysaccharide, cerebroside, homoisoflavonoid và alkaloid, có khả năng gây ức chế tế bào ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó, rau sam có thể hỗ trợ người bệnh điều trị ung thư hiệu quả.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chứng minh rằng rau sam có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, bảo vệ dạ dày khỏi tổn thương do tác động của axit, bảo vệ gan, hỗ trợ trong việc điều trị hen suyễn và thậm chí có khả năng chữa lành các vết thương.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Rau sam được đánh giá là hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu. Rau sam có khả năng cải thiện tình trạng táo bón, hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, rau sam cũng giúp cơ thể đào thải chất dịch dư thừa, từ đó giúp quá trình giảm cân hiệu quả hơn.
Các tác dụng khác
Ngoài các lợi ích và tác dụng đã được đề cập ở trên, rau sam còn có những tác dụng khác như:
- Làm chậm các quá trình oxy hóa trong cơ thể.
- Phòng ngừa bệnh gout.
- Hỗ trợ trong việc chữa trị các vết thương do côn trùng cắn.
- Có khả năng chống nhiễm trùng.
- Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn.
Bên cạnh những lợi ích tiềm ẩn của rau sam. Vậy những ai không nên ăn rau sam ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi tiếp nội dung bên dưới nhé!
Những ai không nên ăn rau sam?
Những ai không nên ăn rau sam để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe? Sử dụng rau sam trong thực đơn mỗi ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe đối với các trường hợp sau đây:
- Bà bầu: Bầu ăn được rau sam không? Theo y học cổ truyền, rau sam có tính hàn và có thể gây kích thích tử cung. Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn rau sam, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Việc ăn rau sam có thể gây tử cung co bóp, gây ra sảy thai hoặc sinh non, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Người tiêu chảy: Rau sam có tính hàn, do đó không phù hợp cho người đang bị tiêu chảy do lạnh bụng. Vì điều này có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người có dạ dày yếu và tỳ vị yếu: Những người này cần nên hạn chế tiêu thụ rau sam để tránh tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và có thể gây suy giảm hệ miễn dịch cùng nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
- Người đang dùng thuốc Bắc: Trong quá trình sử dụng thuốc Bắc, tốt nhất là không nên ăn rau sam, vì việc tiêu thụ có thể giảm tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “những ai không nên ăn rau sam?”. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về rau sam, đồng thời cân nhắc sử dụng rau sam trong thực đơn dinh dưỡng đúng cách nhé!