Red flag là gì mà sao phải né?

3. Vì sao red flag trở nên phổ biến?

Về sau, red flag được sử dụng phổ biến hơn trong giao tiếp như tiếng lóng của từ “hãy cẩn thận” hoặc “hãy đề phòng”. Chẳng hạn như trong chứng khoán, red flag dùng để chỉ những điều mà các nhà đầu tư phải đặc biệt lưu ý khi tham gia giao dịch.

Tuy nhiên, bối cảnh mà từ này được dùng nhiều nhất là trong tình yêu. Nếu bạn Google từ khóa “red flags” thì kết quả trả về thường là những bài viết chỉ ra các dấu hiệu mà bạn không nên bỏ qua trong mối quan hệ. Ở Việt Nam, kết quả của google trend cũng cho thấy lượng tìm kiếm về red flag tăng vọt trong tháng 7/2021.

Kết quả trả về của từ red flags trên Google.

Có rất nhiều red flag khác nhau trong tình yêu, từ việc cả hai có nhiều bất đồng trong quan điểm đến việc đối phương cho thấy những hành vi độc hại. Chẳng hạn Mark Manson, tác giả self-help nổi tiếng đã chỉ ra những red flag sau:

  • Liên tục đổ lỗi cho những sai lầm trong quá khứ
  • “Bóng gió” và gây hấn thụ động
  • Dùng mối quan hệ như cái cớ để chỉ trích, hăm dọa người kia
  • Đổ lỗi cho đối phương về cảm xúc của mình
  • Cho rằng phải yêu thì mới ghen
  • Giải quyết bất đồng bằng vật chất

Ngoài tình yêu, mọi người còn tìm kiếm red flag trong tình bạn hay red flag trong công việc.

Thiên kiến tiêu cực (negativity bias) là một nguyên nhân khiến mọi người chú ý đến red flag như vậy. Việc nhận biết sớm những vấn đề được xem là một “tấm khiên” bảo vệ bản thân, khuyến khích bạn đề phòng, tìm giải pháp hoặc thoái lui thay vì mắc kẹt trong mối quan hệ tồi tệ.

Tuy nhiên, bên cạnh việc “vạch lá tìm sâu”, bạn cũng nên để ý đến những khía cạnh tích cực (green flag) thay vì chỉ chăm chăm gắn nhãn red flag lên những mọi thứ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *