Sau khi mổ mắt cận kiêng ăn gì và nên ăn gì để cơ thể mau hồi phục?

Sau khi phẫu thuật cận thị, chăm sóc mắt là bước quan trọng để giúp vết thương nhanh lành và đẩy nhanh quá trình hồi phục mắt. Ngoài việc nghỉ ngơi, tránh các hoạt động thể chất, dành thời gian để mắt thư giãn thì chế độ ăn uống cũng cần được quan tâm. Vậy sau khi mổ mắt cận kiêng ăn gì và nên ăn gì cơ thể mau hồi phục? Mọi thông tin chi tiết sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Sau khi mổ mắt cận kiêng ăn gì?

Sau khi mổ mắt cận kiêng ăn gì? Theo các chuyên gia, bác sĩ nhãn khoa, sau mổ cận, mọi sinh hoạt, ăn uống của người bệnh đều diễn ra bình thường. Tuy nhiên, phẫu thuật ít nhiều cũng gây ra những tổn thương nhất định cho mắt. Do đó, để vết thương vùng mắt nhanh lành, thời gian đầu sau khi mổ người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm sau:

1. Thực phẩm cay nóng

Ớt, hành, tỏi, gừng, hạt tiêu… là nhóm thực phẩm cay nóng dễ gây kích ứng và cần kiêng ăn sau phẫu thuật cận thị. Bởi ăn nhiều thực phẩm này sẽ khiến cơ thể nóng trong, khiến vết thương lâu lành. Do đó, cần kiêng ăn thực phẩm cay nóng ít nhất một tháng hoặc cho đến khi vùng mắt lành và ổn định hẳn.

2. Rượu bia và các chất kích thích

Rượu, bia, thức uống có cồn, cà phê, thuốc lá… cũng nên kiêng sau khi mổ mắt cận. Lạm dụng rượu bia, chất thích thích sẽ khiến cơ thể không đào thải hết, nồng độ cồn trong máu tăng cao. Độc tố trong máu còn sẽ gây hại cho gan, ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác và gây suy giảm thị lực. Mặt khác, chất kích thích khi nạp vào cơ thể cũng gây cản trở chất dinh dưỡng đến với mắt, khiến giác mạc thiếu chất dinh dưỡng và vết thương lâu lành hơn.

Nên hạn chế uống bia rượu để bảo vệ thị lực của mắt và sức khỏe chung

3. Các thực phẩm dễ gây dị ứng

Trứng, hải sản (tôm, cua, ốc, mực…) là những thực phẩm chứa chất tanh dễ gây dị ứng cho cơ thể, nhất là vết thương vùng mắt. Ăn nhiều hải sản có thể gây dị ứng, vùng mắt bị ngứa, nổi mẩn hoặc kích ứng… Do đó, với các thực phẩm dễ kích ứng như vậy sau mổ mắt cận cũng cần kiêng ăn một thời gian.

4. Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa

Đồ chiên rán (thịt rán, cá rán, khoai chiên…) là nhóm thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa. Loại chất béo này chứa nhiều cholesterol, có thể gây các bệnh: xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đau tim và làm giảm thị lực. Do đó, sau mổ mắt để không làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương người bệnh nên kiêng ăn nhóm thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa này.

5. Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường

Chế độ ăn uống nhiều đường vừa không tốt cho sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương ở mắt. Lượng đường trong máu tăng cao, từ một vài con đường và cơ chế tác động xấu đến thủy tinh thể, nặng có thể gây vỡ động mạch máu trong mắt, xuất huyết mắt, suy giảm thị lực [1]. Do đó, sau mổ mắt cận nên kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều đường cho đến khi mắt lành hẳn.

Mổ mắt cận kiêng ăn gì? Nên kiêng ăn nhiều đường vì đường trong máu tăng tác động xấu đến thủy tinh thể

6. Thực phẩm quá mặn

Ăn mặt, chế độ ăn nhiều muối không tốt cho vết thương vùng mắt. Trong các thực phẩm: Thịt đóng hộp, thịt xông khói, xúc xích, dăm bông,… tất cả đều có hàm lượng muối cao. Khi ăn nhiều muối, cơ thể sẽ bị tích nước, vùng mắt có cảm giác sưng phù, nặng trĩu nhìn như sụp mí. Ăn nhiều muối cũng khiến huyết áp tăng cao. Do đó, sau mổ mắt cận nên xây dựng chế độ ăn ít muối để tránh gây tổn thương cho các mạch máu trong võng mạc.

Sau khi mổ mắt cận nên ăn gì để mau phục hồi cơ thể?

Ngoài quan tâm đến vấn đề mổ mắt cần kiêng ăn những gì? Để giúp mắt hồi phục nhanh hơn, người bệnh cũng nên chú ý xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh. Vậy nên ăn gì sau khi mổ mắt cận? Dưới đây là nhóm thực phẩm nên ăn sau phẫu thuật mổ cận:

Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:’+txthoten+’ Số điện thoại:’+txtdienthoai+’ Địa chỉ: ‘+txtdiachi+’Email: ‘+txtmail+’Ngày sinh: ‘+txtngaysinh+’ Nội dung: ‘+txtnoidung+’ Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 – 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 – 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh ‘; jQuery(‘#div_kq_lienhe’).html(nd); jQuery(‘#div_kq_lienhe’).addClass(“active”); jQuery(“#div_kq_lienhe #form_close”).click(function () { jQuery(‘#div_kq_lienhe .mail_thongbao’).remove(”); jQuery(‘#div_kq_lienhe’).removeClass(‘active’); }); jQuery(“body”).removeClass(“load”); document.getElementById(“frm_canhan”).reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById(“frm_canhan”).reset(); return false; } }); } }); jQuery(“#txtdienthoai”).keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional[“vi-VN”] = { closeText: “Đóng”, prevText: “Trước”, nextText: “Sau”, currentText: “Hôm nay”, monthNames: [“Tháng một”, “Tháng hai”, “Tháng ba”, “Tháng tư”, “Tháng năm”, “Tháng sáu”, “Tháng bảy”, “Tháng tám”, “Tháng chín”, “Tháng mười”, “Tháng mười một”, “Tháng mười hai”], monthNamesShort: [“Tháng 1”, “Tháng 2”, “Tháng 3”, “Tháng 4”, “Tháng 5”, “Tháng 6”, “Tháng 7”, “Tháng 8”, “Tháng 9”, “Tháng 10”, “Tháng 11”, “Tháng 12”], dayNames: [“Chủ nhật”, “Thứ hai”, “Thứ ba”, “Thứ tư”, “Thứ năm”, “Thứ sáu”, “Thứ bảy”], dayNamesShort: [“CN”, “Hai”, “Ba”, “Tư”, “Năm”, “Sáu”, “Bảy”], dayNamesMin: [“CN”, “T2”, “T3”, “T4”, “T5”, “T6”, “T7”], weekHeader: “Tuần”, dateFormat: “dd/mm/yy”, firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: “” }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional[“vi-VN”]); }); jQuery(‘#txtngaysinh’).datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: “-150:+0”, maxDate: new Date() }); }); });

1. Thực phẩm giàu đạm

Thịt bò, trứng, sữa, ức gà, đậu nành, bơ, bông cải, súp lơ xanh… làm những thực phẩm giàu đạm nên tăng cường ăn sau phẫu thuật mắt. Đạm không chỉ cung cấp dưỡng chất toàn diện cho cơ thể mà còn giúp vết thương vùng mắt nhận đủ dinh dưỡng thiết yếu và quá trình hồi phục sau phẫu thuật được rút ngắn.

2. Thực phẩm giàu chất béo tốt

Bơ, phô mai, cá biển, các loại hạt, dầu oliu, dừa… các loại thực phẩm chứa một hàm lượng lớn chất béo tốt cho mắt. Bổ sung nhóm thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày cũng giúp võng mạc hoạt động tốt, hỗ trợ quá trình điều tiết nước mắt và giảm sự hình thành sẹo.

3. Thực phẩm giàu Omega-3

Cá thu, cá hồi, dầu gan cá tuyết, cá trích, cá mòi, hàu, óc chó, hạnh lanh, đậu nành,… là nhóm thực phẩm giàu Omega-3 tự nhiên tốt cho đôi mắt và quá trình hồi phục vết thương sau mổ mắt. Do đó, trong bữa ăn hàng ngày người bệnh nên tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm này.

4. Thực phẩm bổ sung Probiotics

Probiotics – Nhóm vi khuẩn có ích, lành mạnh, chống lại các vi rút, vi khuẩn người bệnh có nguy cơ mắc phải khi nằm viện hoặc sau khi phẫu thuật. Probiotics có nhiều từ sữa chua, kim chi, dưa cải bắp… bổ sung một lượng vừa đủ sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ làm ổn định vết thương. Do đó, người bệnh sau khi mổ cận có thể bổ sung Probiotics để tăng cường hiệu quả phục hồi vết thương sau phẫu thuật.

5. Rau xanh

Rau xanh chứa nhiều vitamin, chất xơ, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp mắt và cơ thể khỏe mạnh. Rau xanh không chỉ chứa các vitamin khoáng chất như vitamin A, C, E, canxi, cali… mà còn chứa chất chống oxy hóa trong đó có lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ hoàng điểm của mắt. Do đó, sau phẫu thuật cận thị, người bệnh cũng nên tăng cường ăn các loại rau xanh như: Súp lơ, bông cải xanh, rau bina, rau muống, mồng tơi… để cung cấp đủ dưỡng chất cho mắt nhanh chóng hồi phục.

Bổ sung các loại rau xanh, củ, quả và các loại hạt tốt cho mắt

6. Các loại củ

Cà rốt, khoai tây, khoai lang… là những loại củ giàu carbohydrate giúp cơ thể chống mại mệt mỏi và khiến người bệnh cảm thấy thoải mái hơn sau các phẫu thuật.

7. Các loại trái cây

Cam, quýt, cà chua, táo, nho, bưởi, cherry… là trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể và sức khỏe của mắt. Đặc biệt là những loại quả mọng như: Việt quất, mâm xôi, dâu tây,… giàu vitamin A, C, E… giúp tăng cường thị lực, tái tạo collagen và mô mềm, giúp làm lành vết thương nhanh sau phẫu thuật.

Khi nào người bệnh có thể ăn uống bình thường sau khi mổ cận?

Sau phẫu thuật cận thị, quá trình hồi phục của mắt qua 3 giai đoạn:

  • Sau phẫu thuật 1 ngày: Vùng mắt hơi sưng, có thể cộm mắt, chảy nước mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng và có thể hơi đau.
  • Sau phẫu thuật 1 tuần: Mắt đã hồi phục dần, mắt hết sưng, hết cộm mắt nhưng mắt vẫn chảy nước, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Sau phẫu thuật 1 tháng: Vết thương đã lành, mắt ổn định, nhưng chưa hồi phục hoàn toàn, cần chăm sóc vệ sinh mắt để tránh nhiễm trùng.
Sau phẫu thuật cận thị người bệnh nên chăm sóc mắt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Như vậy, sau khi mổ cận khoảng 1 tháng thì người bệnh có thể trở lại ăn uống bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt cho sức khỏe của đôi mắt cũng như cơ thể nói chung, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung thực phẩm lành tính, hạn chế uống bia rượu, sử dụng các chất kích thích…

Mọi thắc mắc về cận thị, phẫu thuật cận thị, dinh dưỡng sau mổ hoặc các bệnh lý liên quan đến mắt. Để đặt lịch khám với các chuyên gia, bác sĩ nhãn khoa đầu ngành tại Trung tâm Mắt Công nghệ cao, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:

Hy vọng qua bài viết trên mọi người đã phần nào giải đáp được thắc mắc, sau khi mổ mắt cận kiêng ăn gì và nên ăn gì? Cùng với đó là thời gian kiêng khem để trở lại chế độ ăn uống bình thường sau phẫu thuật. Mắt cũng giống như nhiều cơ quan khác trên cơ thể cần được chăm sóc và nuôi dưỡng từng ngày để có được chất lượng thị lực tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *