Sữa hạt, một thức uống cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng, đang trở thành một lựa chọn phổ biến không chỉ ở Việt Nam và còn trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về sữa hạt và tìm hiểu về những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe. Đồng thời, Pharmacity cũng giúp giải đáp các thắc mắc của người dùng xoay quanh việc sử dụng sữa hạt ngay dưới đây.
Sữa hạt là gì?
Sữa hạt là gì?
Sữa hạt là một loại đồ uống được chiết xuất từ các loại hạt khác nhau. Tùy thuộc vào nguồn gốc nguyên liệu, sữa hạt có thể được chế biến từ ngũ cốc như gạo, yến mạch, hoặc từ các loại đậu như đậu nành, đậu phộng. Ngoài ra, một số loại hạt giàu chất béo như hạnh nhân, hạnh đào, óc chó, macca… cũng được sử dụng để sản xuất sữa hạt. Với đặc tính giống “cháo loãng”, sữa hạt phù hợp cho mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người già và cả những người đang tuân theo chế độ thuần chay.
Các loại sữa hạt đang được ưa chuộng
Một số loại sữa hạt đang được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng bởi những lợi ích sức khỏe và hương vị đặc trưng, bao gồm:
-
Sữa đậu nành: Được biết đến với hàm lượng protein cao và không chứa lactose, phù hợp cho người lớn tuổi và những người có nguy cơ bệnh tim mạch.
-
Sữa hạnh nhân: Nổi tiếng với vitamin D và E, cung cấp năng lượng mà không gây rối loạn hormone.
-
Sữa óc chó: Chứa nhiều vitamin và omega 3, tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
-
Sữa yến mạch: Cung cấp nhiều vitamin và chất xơ, tốt cho tim mạch.
-
Sữa hạt điều: Giúp kiểm soát trọng lượng và cải thiện sức khỏe tim mạch.
-
Sữa bí ngô: Phù hợp cho người dị ứng sữa động vật và người ăn chay, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe.
-
Sữa bắp: Chứa nhiều tinh bột và chất xơ, giúp chống lão hóa và tăng cường sức đề kháng.
-
Sữa gạo lứt: Giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho hệ hô hấp và tiêu hóa.
-
Sữa macca: Cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng, tốt cho tim mạch và xương khớp.
-
Sữa hạt dẻ: Chứa nhiều omega 3 và vitamin, giúp chống oxy hóa và tăng cường sức khỏe làn da.
-
Sữa mè đen: Giúp cải thiện làn da và hệ tiêu hóa, tốt cho xương và tim mạch.
-
Sữa hạt sen: Thơm mát, giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe thần kinh.
-
Sữa hạt chia: Cung cấp protein và omega 3, tốt cho tim mạch và trí não.
Mỗi loại sữa hạt mang lại những lợi ích sức khỏe riêng biệt, giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sở thích của người tiêu dùng.
Sữa hạt có thể được chiết xuất từ các loại hạt khác nhau
Tác dụng của sữa hạt đối với sức khỏe
Sữa hạt có hương vị thơm ngon, dễ uống và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể như:
Tác dụng của sữa hạt: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Sữa hạt là một nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào, bao gồm vitamin, chất xơ và nhiều khoáng chất như magie, sắt, kali, canxi và vitamin D. Bên cạnh đó, sữa hạt chứa axit béo omega-6, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Đồng thời, sữa hạt cũng là nguồn chất đạm dồi dào, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh.
Tăng cường hệ miễn dịch
Uống sữa hạt có tốt không? Sữa hạt không chỉ là thức uống ngon miệng mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn một cách hiệu quả. Trong đó, Omega-3, một thành phần nổi bật có trong sữa hạt, có tác dụng làm giảm viêm và tối ưu hóa cấu trúc hóa học của máu, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, chất béo và chất đạm trong sữa hạt không chỉ cung cấp năng lượng mà còn hỗ trợ việc tăng cường và duy trì khả năng đề kháng của cơ thể, giúp bảo vệ chúng ta khỏi các tác nhân gây bệnh.
Tác dụng của sữa hạt: Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Các loại sữa hạt có chứa nhiều vitamin E, axit béo omega-3, chất xơ và chất béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol và tiêu viêm, làm cho mạch máu khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Đặc biệt, người già và những người mắc các vấn đề về huyết áp hoặc tiểu đường nên uống 300ml-500ml sữa hạt hàng ngày vào bữa sáng và sau giấc ngủ trưa. Tuy nhiên, cần hạn chế uống quá 500ml/ngày để tránh tình trạng khó tiêu và đầy bụng.
Tác dụng của sữa hạt: Tốt cho mắt
Sữa hạt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe mắt, bởi chúng chứa hai hợp chất Gutein, Zeaxanthin và có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp duy trì thị lực và bảo vệ đôi mắt khỏi những tổn thương từ bên ngoài. Nhờ các hợp chất kể trên, người uống sữa hạt thường xuyên có thể giảm được nguy cơ mất thị lực và các vấn đề về mắt khác.
Sữa hạt có tác dụng bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho mắt
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Sữa hạt là một loại thức uống tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt cho những người gặp khó khăn với việc dung nạp lactose. Bởi vì các loại sữa hạt thường không chứa lactose, rất thích hợp cho những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa liên quan đến lactose. Bên cạnh đó, việc sử dụng sữa hạt thay vì sữa bò không chỉ đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, mà còn loại bỏ nguy cơ bị dị ứng hoặc vấn đề tiêu hóa.
Sữa hạt chứa ít năng lượng
Sữa hạt so với sữa từ động vật thì cung cấp năng lượng ít hơn khá nhiều. Như trong 100ml sữa bò có chứa khoảng 63 calo, trong khi 100ml sữa đậu nành chỉ chứa khoảng 26 calo và sữa hạt tách béo khoảng 32 calo.
Sữa hạt chứa ít năng lượng, không gây béo và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Điều này có lợi cho việc kiểm soát và duy trì cân nặng của mình. Bạn cũng có thể xem xét thay thế bữa ăn trong ngày (ví dụ: bữa sáng hoặc bữa tối) bằng sữa hạt không đường, nhưng cần hạn chế uống quá 500ml/ngày.
Sữa hạt chứa ít năng lượng hỗ trợ giảm cân
Tác dụng của sữa hạt: Giúp kiểm soát đường huyết
Sữa hạt có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, vì các loại hạt tự nhiên thường có chỉ số đường huyết thấp. Ngoài ra, sữa hạt có thể giúp giảm tối thiểu lượng đường trong máu nhờ vào khả năng làm giảm cảm giác thèm đồ ngọt và tạo cảm giác no lâu hơn sau khi dùng. Điều này rất có lợi cho người đang trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường.
Xem thêm:
Thế Nào Là Chỉ Số Đường Huyết Bình Thường?
Tăng cường sức khỏe cho làn da
Uống sữa hạt có tốt không? Sữa hạt không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp cải thiện và duy trì làn da khỏe mạnh. Tác dụng này chủ yếu là nhờ vào sữa hạt rất giàu chất đồng, giúp điều chỉnh quá trình sản xuất các protein quan trọng cho da như collagen và elastin. Ngoài ra, sữa hạt còn chứa các thành phần tự nhiên giúp hỗ trợ chống lão hóa, đồng thời tăng cường hệ tiêu hóa và đào thải độc tố, từ đó duy trì làn da hồng hào, sáng khỏe và tươi trẻ.
Xem thêm:
Uống gì đẹp da? 8 loại thức uống giúp làn da khỏe khoắn, chống lão hóa từ bên trong
Sữa hạt giúp tăng cường sức khỏe cho làn da
Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng sữa hạt
Sữa hạt là một loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi sử dụng sữa hạt, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
-
Dễ gây dị ứng: Trước khi bổ sung sữa hạt vào chế độ dinh dưỡng của mình, hãy kiểm tra xem bạn có dị ứng với loại hạt nào không. Điều này là rất quan trọng để tránh các phản ứng có hại cho cơ thể.
-
Đối với trẻ nhỏ: Nếu bạn muốn cho trẻ em sử dụng sữa hạt thay thế hoàn toàn cho các loại sữa tươi khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Vì nếu bạn cho trẻ dùng sữa hạt mà không cân đối được chế độ dinh dưỡng, thì có thể gây còi xương và suy dinh dưỡng.
-
Không phải là thuốc: Sữa hạt không phải là thuốc chữa bệnh hoặc phương pháp điều trị. Nó có thể là một phần của chế độ ăn lành mạnh nhưng không thay thế hoàn toàn được bữa ăn chính.
-
Kiểm soát cân nặng: Nếu muốn sử dụng sữa hạt để giúp kiểm soát cân nặng, bạn có thể thay thế một bữa sáng hoặc bữa tối bằng sữa hạt. Tuy nhiên, nếu không có ý định giảm cân, không nên thay thế hoàn toàn bữa sáng bằng sữa hạt, mà chỉ dùng nó như là một loại thức uống thông thường.
Sữa hạt không phải là thuốc chữa bệnh hoặc phương pháp điều trị
[Giải đáp] Uống sữa hạt có béo không?
Uống sữa hạt có béo không? Có thể béo cũng có thể không, tùy thuộc vào cách bạn uống sữa hạt.
Sữa hạt chứa lượng chất béo tùy thuộc vào loại hạt và cách chế biến. Các loại hạt như hạt điều, macca, óc chó, mè, và hạt hạnh nhân thường giàu chất béo, với khoảng 600 – 700 kcal trong mỗi 100g hạt, và bạn có thể tạo ra khoảng 1 lít sữa hạt từ số lượng hạt này. Ngược lại, hạt ngũ cốc như yến mạch, gạo lứt, và ngô thường có khoảng 300 – 400 kcal trong mỗi 100g hạt và có thể tạo ra tương tự 1 lít sữa.
Khi nấu sữa hạt, thường sẽ thêm đường và các nguyên liệu khác để làm tăng độ ngọt và hương vị. Vì vậy, lượng đường được thêm vào có thể dao động từ 300 – 600 kcal mỗi lít sữa. Uống sữa hạt có thể cung cấp một lượng năng lượng đáng kể, vì vậy, cần cân nhắc và kiểm soát khẩu phần ăn để duy trì cân nặng của bạn.
Dưới đây là một số cách giúp bạn uống sữa hạt mà không bị tăng cân:
-
Uống sữa hạt thay cho bữa ăn sáng hoặc bữa phụ, điều này sẽ giúp bạn giảm lượng calo nạp vào cơ thể trong ngày.
-
Uống sữa hạt không đường hoặc ít đường, bởi vì đường là một trong những nguyên nhân chính gây tăng cân.
-
Nếu có thể, hãy tự làm sữa hạt tại nhà để kiểm soát lượng calo và chất béo nạp vào.
-
Uống sữa hạt với lượng vừa phải, khoảng 200 – 300ml/ngày.
Nếu bạn đang muốn giảm cân, bạn nên hạn chế uống sữa hạt vào buổi tối. Bởi sữa hạt chứa nhiều calo và chất béo, có thể khiến bạn no và không muốn ăn tối, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp uống sữa hạt với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để đạt được hiệu quả giảm cân tốt nhất.
Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát về sữa hạt, một loại thức uống vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu tâm những điểm quan trọng được liệt kê trong bài để đảm bảo khi sử dụng không có bất kỳ vấn đề tiêu cực nào sẽ xảy ra. Hy vọng rằng những thông tin mà Pharmacity cung cấp trên đây là hữu ích với bạn. Chúc bạn luôn khoẻ!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm:
-
Kombucha: Thức uống lên men giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe
-
Uống nước ép: 5 loại nước ép trái cây tốt cho sức khỏe và những điều nên tránh
-
Chè dưỡng nhan: Bí quyết làm đẹp, bồi bổ sức khỏe đến từ thiên nhiên
-
Sữa đậu nành bao nhiêu calo? Uống có béo không?
-
Ăn cay thật sự có lợi hay có hại cho sức khỏe?
-
Bí quyết nhịn ăn gián đoạn theo độ tuổi giảm cân hiệu quả