Tật mắt nhỏ là gì? Những điều cần biết

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Tật mắt nhỏ

Đối với trẻ sơ sinh, bác sĩ có thể chẩn đoán con bạn mắc tật mắt nhỏ thông qua khám. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán sớm tật mắt nhỏ của trẻ khi còn trong bụng mẹ.

Các xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán tật mắt trước khi trẻ sinh ra gồm:

  • Siêu âm thai: Siêu âm sử dụng sóng tần số cao để tạo ra hình ảnh. Tuy nhiên không phải lúc nào siêu âm thai cũng có thể phát hiện tật mắt nhỏ.
  • MRI thai: Đây là xét nghiệm chuyên biệt có thể hữu ích trong đánh giá các dị tật bẩm sinh của thai nhi và biến chứng liên quan.
  • Xét nghiệm di truyền như xét nghiệm sàng lọc Quad marker: Là xét nghiệm máu được thực hiện ở tuần thứ 15 đến tuần thứ 20 của thai kỳ nhằm cung cấp thông tin về các rối loạn di truyền của thai nhi.
Siêu âm thai định kỳ có thể giúp phát hiện sớm dị tật bẩm sinh trong đó có tật mắt nhỏ

Phương pháp điều trị Tật mắt nhỏ

Bác sĩ không thể thay một con mắt mới cho những trẻ sinh ra mắc tật mắt nhỏ. Các phương pháp điều trị hiện nay:

Nội khoa

  • Kính hay kính áp tròng: Giúp điều chỉnh tật khúc xạ nếu con bạn có dấu hiệu nhược thị (hay nhìn kém). Kính bảo vệ khá quan trọng nếu con bạn chỉ có một mắt nhìn rõ. Tùy thuộc vào phần nào của mắt có liên quan đến tật mắt nhỏ, trẻ vẫn có thể nhìn rõ, đặc biệt khi có kính điều chỉnh.
  • Tập luyện với chuyên gia dành cho người khiếm thị, nhà điều trị thị lực kém và chuyên gia về thị lực cho trẻ. Những bài tập sẽ giúp trẻ học cách đi lại, nói chuyện và tương tác với người xung quanh.

Ngoại khoa

  • Phẫu thuật có thể được chỉ định khi con bạn có tình trạng đục thủy tinh thể hoặc coloboma mắt hoặc phẫu thuật giúp đặt các thiết bị hỗ trợ cho thị lực.
  • Conformers: Là những thiết bị được lắp vào hốc mắt giúp mắt bạn có thể phát triển bình thường. Các thiết bị này cần được thay đổi khi bạn lớn hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *