Có người đã từng nói: Gương mặt của Quy Nhơn là biển, cốt cách của Quy Nhơn là võ cổ truyền, tâm hồn của Quy Nhơn là đồi Thi Nhân nơi thi sĩ Hàn Mặc tử yên nghỉ và lịch sử của Quy Nhơn chính là di tích Tháp Đôi”. Hãy cùng Quy Nhơn Trip khám phá Tháp đôi Quy Nhơn – lối kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa Chăm Pa này nhé!
Vị trí, cách di chuyển đến Tháp đôi Quy Nhơn
Cách trung tâm thành phố tầm 3km về hướng Tây Bắc. Tháp Đôi Quy Nhơn tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Cách di chuyển: Du khách có thể đi tới đây bằng mọi phương tiện ô tô, xe máy hoặc xe khách. Nếu chọn đi bằng xe khách, hãng xe Phương Trang được nhiều người khuyên chọn vì giá vé hợp lý. Nếu đi ô tô hay xe máy, từ Cầu Đôi theo quốc lộ 19 hướng thành phố khoảng 650m. Bạn sẽ thấy Tháp đôi nằm bên trái. Ngoài ra, với du khách ở xa, có thể lựa chọn phương tiện là máy bay tới Quy Nhơn. Sau đó đi ô tô hoặc xe khách giường nằm hay ghế ngồi di chuyển đến Tháp Đôi.
Vé tham quan và giờ mở cửa
Thời gian mở cửa tham quan ở đây là từ 7h – 11h30 và từ 13h30 – 17h, tất cả các ngày trong tuần.
Giá vé tham quan rất rẻ chỉ 8.000 đồng/lượt .Đây chỉ là phí vệ sinh cho các cô chú lao công thôi, thêm 5.000 đồng tiền giữ xe nữa. Như vậy, bạn chỉ mất 13.000 đồng thôi là có thể thăm thú. Khám phá toàn bộ công trình độc đáo này rồi.
Lịch sử Tháp đôi Quy Nhơn
Bạn có biết! Tháp Đôi có nhiều tên gọi khác nhau. Vì tháp nằm trên vùng đất thuộc làng Hưng Thạnh xưa nên còn có tên gọi Tháp Hưng Thạnh. Theo Quách Tấn trong sách “Nước non Bình Định”, người Pháp gọi tháp này là Tour Kh’mer. Đây là một trong tám cụm tháp Chăm còn lại trên đất Bình Định ngày nay. Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 11 – đầu thế kỷ 13. Đây là thời kỳ vương quốc Chăm Pa gặp nhiều biến động.
Trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm, tháp đã bị phá hủy nặng nề. Tuy nhiên, từ năm 1990 đến năm 1997, Tháp Đôi ở Quy Nhơn đã được trùng tu. Tôn tạo bởi những người thợ lành nghề. Cùng với sự giúp đỡ của các nhà khoa học, khảo cổ học trong nước, các chuyên gia đến từ Ba La. Và sự đầu tư của Nhà nước nên địa điểm này lấy lại được dáng vẻ gần như ban đầu.
Hiện nay, Tháp Đôi tọa lạc trên khu đất đẹp, bằng phẳng, rộng hơn 6.000 m2. Thấp thoáng trong bóng những cây dừa, cau và hoa đại (những loài cây gắn liền với văn hóa Chăm). Tháp cũng trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Quy Nhơn, Bình Định.
Cấu trúc Tháp Đôi
Tháp Đôi là một trong tám cụm tháp Chăm còn lại trên đất Bình Định ngày nay, một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm mang màu sắc tôn giáo đặc sắc. Theo các nhà nghiên cứu, tháp có niên đại cuối thế kỷ 11 – đầu thế kỷ 13, thời kỳ vương quốc Chămpa gặp nhiều biến động. Tháp có cấu trúc độc đáo, gồm hai tháp, tháp lớn cao khoảng 25m, tháp nhỏ cao 23m, cửa chính của hai tháp đều quay về hướng Nam. Tháp được xây bằng gạch nung xếp khít với nhau bằng một thứ chất kết dính đặc biệt, một kỹ thuật xây độc đáo chỉ có ở người Chăm mà ngày nay người ta vẫn chưa giải mã được. Tháp được cấu trúc thành ba phần chính: Chân tháp là khối đá (tháp lớn), gạch (tháp nhỏ) được xếp chồng một cách vững chãi; thân tháp khối vuông và đỉnh tháp mặt cong được tạo thành bởi gạch nung xếp khít chặt. Các góc tháp được trang trí bằng nhiều tượng chim thần Garuda, tạp chủng đầu voi mình sư tử và hình người ngồi có 6 hoặc 8 tay bằng đá theo tín ngưỡng của người Chăm. Tất cả đều được chạm khắc rất tinh xảo, sinh động. Bên trong tháp lớn thờ linh vật linga và yoni thông qua biểu tượng cối và chày giã gạo.
Tháp Đôi là một trong những quần thể tháp đẹp nhất của hệ thống tháp Chăm rải rác khắp vùng duyên hải Nam Trung bộ. Trải qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, tháp Đôi từng bị hư hại khá nghiêm trọng. Từ năm 1990 đến 1997, được sự giúp đỡ của các chuyên gia đến từ Ba Lan, các nhà khảo cổ học trong nước cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ khoa học và những người thợ lành nghề ở Quy Nhơn, tháp Đôi được Nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng trùng tu, tôn tạo để có được dáng vẻ gần như ban đầu. Hiện nay, tháp Đôi tọa lạc trên khu đất đẹp, bằng phẳng, rộng hơn 6.000 m2, thấp thoáng trong bóng những cây dừa, cau và hoa đại (những loài cây gắn liền với văn hóa Chăm), trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Quy Nhơn, Bình Định.
Đến với tháp Đôi Quy Nhơn, chiêm ngưỡng công trình nghệ thuật-tôn giáo độc đáo từ trí tuệ và bàn tay tài hoa của người Chăm xưa, ngậm ngùi trước phế tích còn lại của một vương triều đã mất, lắng lòng trước sự khắc nghiệt của thời gian và dâu bể tang thương chắc chắn sẽ đem lại cho du khách nhiều điều thú vị.
Nếu bạn có dự định đi Du lịch Quy Nhơn thì đừng bỏ qua Tháp Đôi nhé! Hãy đến đây để chiêm ngưỡng công trình nghệ thuật, tôn giáo độc đáo từ trí tuệ và bàn tay tài hoa của người Chăm xưa. Ngậm ngùi trước phế tích còn lại của một vương triều đã mất, lắng lòng trước sự khắc nghiệt của thời gian. Đây sẽ là một trải nghiệm khó quên dành cho bạn khi đến đây.
Vị trí
79767 lượt xem