1. Ý nghĩa và nguồn gốc ông Công – Ông Táo.Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc.Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người, nên để cho vua bếp phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người Việt đã làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Ngọc Hoàng.Vì vậy, người dân tin rằng thờ cúng ông Táo là để vị thần Bếp núc phù hộ cho gia chủ luôn bình yên đầy đủ, mang đến sự ấm no, yên ấm. Quan niệm dân gian, ông Táo vào dịp cuối năm sẽ đi chầu Ngọc Hoàng báo lại tình hình làm ăn, lối sống của mỗi gia đình.
Hình 1. Mâm cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp.
2. Thời gian cúng ông táo.Theo quan niệm dân gian, các gia đình có thể cúng ông Công – ông Táo vào trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Theo các chuyên gia văn hóa, mọi người có thể cúng tiễn ông Công – ông Táo bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp cho tới ngày 23 tháng Chạp.
Hình 2. Mâm cúng ông Công – ông Táo.
3. Lễ vật cần cơ bản cần có cúng ông Táo.– 3 bộ mã Táo quân: + 3 mũ ông táo : 2 chiếc dành cho Táo ông loại có cánh chuồn và 1 chiếc cho Táo bà thì không có phần cánh chuồn+ Hài Táo quân: 2 đôi hài nam, 1 đôi hài nữ.- Bộ giấy cúng ông Táo.- Cá chép: Theo tương truyền, cá chép là chính là phương tiện duy nhất để sử dụng cho ông Táo về Trời. Chính vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, mọi nhà thường hay mua một vài con cá chép nhỏ, thả vào chậu nước, đặt kế mâm cỗ khi cúng ngụ ý “cá chép hóa rồng” đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh (thả ra ao, hồ, sông) sau khi cúng. Bạn không cần phải cố chọn những con cá to. Chỉ cần chọn những con cá khỏe mạnh, bơi lội linh hoạt, màu sắc bắt mắt, toàn thân nguyên vẹn, không bị trầy xước hay tróc vảy.
Hình 3. Mâm cúng ông Táo đầy đủ lễ vật theo truyền thống.