Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ là một công trình văn hóa lớn mang tầm cỡ quốc gia, đã được khởi công xây dựng vào ngày 19/5/2000 và được tổng bí thư Nông Đức Mạnh cắt băng khánh thành vào ngày 18/5/2003.
Đây là món quà đầy ý nghĩa kính dâng lên Bác nhân kỷ niệm 113 năm ngày sinh của Người.
Tổng khuôn viên Quảng trường rộng gần 12 ha, với các hạng mục:
Lễ đài chính là nơi đặt Tượng đài Bác Hồ với diện tớch 26 x 30m, cao 3,5m. Tượng đài Bác được làm bằng đá Granit Bình Định, tổng thể tượng cao 18m, riêng phần thõn tượng cao 12m, Tượng được ghép bởi 9 thớt, 32 phiến đá ghép lại, đế và bệ cao 6m, nặng gần 300 tấn, để chịu được sức nặng đó, móng được đúc bởi 175 cọc bê tông có độ sâu tới 45m.
Tượng đài Bác nhìn về hướng Đông Bắc, thuận theo ánh sáng tự nhiên để tôn thêm vẻ đẹp hoành tráng của tượng, phớa trước là các cơ quan dân chính Đảng, xa xa là Cửa Hội, Cửa Lũ, cửa ngừ nhỡn ra thế giới…Người vẫn giản dị như ngày nào với bộ quần áo Kaki, chòm râu bạc, đôi dép cao su giản dị, dáng đi khoan thai, ung dung tự tại, chân dung Bác được khắc họa rất có thần, vừa vui mừng sâu lắng như tình cảm của Người trong dịp về thăm quê.
Lễ đài chính
Ngoài lễ đài chính, hai bên còn có hai lễ đài phụ B1 và B2 có sức chứa 300 chỗ ngồi mỗi bên dành cho các đại biểu mỗi khi tổ chức mít tinh, kỷ niệm. Mỗi khán đài phụ có 11 cột cờ để treo Quốc kì, Đảng kì và Hồng kì. Trung tâm Quảng Trường là cột cờ cao 18m, thường xuyên treo cờ Tổ quốc.
Lễ đài phụ
Phía trước lễ đài là Đường hành lễ rộng 24,6m dài 347,43m được thảm nhựa bê tông 4 lớp dùng để diễu binh, diễu hành và duyệt binh trong các ngày lễ lớn.
Đường hành lễ
Sân Hành lễ với diện tớch 22.760m2, giữa sân Hành lễ là 99 ô thảm cỏ, với kích thước 9,8m x 9,8m mỗi ô. Con số 99 cũng là một hằng số văn hoá truyền thống của Phương Đông, tượng trưng cho sự hùng vĩ, trường tồn của công trình, của Bác Hồ kính yêu, những ô cỏ này tạo màu xanh tươi mát cho Quảng trường làm giảm đi sức nóng của mùa hè Xứ Nghệ.
Sân hành lễ
Sân Bán nguyệt với diện tích 4.421m2. Giữa sân Bán nguyệt là hồ Elip có đài phun nước nhạc màu, một công trình hiện đại được lắp đặt theo công nghệ ở Anh và Singapo. Đài phun nước có 16 chương trình phun nghệ thuật khác nhau, đó là sự kết hợp giữa âm thanh, ánh sáng, tạo nên sự rực rỡ, vui tươi, hoành tráng cho Quảng Trường vào ban đêm.
Sân bán nguyệt
Phía sau Tượng đài Bác là ngọn núi nhân tạo với ý tưởng mô phỏng theo núi Chung ở Kim Liên, một di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, một địa danh đó gắn bó với Bác Hồ từ thủa ấu thơ, nơi đây từ thuở thiếu thời cán bộ Nguyễn Sinh Cung và bạn bè thường kéo co, thả diều, đánh trận giả…trong những chiều lộng gió.
Núi được tạo bởi 180.000m3 đất đá lấy từ núi Dơi (Nam Giang- Nam Đàn) nơi có khu mộ bà Hoàng Thị Loan- thân mẫu Bác Hồ. Núi có 3 đỉnh: Đỉnh A cao 10m, đỉnh B cao 9m, đỉnh C cao 11m, được tạo dáng hình vòng cung như vòng tay người mẹ ôm ấp lấy Tượng đài Bác, tạo điểm tựa vững chắc cho Tượng đài, đồng thời thể hiện tình cảm của quê hương luôn hướng về Người.
Núi chung mô phỏng