Triệt lông hiện nay đã trở thành nhu cầu hàng đầu của khách hàng đến làm đẹp. Những vùng lông rậm rạp gây mùi và trông mất thẩm mỹ, sẽ làm cho bạn cảm thấy mất tự tin trước mọi người. Hiểu được vấn đề này, nên các công nghệ triệt lông ra đời hàng loạt. Máy triệt lông được áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất hiện nay, sẽ giúp bạn ức chế sự phát triển của nang lông, ngăn chặn nguồn dinh dưỡng, khiến chúng suy yếu dần và không thể mọc lại được. Sau đây hãy cùng Osaka khám phá và so sánh các công nghệ triệt lông để chọn lựa thiết bị phù hợp cho cơ sở.
1. Các công nghệ triệt lông mới nhất
1.1. Công nghệ triệt lông IPL
Đầu tiên, không thể không kể đến phương pháp triệt lông IPL. Máy triệt lông công nghệ IPL là công nghệ được dựa trên nguồn ánh sáng cường độ cao phát ra từ bóng đèn Flash Lamp. Nó có bước sóng dùng để triệt lông nằm từ 610 – 950 nm, có một chùm sóng quang phổ rộng từ 420 nm -1200 nm. Ngoài ra IPL có thể làm chết các sợi lông nhỏ nhất và phá hủy ngăn chặn sự phát triển của nang lông
Phương pháp triệt lông công nghệ IPL mang ưu điểm:
- Giảm 40% nang lông, hủy bỏ khoảng 75% lông sau khi thực hiện một liệu trình.
- Phần lông còn lại sẽ mềm và mỏng hơn.
- Với công nghệ này sẽ giúp cải thiện và trẻ hóa làn da.
- Chi phí thấp , phù hợp với túi tiền của đại đa số.
Xem thêm: Máy triệt lông IPL giá bao nhiêu tiền?
Xem thêm: Quy trình triệt lông IPL chuẩn nhất 2023
So sánh với các ưu điểm trên thì công nghệ IPL còn bị hạn chế với:
- Thời gian điều trị dài, mỗi liệu trình tầm 15 – 20 lần.
- Hiệu quả thu được không cao với lông tơ và với da sẫm màu.
- Một số thiết bị thiếu chất lượng sẽ khiến da bị phồng rộp và đau rát.
1.2. Công nghệ triệt lông DPL
Công nghệ trịệt lông DPL (Dynamic Pulsed Light) là một bước tiến nổi bật trong lĩnh vực thẩm mỹ, đặc biệt trong việc triệt lông. Công nghệ này sử dụng ánh sáng xung động linh hoạt, kết hợp các bước sóng ánh sáng đa dạng để mục tiêu hóa melanin trong lông, từ đó loại bỏ lông một cách hiệu quả. So với các phương pháp truyền thống, DPL cung cấp một giải pháp tối ưu hóa cho nhiều loại da và màu lông, với khả năng điều chỉnh độ dài và cường độ xung để phù hợp với từng tình trạng cụ thể.
Ưu điểm công nghệ triệt lông DPL
- Linh hoạt và Hiệu quả: Máy triệt lông DPL cho phép điều chỉnh bước sóng và độ dài xung, giúp tối ưu hóa việc điều trị cho mọi loại da và màu lông, hiệu quả cao ngay cả đối với các vùng lông mịn.
- Dễ dàng thấy được hiệu quả sau khoảng 5 lần triệt, loại bỏ nhanh những vùng lông cứng, thu nhỏ lỗ chân lông, …
- Ít đau đớn: Với việc sử dụng năng lượng ánh sáng được điều chỉnh cẩn thận, quá trình điều trị bằng DPL ít gây cảm giác đau đớn hơn so với các phương pháp laser truyền thống.
- Đa năng: Không chỉ triệt lông, DPL còn có thể được sử dụng để cải thiện nhiều vấn đề da khác như đồi mồi, mụn trứng cá, và giảm nếp nhăn, làm cho nó trở thành một công cụ linh hoạt trong lĩnh vực chăm sóc da.
Khuyết điểm công nghệ triệt lông DPL
- Lông sẽ mọc lại sau 5 – 10 năm tùy theo cơ địa của mỗi người, nhưng lông không còn cứng như trước nữa và sẽ mỏng yếu và nhạt màu đi.
Xem thêm: Tìm hiểu về cơ chế máy triệt lông
1.3. Công nghệ triệt lông Diode Laser
Hoạt động theo nguyên lý chiếu ánh sáng khác biệt so với công nghệ IPL. Công nghệ triệt lông Diode Laser được biết đến là công nghệ triệt lông mang năng lượng ánh sáng mạnh hơn, kết hợp với sóng RF ( Radio Frequency ) nó có bước sóng từ 808nm – 810nm , công nghệ này có khả năng phá hủy và ngăn chặn các dinh dưỡng làm cho các sợi lông yếu dần và rụng đi. Hiện nay Diode Laser là một trong những công nghệ triệt lông mới nhất mang đến hiệu quả nhanh chóng và vô cùng an toàn.
Diode Laser là công nghệ triệt lông mang ưu điểm:
- Đạt từ 70 đến 98% tùy vào cơ địa của mỗi người.
- Thời gian thực hiện ngắn khoảng 5 – 10 lần là có thể sạch lông.
- Đa dạng với nhiều loại da: da trắng, da vàng, da đen.
- Hạn chế tổn thương da, giảm hiện tượng bỏng rát, mẩn đỏ và phồng rộp da do máy có tích hợp đầu dẫn nhiệt lạnh.
- Máy triệt lông Diode laser cải thiện làn da giảm tình trạng viêm nang lông. Với nhiệt độ từ 70 – 80°C giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây nấm gây viêm đồng thời sẽ giúp kích thích sản sinh collagen, trẻ hóa da và se khít lỗ chân lông.
Song vẫn có một số khuyết điểm:
- Có thể phồng rộp da nếu nhân viên không biết sử dụng máy.
- Triệt lông bằng laser sẽ không đều trên một vùng da.
- Giá thành cao.
Ngoài 3 công nghệ triệt lông điển hình được kể trên, công nghệ triệt lông trong ngành thẩm mỹ còn được biến thể với nhiều tên gọi khác nhau, công nghệ theo tên máy, dựa vào nguyên lý, hoặc một điểm nào đó để tạo thành.
2. So sánh các công nghệ triệt lông
Nhằm mang đến sự nhìn nhận tổng quan về 3 công nghệ triệt lông phổ biến hiện nay trên thị trường, hãy cùng đánh giá và so sánh các công nghệ triệt lông theo những tiêu chí sau đây:
2.1. Mức Độ Hiệu Quả
- IPL: Hiệu quả với nhiều loại da và màu lông, thời gian mọc lại lông sẽ nhanh hơn và hiệu quả cũng sẽ kém hơn so với DPL và Diode Laser.
- DPL: Cải tiến từ IPL, DPL cung cấp hiệu quả cao hơn cho một phạm vi rộng lớn hơn của loại da và màu lông, nhờ khả năng điều chỉnh bước sóng và độ dài xung.
- Diode Laser: Luôn được chuyên gia đánh giá cao bởi hiệu quả triệt lông đạt đến 98%, đặc biệt hiệu quả cho da sáng và lông tối màu. Ngoài ra còn hỗ trợ làm đều màu da, láng mịn, tươi trẻ.
Xem thêm: Triệt lông có ảnh hưởng đến sức khoẻ không?
2.2. Chi Phí Thực Hiện
- IPL: Thông thường có chi phí thấp hơn so với Diode Laser và DPL, dao động sẽ từ 500.000đ – 4.000.000đ, giá sẽ thay đổi tùy vào từng vị trí triệt.
- Đối với DPL và Diode Laser sẽ có chi phí cao hơn IPL do công nghệ tiên tiến hơn và cần thiết bị chuyên dụng, giá sẽ dao động sẽ từ 800.000đ – 8.000.000đ, giá sẽ thay đổi tùy vào từng vị trí triệt.
2.3. Đối Tượng Phù Hợp Sử Dụng
- IPL: Phù hợp với nhiều loại da và màu lông, đặc biệt hiệu quả cho những người có da từ sáng đến trung bình.
- DPL: Linh hoạt và phù hợp với một phạm vi rộng lớn hơn của đối tượng, kể cả những người có da màu và lông mảnh.
- Diode Laser: Lý tưởng cho những người có da sáng và lông đậm màu, có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho da tối màu hoặc lông mảnh, nhạt màu.
2.4. Tác Dụng Phụ
- IPL: Có thể bao gồm kích ứng nhẹ và đỏ da, nhưng thường ít nghiêm trọng và tự giảm sau vài giờ đến vài ngày.
- DPL: Tác dụng phụ tương tự như IPL nhưng thường được giảm thiểu nhờ khả năng điều chỉnh cài đặt chính xác hơn.
- Diode Laser: Có nguy cơ cao hơn về kích ứng da, bỏng nhẹ hoặc thay đổi sắc tố da, đặc biệt khi không sử dụng đúng cách.
Trên là bài viết mà OSAKA đã chia sẻ về thông tin các công nghệ triệt lông hiện có mặt trên thị trường thẩm mỹ hiện nay. Với những ưu và nhược điểm công nghệ, hy vọng quý bạn đọc có thể so sánh chọn lựa cho mình những thiết bị, công nghệ phù hợp về cho cơ sở.