Trám răng cửa bị mẻ được không? Trám răng bị mẻ giá bao nhiêu?

Răng bị mẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Do va chạm mạnh hoặc lực tác động từ bên ngoài.
  • Do thói quen nghiến răng khi ngủ làm cho răng bị yếu dần đi và dễ bị nứt, mẻ.
  • Do dùng răng để cắn các vật cứng hoặc thức ăn quá cứng.
  • Do răng bị thiếu canxi.
  • Do mắc các bệnh lý răng miệng làm cho răng trở nên yếu và dễ bị mẻ hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẻ răng

2. Răng bị mẻ có trám (hàn) được không?

Răng bị mẻ có trám được không hay phải bọc răng sứ?” là câu hỏi mà nha khoa I-DENT nhận được khá nhiều từ các khách hàng. Có thể thấy, cả hai phương pháp đều giúp khắc phục tình trạng răng bị mẻ khá hiệu quả. Tuy nhiên, tùy vào độ lớn của vết nứt, vỡ mà mỗi phương pháp sẽ đem lại một hiệu quả khác nhau.

Khi răng bị mẻ, ngoài việc dùng giải pháp làm răng sứ, thì trám răng bị mẻ là một trong những giải pháp hiệu quả và nhanh chóng.

2.1 Đối với phương pháp trám răng

Phương pháp hàn răng bị mẻ thường dành cho những răng bị mẻ có kích thước nhỏ hơn 2mm. Bởi vì nếu răng bị mẻ quá nhiều, khi trám răng sẽ không đảm bảo được tính chắc chắn cũng như độ thẩm mỹ cho răng, đặc biệt là trám răng cửa bị mẻ.

Phương pháp hàn răng bị mẻ

  • Ưu điểm của phương pháp trám răng bể:

– Thời gian thực hiện khá nhanh chóng, mỗi ca hàn răng chỉ mất khoảng 15 – 20 phút.

– Kỹ thuật hàn răng bị vỡ không cần phải mài răng thật nên không gây xâm lấn và tổn hại răng, bảo vệ răng thật một cách tối đa. bị mẻ răng cửa có trám được không

– Phương pháp này có chi phí rẻ hơn bọc răng sứ rất nhiều.

  • Nhược điểm:

– Thời gian sử dụng của phương pháp trám răng mẻ khá ngắn, khoảng 2-3 năm.

– Mảng trám thường bị rơi ra nếu như ăn các thực phẩm quá cứng hoặc dai.

2.2 Đối với phương pháp bọc sứ

Phương pháp bọc răng sứ cho răng cửa bị mẻ là phương pháp được đông đảo khách hàng lựa chọn hiện nay. Bởi chúng không chỉ khắc phục được tình trạng răng bị bể, khấp khểnh, mà còn đem lại hàm răng trắng sáng và đều màu hơn.

Phương pháp bọc sứ

  • Ưu điểm của phương pháp bọc sứ

– Giúp phục hình các răng bị mẻ, vỡ nhiều mà phương pháp trám răng không thực hiện được.

– Khắc phục tình trạng răng thưa, hở kẽ, xô lệch… gây khó khăn khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

– Cải thiện thẩm mỹ cho răng bị nhiễm màu nặng.

– Răng sứ có thời gian sử dụng khá lâu, lên đến 20 năm nếu như bạn lựa chọn loại răng sứ tốt và có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách.

  • Nhược điểm

– Đối với phương pháp bọc sứ, bác sĩ sẽ mài răng thật nhỏ đi để làm cùi răng. Do đó, nếu lựa chọn nha khoa kém uy tín, trình độ tay nghề của bác sĩ chưa cao, dẫn đến việc mài cùi răng không đúng tỉ lệ, gây ảnh hưởng đến răng sứ lẫn răng thật.

– Phương pháp này có chi phí cao hơn nhiều so với phương pháp trám răng bị mẻ.

3. Trám răng bị mẻ giá bao nhiêu?

Trám răng bị mẻ giá bao nhiêu hoặc trám răng cửa bị mẻ giá bao nhiêu tiền? đều là những thắc mắc của nhiều khách hàng đang gặp phải tình trạng bị mẻ răng. Tại nha khoa I-DENT giá trám răng dao động từ 100.000VNĐ/răng – 400.000 VNĐ/răng. Cùng nha khoa xem bảng giá trám răng chi tiết dưới đây nhé:

TRÁM RĂNG (HÀN RĂNG)

Trám răng sữa 100.000 – 150.000 VNĐ/ Răng Trám răng mòn cổ 300.000 VNĐ/ Răng Trám răng sâu men 300.000 VNĐ/ Răng Trám răng sâu ngà nhỏ 300.000 – 400.000 VNĐ/ Răng Trám răng sâu ngà to/vỡ lớn 400.000 – 500.000 VNĐ/ Răng Trám răng sau khi điều trị tủy 400.000 VNĐ/ Răng Trám kẽ răng 400.000 VNĐ/ Răng

4. Trám răng bị mẻ có đau không?

Trám răng mẻ có đau không? hay trám răng cửa bị mẻ có đau không? Câu trả lời là không. Trám răng cửa bị mẻ (bể) không gây tác động vào cấu trúc răng bị mẻ và các răng xung quanh nên bạn sẽ không phải chịu cảm giác đau nhức dữ dội. Tuy nhiên thì bạn vẫn sẽ thấy hơi ê buốt ở vùng chân răng nhưng cảm giác này sẽ kết thúc chỉ sau vài tiếng.

5. Trám răng mẻ có bền không?

Nhờ vào những thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại hiện nay mà sau khi trám răng cửa bị mẻ sẽ có độ bền từ 5 – 10 năm. Tuy nhiên, độ bền của răng sau khi trám còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như là những vật liệu hàn răng, cơ địa của mỗi người và tùy vào cách chăm sóc răng.

6. Quy trình trám (hàn) răng tại I-DENT

Tại nha khoa I-DENT, quy trình trám răng bị mẻ được thực hiện gồm 4 bước:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang răng miệng để kiểm tra vị trí và số lượng răng cần trám. Sau đó mới lựa chọn vật liệu trám sao cho phù hợp nhất.

Thăm khám và tư vấn

  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê vùng răng cần trám

Trước khi tiến hành hàn răng, bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh răng miệng cho bạn để loại bỏ các mảng bám thức ăn, nhằm hỗ trợ quá trình trám răng đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, để bạn không bị đau hay ê buốt trong quá trình trám, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ vùng răng cần trám.

Vệ sinh răng miệng và gây tê vùng răng cần trám

  • Bước 3: Tiến hành trám răng

Bác sĩ sẽ tiến hành dùng vật liệu trám đã lựa chọn ban đầu để trám răng sứt mẻ. Sau đó dùng đèn laser để chiếu vào vết trám, nhằm giúp vật liệu trám cứng, chắc và cố định.

Tiến hành trám răng

  • Bước 4: Chỉnh sửa lại chỗ trám

Nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, bác sĩ sẽ chỉnh lại vết trám, loại bỏ vật liệu dư thừa, cuối cùng là làm nhẵn và đánh bóng vết trám.

Chỉnh sửa lại chỗ trám

Để xác định được tình trạng răng hiện tại của bạn nên sử dụng phương pháp trám răng bị mẻ hay bọc sứ mới mang lại hiệu quả tốt, thì bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *