Cây cau tiểu trâm chắc hẳn không còn xa lạ gì với những người ưa thích cây cảnh để bàn bởi đây là loại cây “tuy nhỏ mà có võ” khi vừa sở hữu khả năng làm sạch không khí vừa là mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt.
1. Đặc điểm của cây cau tiểu trâm
Cây cau tiểu trâm có tên khoa học là Chamaedorea elegans. Cây này còn được gọi với cái tên dân dã là dừa tụ thân (ở Việt Nam) hay là cọ núi (ở Mehico). Đây là một loại thực vật thuộc họ nhà cau (Arecaceae). Xuất thân từ Trung Mỹ và phát triển ở một số quốc gia như Mehio hay Guatemal, cây cau tiểu trâm đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu và được phần đông gia đình cũng như dân văn phòng lựa chọn đặt trên bàn làm việc.
Về đặc điểm hình dạng, cau tiểu trâm có dáng như một cây dừa mini với chiều cao trung bình từ khoảng 15 đến 30 cm. Lá cau tiểu trâm mọc thưa từ thân chính. Các bẹ lá và thân cau có màu vàng kết hợp hài hòa với nhau tạo nên vẻ đẹp hài hòa, bắt mắt, vừa sinh động đầy sức sống. Cây thường mọc thành bụi, thân cây mang màu xanh sẫm và hướng thẳng. Ngoài ra có loại cau tiểu trâm lớn hơn từ 1,5 – 1,7 m nên phù hợp với mọi không gian từ nhà ở đến bàn làm việc.
2. Công dụng của cây cau tiểu trâm
Được liệt kê vào danh sách những cây để bàn mang lại hiệu quả tốt, đương nhiên công dụng của cây cau tiểu trâm là thanh lọc không khí thông qua việc hấp thụ khí độc có khả năng gây ung thư như bức xạ máy tính, đồ điện tử hay thậm chí là xăng dầu và khói thuốc lá. Đặc biệt, những người nào có bệnh về đường hô hấp, chắc chắn không thể bỏ lỡ “em này” bởi đây là loại cây có tác dụng rất lớn trong việc thuyên giảm bệnh viêm xoang, hen suyễn. Một cây cau tiểu trâm trồng trong nhà sẽ giúp cho sức khỏe của bạn được bảo vệ và cải thiện trông thấy sau một thời gian tiếp xúc.
Với vẻ đẹp truyền thống, cây cau tiểu trâm được nhiều gia đình lựa chọn làm cây trang trí trong nhà trên bàn làm việc, kệ tivi, kệ sắt nghệ thuật, đều hợp. Vẻ ngoài thanh cao đi kèm đôi chút mạnh mẽ, sắc bén sẽ là nguồn cảm hứng bất tận cho cuộc sống của bạn.
3. Ý nghĩa của cây cau tiểu trâm
Không đơn giản trồng cau như một vật trang trí, gia chủ chọn cau tiểu trâm là do họ tin rằng đây là lá bùa may mắn cho gia đình mình. Dáng cây thanh cao, vươn thẳng đại diện cho sức sống mạnh mẽ và khả năng phát triển bền vững, nên người sở hữu cây này sẽ được truyền thêm năng lượng, không chùn bước trước bất kể thách thức gì trong cuộc sống. Với ý nghĩa đặc biệt đó, cây cau tiểu trâm thường được lựa chọn làm quà tặng trong dịp tân gia, khai trương, thi cử,…
4. Cây cau tiểu trâm hợp mệnh gì? Cây cau tiểu trâm hợp tuổi gì?
Mang sắc xanh lá tràn trề sức sống, cau tiểu trâm “sinh ra” để dành cho mệnh Mộc. Người mệnh Mộc sinh năm 1972, 1973, 1988 và 1989 nên đặt cây này trên bàn làm việc để áp chế đi tính nóng nảy, giúp họ bình tĩnh hơn khi gặp những vấn đề rắc rối.
5. Cách chăm sóc cây cau tiểu trâm
Đối với loại cây khỏe, kháng chịu khắc nghiệt tốt như cau tiểu trâm, đừng chủ quan mà lơ là việc chăm sóc cây. Bởi cây có tốt thì phong thủy mới tốt được, cây mà héo khô chỉ có rước xui vào nhà. Vì vậy, khi trồng loại cây này, bạn nên lưu ý những điểm sau:
– Ánh sáng: Cau tiểu trâm sống được trong bóng râm nhưng cũng chịu sáng khá tốt, sinh trưởng ở điều kiện bình thường. Nếu trồng trong phòng tối, hạn chế ánh sáng thì nên đem cây ra nắng khoảng 1,5-2 tiếng/ tuần vào buổi sáng từ 7-10h tùy mùa.
– Nhiệt độ: Đây là loại cây ưa mát, chịu nóng/lạnh đều kém. Do đó, hãy đảm bảo giữ nhiệt độ trong khoảng từ 17-25 độ C là tốt nhất.
– Đất trồng: Đặc tính của cau tiểu trâm là ưa đất thịt. Chính vì thế, để cây phát triển tốt nhất, cần cung cấp cho cây đất thịt + trấu hun + phân hữu cơ + xỉ than.
– Tưới nước: Nhu cầu nước của cau tiểu trâm xếp vào loại trung bình, chỉ nên tưới 2-3 lần/ tuần, mỗi lần từ 300-800ml tùy kích thước chậu. Nếu trồng cau tiểu trâm thủy sinh thì nên duy trì lượng nước trong bình không quá ½ chiều cao bộ rễ. Tuy nhiên không để thấp quá không đủ chất nuôi cây. Thay nước và vệ sinh cây, loại bỏ rễ hỏng 1 tuần/ lần.
– Bón phân: Đừng quên bước này bởi chúng có vai trò quan trọng trong việc cây có phát triển khỏe mạnh hay không. Hàng tháng nên bón phân cho cây bằng phân nhả chậm, trùn quế, vi sinh, phân hữu cơ hoai mục, phân bò luân phiên để tăng cường vi chất.