Trúc Quân Tử không chỉ là loại cây cảnh thường được bày trí trong gia đình, mà còn mang đến rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy. Vậy ý nghĩa, công dụng, cách trồng và chăm sóc của Trúc Quân Tử như thế nào? Nếu bạn cũng muốn tìm hiểu về loại cây cảnh này, thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vua Nệm nhé!
1. Đặc điểm của Trúc Quân Tử
Trúc Quân Tử hay tre hàng rào, có tên khoa học là Bambusa multiplex, thuộc họ Poaceae – trúc đào và có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nepal. Trúc Quân Tử mọc thưa theo từng bụi, khi trưởng thành sẽ có chiều cao từ 1.5 – 3 mét, với tốc độ sinh trưởng trung bình. Thân của loài cây này có màu xanh, thân nhỏ và có nhiều đốt giống với cây tre.
Trên thực tế, Trúc Quân Tử rất khó ra hoa. Hoa của chúng mọc thành từng cụm và có khả năng tự thụ phấn. Lá của Trúc Quân Tử có hình dáng tương tự như cây tre, nhưng với kích thước nhỏ hơn.
Trúc Quân Tử là loại cây ưa sáng, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau. Tuổi thọ trung bình của Trúc Quân Tử là từ 3 – 5 năm.
2. Những công dụng của cây Trúc Quân Tử
Trúc Quân Tử hình dáng mảnh mai, màu sắc đẹp, dễ trồng và chăm sóc nên rất được yêu thích và thường được sử dụng khi trang trí cảnh quan trong nhà hoặc những công trình công cộng.
- Trúc Quân Tử thường được trồng thành những hàng rào để tạo thành tấm mành thiên nhiên xanh mát, rực rỡ. Không chỉ để che đi các bức tường thô kệch, xấu xí, mà còn giúp mang đến một không gian trong lành, mát mẻ và dễ chịu cho ngôi nhà.
- Trúc Quân Tử được trồng thành các hàng rào xanh bên trong các biệt thự, nhà hàng, quán cafe, để tạo vẻ đẹp ấn tượng, lãng mạn cho không gian.
- Những chậu Trúc Quân Tử được đặt ngoài các sảnh để tạo mảng xanh và mang đến vượng khí thêm cho ngôi nhà.
- Ngoài ra, Trúc Quân Tử còn được trồng ở ban công, cầu thang, sân thượng và giếng trời.
Bên dưới gốc Trúc Quân Tử, người ta thường trồng xen kẽ vào đấy các loại cây thảm nền thân thảo như rau má cảnh, dương xỉ hay cỏ lạc cảnh,… để che phủ phần đất lộ ra. Đồng thời, tạo sự đáng yêu và mềm mại hơn cho không gian.
3. Ý nghĩa của cây Trúc Quân Tử
Theo nho giáo thì quân tử là những người am hiểu ngũ thường (nhân – lễ – nghĩa – chí – tín). Do đó, Trúc Quân Tử mang đến những ý nghĩa tuyệt vời như sau:
- Trúc Quân Tử với dáng đứng mọc thẳng, hiên ngang là biểu tượng cho sự thẳng thắn, lòng chính nghĩa.
- Trúc Quân Tử sẽ giúp mang đến những may mắn trong làm ăn, cũng như tài lộc cho gia chủ.
- Trúc Quân Tử là tượng trưng cho sự hanh thông, dễ dàng vượt qua những khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
- Trúc Quân Tử sẽ giúp hóa giải những điều xấu và tạo ra may mắn cho gia chủ.
- Trúc Quân Tử là biểu tượng cho ý chí mạnh mẽ, không bao giờ chùn bước trước những khó khăn hay gian khổ.
- Cây mang lại những may mắn trong thi cử và giúp chống lại đối thủ một cách mạnh mẽ.
4. Cây Trúc Quân Tử hợp với mệnh gì, tuổi gì?
Theo các chuyên gia về phong thủy thì Trúc Quân Tử sẽ phù hợp với tất cả các mệnh, các tuổi. Bởi dáng đứng mọc thẳng của loại cây này được xem là biểu tượng của sự thẳng thắn, chính nghĩa, mang đến nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.
5. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cho Trúc Quân Tử
Cách trồng và chăm sóc cho Trúc Quân Tử khá đơn giản. Vì cây có khả năng sinh trưởng và phát triển khá tốt, nên bạn sẽ không tốn quá nhiều công chăm sóc. Dẫu vậy, trước khi trồng loại cây này, bạn cũng cần chuẩn bị thật kỹ đất trồng, phân bón. Đồng thời, học thêm những kỹ năng trồng và chăm sóc đây như nhiệt độ, ánh sáng,…
5.1. Cách trồng cây Trúc Quân Tử
Đầu tiên, khi trồng Trúc Quân Tử bạn cần chuẩn bị đất trồng thật tốt. Hãy ưu tiên những loại đất có độ mùn cao, độ ẩm trong đất trên 70%, dinh dưỡng từ 60- 80%, và nhất định là phải có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể trồng loại cây này trong chậu hoặc trong vườn đều được.
Tiếp theo, bạn cần trộn vào trong đất các thành phần dinh dưỡng khác cho cây như tro, phân chuồng, xơ dừa và thêm một ít bột vôi để khử độ chua cho đất, Bạn nên ủ hỗn hợp này trong khoảng 2 tuần, trước khi dùng để trồng Trúc Quân Tử.
Cuối cùng là chọn phương pháp trồng cây Trúc Quân Tử. Bạn có thể chọn 1 trong 2 phương pháp được dùng phổ biến nhất hiện nay đó là tách bụi hoặc gieo hạt. Trong đó, phương pháp tách bụi phổ biến hơn gieo hạt. Bởi phương pháp này có khả năng mang lại hiệu suất tốt hơn mà ít tốn công sức như gieo hạt.
Với phương pháp này, bạn nên chọn một cây mẹ khỏe mạnh, với khoảng 2 – 3 cây con để tách bụi. Sau khi tách bụi hãy trồng ngay cây con vào đất, rồi tưới nước đầy đủ.
5.2. Cách chăm sóc cho cây Trúc Quân Tử
Tưới nước: Trúc Quân Tử không thể chịu được ngập úng, nên bạn cần tiết chế lượng nước tưới mỗi ngày. Bạn có thể tưới khoảng 2 ngày/lần khi cây đã lớn. Trong trường hợp cây bắt đầu xuất hiện những lá xoắn lại do thời tiết, thì có thể tưới thêm nhiều nước hơn một chút.
Ánh sáng: trồng Trúc Quân Tử ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng quá gắt. Nếu là trồng trong chậu thì đừng quên mang cây ra phơi nắng sớm mỗi tuần 1 lần nhé.
Dinh dưỡng: hãy đảm bảo tưới đầy đủ nước cho cây. Đồng thời, bón phân định kỳ trong khoảng 3 tháng/lần để cây có đủ dinh dưỡng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Nhiệt độ: cây Trúc Quân Tử sẽ được sinh trưởng tốt nhất trong nền nhiệt từ 20- 28 độ C.
Diệt sâu bệnh: thường xuyên kiểm tra các bụi bên trong Trúc Quân Tử để kịp thời sâu bệnh và mua các loại thuốc trừ sâu thích hợp nhất.
Tỉa cây: đừng quên cắt tỉa Trúc Quân Tử định kỳ để tránh cây quá rậm rạp, tạo điều kiện cho sâu bệnh và côn trùng sinh sống.
6. Vị trí trồng cây Trúc Quân Tử
Trúc Quân Tử là loại cây ưa sáng ở mức độ vừa phải. Do đó, bạn có thể trồng cây này trong nhà hoặc ngoài trời tùy ý. Song, việc trồng ngoài trời sẽ giúp cây cao lớn và ra hoa đẹp hơn.
Nếu bạn trồng cây Trúc Quân Tử trong nhà để làm cảnh thì đừng quên tạo ánh sáng nhân tạo cho cây nhé. Việc sử dụng hệ thống đèn chiếu vào cây Trúc Quân Tử sẽ nhằm 2 mục đích chính là:
- Tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho tiểu cảnh.
- Kích thích cây được sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
>> Xem thêm:
- Cây hải châu là gì? Công dụng của cây hải châu nên biết
- Cây trầm hương là gì? Các công dụng của cây trầm hương với sức khỏe?
Trên đây là ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc cho cây Trúc Quân Tử. Hy vọng sau bài viết của Vua Nệm, bạn đã biết thêm nhiều thông tin thú vị về loại cây cảnh phong thủy này.