Xuất hiện u mỡ ở nách thường do sự phì đại của một số bạch huyết dưới cánh tay. Ban đầu u sẽ rất nhỏ sau một thời gian thì lớn dần và người bệnh hoàn toàn có thể cảm nhận được bằng tay. Điều này thường gây tâm lý lo sợ cho bất cứ ai gặp phải tình trạng này. Vậy u mỡ nách có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
U mỡ nách là bệnh gì?
U mỡ ở nách là tình trạng phì đại ở một hoặc nhiều hạch bạch huyết. Các hạch này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống sức khỏe của chúng ta. Chúng thường có hình dạng những tuyến nhỏ hình ô van, nằm rải rác khắp cơ thể và các khối u này thường có kích thước nhỏ nên người bệnh có thể hoàn toàn cảm nhận được khối u đó ngay khi sờ vào. Hầu hết dù là nam hay nữ, hoặc ở bất kì độ tuổi nào bạn cũng có thể mắc phải tình trạng này.
Nguyên nhân gây nên u mỡ ở nách
Theo các chuyên gia, u mỡ ở nách được hình thành dựa trên nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Viêm tuyến mồ hôi: Do các nang lông và tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn kéo dài, gây nhiễm trùng và tích tụ mủ tạo ra các cục u. Nếu mủ trong cục u bị vỡ, rất có thể sẽ lây sang các vùng da xung quanh. Do đó bác sĩ có thể sử dụng thuốc hoặc thực hiện phương pháp triệt lông bằng laser.
- U nang hoặc áp xe: Nếu bạn thường xuyên cạo lông vùng dưới cánh tay có thể gây nên hiện tượng u mỡ ở nách. Việc làm này kích thích các nang lông và những vùng da mềm có thể gây nên tình trạng u nang hoặc áp xe.
- Viêm tuyến sữa: Đối với những phụ nữ đang cho con bú, có thể làm sưng to các hạt bạch huyết ở nách. Nếu không chữa trị kịp thời rất dễ gây nên ung thư vú.
Không chỉ là các nguyên nhân nêu trên mà u mỡ ở nách có thể đến từ:
- Nhiễm trùng (do virus và vi khuẩn gây nên);
- Sự phát triển mạnh mẽ của những tế bào mỡ;
- Dị ứng, các phản ứng sau tiêm vắc xin;
- Các mô xơ phát triển không phải ung thư.
Một vài trường hợp nặng đối với u mỡ ở nách ở phụ nữ sẽ gây nên các bệnh như: Ung thư máu, ung thư tủy, xương, các bệnh tự miễn…
U mỡ ở nách có nguy hiểm không ?
Tình trạng xuất hiện u mỡ ở nách, khiến nhiều người lo lắng không biết bệnh này có gây nguy hiểm đến sức khỏe hay không? Nhưng bạn hãy yên tâm, hầu như những u mỡ ở nách thường là những u lành tính và không gây hại đến sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng cần khám bác sĩ để có những biện pháp xử lý nếu cần thiết. Nếu u phát triển ngày càng to và gây đau đớn đối với người người bệnh có thể gây mất thẩm mỹ và khó chịu khi sinh hoạt.
Tuy nhiên đối với phụ nữ, u mỡ ở nách có thể là nguyên nhân cảnh báo ung thư vú. Vì thế chị em không nên chủ quan khi mọc u ở nách. Mà nên chủ động liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và đưa ra chẩn đoán sớm nhất. Bên cạnh đó chị em cũng nên chú ý theo dõi u phát triển như thế nào để thông báo chính xác với bác sĩ.
Các biện pháp điều trị u mỡ ở nách
Trước khi đến với các biện pháp điều trị sau đây. Bạn cần nên xác định rõ loại khối u mà mình mắc phải để có thể đưa ra cách điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là 4 cách thường được sử dụng để xác định được loại u mỡ dưới nách của bạn:
- Khám tổng quát với bác sĩ. Đây là bước đầu giúp bạn nhận định được khối u mà mình mang trong người. Nếu u mềm, chạm vào không có cảm giác đau thì là u lành tính. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định là tiếp tục hoặc phẫu thuật cắt bỏ nếu cần thiết.
- Làm các xét nghiệm tế bào máu để xác định được hồng cầu để xác định có đúng là u mỡ hay không.
- Chụp X-quang tuyến vú, phương pháp này giúp chẩn đoán thông tin chuẩn xác nhất về kích thước cũng như loại khối u.
- Chọc sinh thiết, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô từ vị trí dưới nách nơi nghi ngờ u mỡ để thực hiện kiểm tra và xác định.
Sau khi xác định rõ tính chất của khối u bác sĩ sẽ thảo luận và đưa ra các phương pháp lựa chọn dành cho bạn. Có thể là thực hiện phẫu thuật hoặc hút mỡ để loại bỏ u mỡ ở nách.
Tốt hơn hết khi thấy xuất hiện u mỡ dưới nách, đặc biệt là ở chị em phụ nữ. Mọi người cần đến các bệnh viện để trực tiếp trao đổi về vấn đề mà mình đang gặp phải để được hỗ trợ thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin tổng quan về u mỡ nách mà Nhà thuốc Long Châu tổng hợp được. Hầu hết các trường hợp u mỡ ở nách đều lành tính và không gây nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên bạn nên tìm đến sự thăm khám bác sĩ để xác định chính xác tình trạng bệnh của mình.
Xem thêm: U mỡ trên mặt: Nguyên nhân vì sao? Điều trị như thế nào?