Chào Thanh Ngân, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình về cho Nacurgo. Để giải tỏa những lo lắng của bạn cũng như nhiều chị em khác xoay quanh việc đau vết mổ đẻ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Vết mổ đẻ là gì?
Vết mổ đẻ là vết thương xuất hiện trên thành bụng của mẹ sau khi mổ lấy thai. Thông thường, các bác sĩ sẽ rạch 1 đường nằm ngang ở vùng bụng dưới (một số trường hợp đặc biệt có thể là đường dọc nằm giữa bụng). Nhìn ngoài da, vết mổ chỉ là vết rạch nhỏ.
Vết mổ đẻ bị đau như thế nào là bình thường?
Vết mổ đẻ là một quá trình phẫu thuật lớn, và thời gian để vết mổ hết đau hoàn toàn có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vết mổ, cơ địa mỗi người và cách chăm sóc sức khỏe sau sinh. Thông thường, cảm giác đau hoặc không thoải mái có thể kéo dài trong vài tuần sau quá trình mổ. Cụ thể, quá trình này sẽ diễn ra như sau:
- Sau 7 ngày vết mổ đẻ khô dần
- Sau 2-3 tuần vết mổ tạo thành sẹo, khi chạm vào hoặc xoay người sẽ vẫn còn đau.
- Sau khoảng 3 tháng vết mổ đẻ mới được coi là lành hẳn và không còn đau hay ngứa nữa.
☛ Tham khảo thêm: Vết mổ đẻ lần 2 bao lâu thì hết đau?
Vết mổ đẻ 20 ngày vẫn đau bên trong có bất thường?
Để em bé được đưa ra khỏi bụng mẹ bằng phương pháp phẫu thuật, các bác sĩ sẽ phải rạch nhiều lớp trên cơ thể của mẹ (da, mỡ, cân cơ, phúc mạc, cơ tử cung). Do vậy, mẹ sẽ cần rất nhiều thời gian để vùng da tại khu vực phẫu thuật có lại cảm giác bình thường như trước đây.
Thời gian phục hồi vết mổ sau sinh của mẹ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
- Mức độ phức tạp của ca phẫu thuật (ví dụ: dính vết mổ cũ, phải gỡ dính nhiều, hoặc phải cắt cơ thành bụng mới bắt được con hoặc cả 2,…);
- Cơ địa của người mẹ;
- Cách chăm sóc, vệ sinh vết mổ;
- Chế độ ăn uống.
Vì vậy sẽ không có câu trả lời chính xác nào về thời gian hồi phục vết mổ của mẹ. Tuy nhiên mẹ có thể tham khảo những mốc thời gian trung bình quả quá trình lành thương ngay dưới đây.
Thông thường, trong vòng 1-2 tuần vết thương sẽ liền chắc (liền thương giai đoạn 1). Tuy nhiên vì mổ qua nhiều lớp, nên vết thương cần phải có giai đoạn 2 để lành: quá trình tạo sẹo cần ít nhất 2- 3 tháng mới hoàn chỉnh, sau 3 đến 6 tháng cảm giác, xúc giác tại vùng da này mới trở lại bình thường. Một số mẹ sẽ có cảm giác đau ở vết mổ đến 6 tháng, thậm chí tới 1,5 năm.
☛ Tham khảo chi tiết hơn trong nội dung: Vết mổ bao lâu thì lành?
Với trường hợp của Thanh Ngân, sau 20 ngày bạn vẫn thấy đau ở bên trong vết mổ thì cũng không cần quá lo lắng.
Nhận biết vết mổ bị đau bên trong sau 20 ngày là bất thường
Đau xung quanh vết mổ, đau bên trong vết mổ được coi là bất thường khi vết mổ và cơ thể của mẹ có những dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
Vì vậy, sau mổ đẻ, các mẹ cần theo dõi vết mổ thường xuyên để phát hiện sớm những bất thường. Mẹ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay khi vết mổ bị đau xuất hiện kèm 1 trong các triệu chứng dưới đây:
- Vết mổ đẻ bị sưng, nóng, đỏ hoặc có mủ;
- Dịch tiết từ vết mổ có mùi hôi;
- Vết mổ bị hở, hay rỉ máu tại vết mổ;
- Đau bụng dữ dội;
- Sốt trên 38 độ C, nhiều lúc cảm thấy ớn lạnh;
- Dịch tiết âm đạo có mùi hôi, chảy máu nhiều, có cục máu đông lớn;
- Đau tức vùng bụng dưới, đặc biệt là khu vực vết mổ;
- Đỏ hoặc sưng ở chân.
Thanh Ngân thân mến, nếu vết mổ của bạn sau 20 ngày không đau nhiều và không kèm những biểu hiện trên, bạn vẫn đi lại và ăn uống bình thường thì không có gì đáng ngại.
☛ Thông tin tham khảo: Vết mổ đẻ bị nhiễm trùng, phù nề điều trị như thế nào?
Làm sao hạn chế đau xung quanh vết mổ?
Đau vết mổ là điều không thể tránh khỏi sau mọi ca sinh mổ, mặc dù nhìn bên ngoài da đã liền nhưng bản chất bên trong cơ thể khu vực có vết mổ tổn thương vẫn chưa thực sự lành. Để giảm thiểu hạn chế tình trạng vết mổ bị đau bên trong mẹ có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:
- Tránh ăn quá no sẽ khiến tạo áp lực lên vết mổ;
- Ăn nhiều rau xanh để tránh tình trạng táo bón (việc bị táo bón cũng sẽ gây áp lực lên vết mổ khi bạn đi vệ sinh);
- Tránh mang vác vật nặng;
- Không cúi gập người;
- Hạn chế leo cầu thang;
- Khi bạn muốn ho hoặc hắt hơi hãy hóp bụng và lấy tay giữ nhẹ phần gần vết mổ.
- Cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, mẹ nên tránh để bản thân bị stress (mẹ có thể trò chuyện với mọi người trong gia đình, bạn bè và nhờ người thân hỗ trợ chăm bé)
- Bổ sung dinh dưỡng: ăn những thực phẩm lành tính giàu protein, chất xơ, bổ sung vitamin và khoáng chất (thịt heo nạc, các loại hạt, rau xanh, trái cây tươi…).
- Đi lại, vận động nhẹ nhàng, việc này sẽ làm giảm nguy cơ đông máu và các vấn đề về tim hoặc mạch máu khác, giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Chăm sóc, vệ sinh vết mổ, giữ vết mổ thông thoáng.
Ngoài ra, chăm sóc vết mổ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình liền thương của mẹ. Vết mổ được chăm sóc đúng cách sẽ liền nhanh hơn, tránh được những nguy cơ nhiễm trùng và hạn chế được nhiều rủi ro liên quan đến vết mổ. Khi chăm sóc vết mổ tại nhà mẹ cần lưu ý:
- Chỉ tắm nhanh dưới vòi sen với nước ấm, tuyệt đối không ngâm mình trong bồn vì nó hoàn toàn không tốt cho vết mổ của mẹ.
- Sau khi tắm, dùng khăn mềm thấm sạch nước ở vết mổ.
- Mẹ không nên băng vết mổ, hãy giữ cho khu vực này luôn thông thoáng.
- Mẹ có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn, làm sạch chuyên dụng để rửa vết mổ (dùng bông gạc sạch, tẩm dung dịch và lau nhẹ nhàng vùng da tại vết mổ, tuyệt đối không chà xát vùng da tại đây).
- Chỉ nên bôi thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ, không tự ý đắp hay bôi những bài thuốc dân gian, tự chế lên khu vực vết mổ.
☛ Tham khảo thêm: Vệ sinh vết mổ đẻ tại nhà
Thanh Ngân thân mến, với những thông tin Nacurgo cung cấp trên đây, hy vọng bạn sẽ bớt lo lắng và có cho mình những giải pháp khắc phục tình trang đau vết mổ. Chúc bạn nhanh bình phục!