Bạn thích ăn chè đỗ đen nhưng lại ngại nấu vì cách truyền thống tốn nhiều thời gian và công đoạn. Thay vì nấu bằng bếp thông thường bạn hoàn toàn có thể nấu chè đỗ đen bằng nồi cơm điện tại nhà, vừa tiết kiệm thời gian, đảm bảo hạt đỗ chín đều, mềm, thơm và bùi hơn nữa. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những ưu điểm khi nấu chè đậu đen bằng nồi cơm điện và các bước nấu siêu đơn giản, nhanh chóng. Mời bạn cùng theo dõi!
Bật mí nấu chè đỗ đen bằng nồi cơm điện tự béo bùi!
1. Cách nấu chè đỗ đen nước cốt dừa bằng nồi cơm điện
Trước khi bắt tay vào nấu chè đỗ đen, bạn cần phải có khâu chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế và vệ sinh thật kỹ càng, để đảm bảo món chè của mình vừa thơm ngon, chuẩn vị lại đảm bảo an toàn.
1.1 Nguyên liệu
Để nấu được món chè đỗ đen cho gia đình từ 3 – 4 người (khoảng 6 – 8 bát chè), bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu dưới đây:
-
Đỗ đen: 250g đỗ đen xanh lòng, hạt đều, vỏ mỏng, có màu đen óng
-
Đường: 150g đường phèn hoặc 200g đường cát, nên ưu tiên chọn đường phèn, bởi đường phèn mang đến độ ngọt thanh, thơm dịu, không gắt như đường cát
-
Nước cốt dừa: 400ml dạng hộp sẵn hoặc 200g dừa nạo để nấu
-
Vani: 1 ống
-
Muối: 2g
-
Đậu phộng rang: 100g
Nguyên liệu cần chuẩn bị khi nấu chè đỗ đen
1.2. Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Trước khi nấu chè đỗ đen bằng nồi cơm điện, bạn cần sơ chế đỗ đen và những nguyên liệu khác như nước cốt dừa. Cụ thể:
Sơ chế đỗ đen
Sau khi mua đỗ đen về, bạn cần sơ chế theo các bước sau giúp làm sạch đỗ đen, nấu nhanh chín và mềm đều hơn:
-
Nhặt sạn: Cho đỗ đen lên một chiếc mâm/ rổ rồi nhặt sạch sạn, cát,…có trong đỗ.
-
Rửa đỗ đen: Đem đỗ đen đi rửa, vo sạch với nước từ 2 – 3 lần và loại bỏ những hạt bị lép, hỏng nổi trên mặt nước.
-
Ngâm đỗ đen: Cho đỗ đen vào một cái thau nhỏ rồi đổ khoảng 300ml nước vào ngâm trong vòng 8 tiếng đối với nước lạnh và từ 2 – 4 tiếng khi dùng nước ấm (80 độ C) rồi vớt ra để ráo. Điều này sẽ giúp hạt đỗ mềm, nhanh chín và kích thích sự nảy mầm tạo ra nhiều dưỡng chất hơn.
Các bước sơ chế đỗ đen
Chuẩn bị nước cốt dừa
Cách đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất chính là mua sẵn chai/ hộp nước cốt dừa tại các cửa hàng gần nhà. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự làm nước cốt dừa để dễ dàng gia giảm độ béo, sệt theo sở thích thì có thể thực hiện theo các thao tác sau:
-
Cho khoảng 60ml nước sôi vào 200g dừa nạo khuấy đều, ngâm trong 10 phút, sau đó cho hỗn hợp vào một túi vải/ mảnh vải và dùng tay vắt thật mạnh để lấy nước cốt.
-
Cho nước cốt vừa vắt vào một nồi nhỏ, cho thêm 1 ít muối và 1 muỗng cafe bột năng. Sau đó, bật bếp với lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều đến khi hỗn hợp trở nên sệt, mịn và có độ quánh.
Có thể cho thêm khoảng 180ml nước vào phần dừa đã được vắt lần 1 để vắt lấy nước cốt dão cho thêm vào khi nấu nấu chè đỗ đen bằng nồi cơm điện, giúp chè trở nên béo và thơm vị dừa hơn.
Nếu không muốn dùng nước cốt dừa đóng hộp, bạn cũng có thể dễ dàng nấu nước cốt dừa tại nhà chỉ với vài bước đơn giản
Bước 2: Cho đỗ đen vào nồi cơm điện và đong nước
Cho đỗ đen vào nồi cơm điện đã được vệ sinh sạch sẽ, thêm nước lọc và phần nước dừa dão vào nồi (nếu có) sao cho nước ngập 2 đốt ngón tay.
Tiếp đến cho vào nồi 2g muối đã chuẩn bị nhằm giúp hạt đỗ đen nhanh chín mềm, bùi hơn khi ăn, chè có vị thanh và đậm đà hơn. Sau đó, dùng muỗng để dàn đều mặt đổ ra lòng nồi.
Cho đỗ đen vào nồi cơm điện và đong nước sao cho nước ngập 2 đầu ngón tay
Bước 3: Nấu chè đỗ đen
Hiện nay trên thị trường có 2 loại nồi chủ yếu: nồi cơm điện cơ và nồi cơm điện tử, mỗi loại nồi sẽ có các thao tác nấu khác nhau. Thế nên, dưới đây SUNHOUSE sẽ hướng dẫn đến bạn các thao tác cụ thể cho mỗi loại để quá trình nấu chè đỗ đen bằng nồi cơm điện của bạn dễ dàng hơn.
Đối với nồi cơm điện cơ:
Nồi cơm điện chỉ có 2 chế độ Cook (Nấu) và Warm (Ủ ấm) nên thao tác khá đơn giản, sau khi cho đỗ đen vào nồi bạn cần:
-
Ấn cần gạt sang chế độ Cook (Nấu) đợi đỗ sôi trong vòng 5 phút và gạt cần sang chế độ Warm (Ủ ấm) trong 15 phút để đỗ đen chín từ từ và không bị sượng.
-
Tiếp tục gạt sang chế độ Cook (Nấu) ninh chè thêm 20 phút. Sau 20 phút cần kiểm tra xem đỗ đã mềm chưa, nếu chưa cần tiếp tục ninh thêm 15 phút nữa.
Với nồi cơm điện cơ, bạn chỉ cần gạt nút Cook (Nấu) hoặc Warm (Ủ ấm) để nấu chè
Thay vì làm sữa chua bằng phương pháp ủ truyền thống, bạn hoàn toàn có thể ủ sữa chua nếp cẩm bằng nồi cơm điện tại nhà, vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo dẻo, mịn và thơm ngon.
Đối với nồi cơm điện tử:
Không phải thương hiệu nào cũng sở hữu bảng điều khiển trên nồi cơm điện tử giống nhau. Thế nên, trước khi nấu chè đỗ đen, bạn cần tìm hiểu thật kỹ các tính năng có trên bảng điều khiển của nồi cơm của nhà mình để thực hiện thao tác nấu chính xác nhất. Dưới đây là các thao tác nấu chè đỗ đen bằng nồi cơm điện chi tiết trên các sản phẩm tại SUNHOUSE:
-
Bấm nút Start (Bắt đầu) để khởi động nồi cơm, bấm Function (Tính năng) và chọn Standard (Nấu tiêu chuẩn). Sau đó, chọn Hour (Hẹn giờ) đặt hẹn giờ trong vòng 20 phút để ninh đỗ đen.
-
Chuyển sang chế độ Warm (Ủ ấm) thêm 15 phút để đỗ đen mềm từ từ và nhừ.
Các thao tác sử dụng nồi cơm điện tử SUNHOUSE để nấu chè đỗ đen
Nếu nút nấu của nồi cơm không hoạt động, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 8 cách khắc phục nồi cơm điện không bật được nút nấu cũng như hiểu rõ được nguyên nhân để hạn chế tình trạng này nhé. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 8 cách giải quyết tình trạng nồi cơm điện không bật được nút nấu cũng như hiểu rõ được nguyên nhân
Bước 4: Cho thêm vani và đường vào chè
Sau khi đỗ đã mềm, bạn chắt hết nước sang một cái nồi/ tô khác, sau đó cho 1/2 chỗ đường, vani đã chuẩn bị trước đó vào phần đỗ đen trong nồi và bật chế độ Warm (Ủ ấm) trong vòng 10 phút.
Sau 10 phút, bạn mở nắp nồi, trộn đều đỗ đen và cho phần nước để riêng lúc nãy vào nồi.
Cuối cùng nêm nếm lại vị ngọt cho vừa ăn theo khẩu vị rồi cho vào thêm một ít muối để đằm lại vị ngọt trong chè, giúp chè đậm đà hơn.
Sau khi sên đỗ đen với đường, bạn đổ lại phần nước đỗ đen đã để riêng lại vào nồi và nêm nếm phù hợp theo khẩu vị
Bước 5: Thưởng thức chè đỗ đen tròn vị
Múc chè ra bát/ tô, cho 1 muỗng nước cốt dừa lên trên (có thể cho thêm/bớt tùy theo khẩu vị béo/ít béo) và một ít đậu phộng rang lên.
Hạt đỗ đen ngấm vị, ngọt đều, dẻo, bùi và không bị sượng kết hợp với nước cốt dừa béo ngậy và đậu phộng mang đến hương vị siêu ngon, thơm đậm đà và thanh mát.
Nếu thích ăn lạnh bạn cũng có thể đợi chè nguội bớt và cho thêm đá.
Múc chè ra bát, cho thêm nước cốt dừa và đậu phộng là đã có ngay 1 bát chè đỗ đen béo, bùi và cực thơm rồi!
2. Cách nấu chè đỗ đen bột lọc thơm ngon
Chè đỗ đen bột lọc là một món ăn dân dã, quen thuộc của người Việt Nam. Món chè này có vị ngọt thanh, bùi bùi của đỗ đen, dai dai của bột lọc. Cách nấu chè đỗ đen bột lọc cũng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Cách làm chè đỗ đen bột lọc thơm ngon tại nhà
2.1 Nguyên liệu
- 200g đỗ đen
- 100g bột năng
- 100g đường
- 1/2 thìa cà phê muối
- 1/2 thìa cà phê vani
- Lá dứa (tùy thích)
2.2 Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đỗ đen mua về đãi sạch, loại bỏ hạt lép, hạt hỏng. Ngâm đỗ đen trong nước khoảng 4-5 tiếng hoặc qua đêm để đỗ mềm nhanh hơn.
- Lá dứa rửa sạch, cắt khúc.
Bước 2: Nấu chè đỗ đen bằng nồi cơm điện
- Cho đỗ đen vào nồi cơm điện, thêm nước ngập mặt đỗ.
- Thêm lá dứa vào nồi, nấu với lửa lớn cho đến khi nước sôi.
- Hạ lửa vừa, nấu khoảng 30 phút cho đến khi đỗ mềm nhừ.
- Thêm đường và muối vào nồi, khuấy đều cho đường tan.
- Nấu thêm khoảng 5 phút cho chè ngọt vừa ăn.
Bước 3: Nấu bột lọc
- Cho bột năng vào bát, thêm nước từ từ, vừa cho vừa khuấy đều cho đến khi bột thành khối mịn, không dính tay.
- Vo bột thành những viên tròn nhỏ.
- Cho viên bột lọc vào nồi nước đang sôi, luộc khoảng 10-15 phút cho đến khi bột chín nổi lên trên mặt nước.
- Vớt bột lọc ra, cho ngay vào bát nước lạnh để bột không dính vào nhau.
Bước 4: Thành phẩm
Thưởng thức chè đỗ đen bột lọc
- Múc chè đỗ đen ra bát, thêm viên bột lọc và vani vào, khuấy đều.
- Múc chè ra chén, thưởng thức nóng hoặc lạnh đều ngon.
3. Cách nấu chè đỗ đen khoai lang ngọt mát, giải nhiệt mùa hè
Món chè đỗ đen khoai lang có vị ngọt thanh, bùi bùi của đậu đen, béo ngậy của khoai lang. Bạn có thể nấu chè đỗ đen khoai ngọt mát đơn giản tại nhà chỉ với 4 bước đơn giản sau:
3.1 Nguyên liệu
- 200g đậu đen
- 200g khoai lang
- 100g đường
- 1/2 thìa cà phê muối
- 1/2 thìa cà phê vani
- Lá dứa (tùy thích)
3.2 Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đỗ đen mua về đãi sạch, loại bỏ hạt lép, hạt hỏng. Ngâm đỗ đen trong nước khoảng 4-5 tiếng hoặc qua đêm để đỗ mềm nhanh hơn.
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ.
- Lá dứa rửa sạch, cắt khúc.
Bước 2: Nấu chè đậu đen
- Cho đỗ đen vào nồi, thêm nước ngập mặt đỗ.
- Thêm lá dứa vào nồi, nấu với lửa lớn cho đến khi nước sôi.
- Hạ lửa vừa, nấu khoảng 30 phút cho đến khi đỗ mềm nhừ.
Bước 3: Nấu khoai lang
- Cho khoai lang vào nồi, thêm nước ngập mặt khoai.
- Nấu với lửa lớn cho đến khi nước sôi.
- Hạ lửa vừa, nấu khoảng 15-20 phút cho đến khi khoai chín mềm.
Bước 4: Hoàn thành
Thưởng thức chè đỗ đen khoai lang giải nhiệt tại nhà
- Cho khoai lang đã chín mềm vào nồi đỗ đen, thêm đường và muối vào, khuấy đều cho đường tan.
- Nấu thêm khoảng 5 phút cho chè ngọt vừa ăn.
- Múc chè ra chén, thêm vani vào, khuấy đều.
- Thưởng thức nóng hoặc lạnh đều ngon.
4. Ưu điểm khi nấu chè đỗ đen bằng nồi cơm điện
Nấu chè đậu đen bằng nồi cơm điện chẳng những thơm ngon, béo bùi và còn sở hữu một số ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với khi nấu bằng những loại nồi khác trên bếp ga, bếp củi. Cụ thể như:
4.1. Tiết kiệm thời gian nấu chè đỗ đen
Nồi cơm điện sử dụng mâm nhiệt để chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng, làm nóng nồi cơm từ các phía giúp hạt đỗ đen chín từ từ, đều từ trong ra ngoài mà không bị sượng.
Đặc biệt, với sản phẩm nồi cơm điện tử cao tần, hoạt động dựa trên cảm biến điện gia nhiệt 360 độ nên mọi vị trí trong lòng nồi đều có nhiệt độ như nhau không chỉ giúp hạt đỗ đen nở đều, mà còn cực kỳ dẻo và không bị vỡ, nát.
Bên cạnh đó, so với phương pháp đun trên bếp truyền thống với công suất khoảng 200 – 300W, nồi cơm điện còn có công suất trung bình lên đến 500 – 800W nên có khả năng truyền nhiệt tốt hơn.
Bạn chỉ cần khởi động chế độ nấu trong vòng 20 – 25 phút là hạt đỗ đã mềm, chín đều, vừa đơn giản, vừa tiết kiệm được nhiều thời gian nấu.
Nồi cơm điện có công suất lớn và khả truyền nhiệt tốt nên giúp đỗ đen chín nhanh, đều, tiết kiệm thời gian hơn phương pháp nấu truyền thống
Hơn nữa, các sản phẩm nồi cơm điện cao cấp hiện nay đều sở hữu công nghệ cảm ứng nhiệt thông minh, có khả năng điều chỉnh nhiệt độ nấu lý tượng phù hợp với lượng đỗ và nước trong nồi, giúp hạt đỗ chín kỹ, dẻo, mềm, vẫn giữ được vẹn nguyên hương vị và dưỡng chất.
4.2. Đỗ đen chín mềm, thơm ngon, không bị sượng
Khi nấu chè đỗ đen bằng bếp gas/củi sẽ rất khó để bạn điều chỉnh lượng nhiệt dẫn đến tình trạng nhiệt độ nấu quá cao khiến đỗ bị trơ và sượng. Trong khi đó, nồi cơm điện lại có khả năng ổn định và giữ nhiệt cực tốt, giúp đỗ đen chín mềm đều mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon.
Ngoài ra, nồi cơm điện còn có khả năng tự động chuyển sang chế độ giữ ấm khi chè đã chín, giúp chè không bị nguội và giữ được độ ngon lâu hơn. Đồng thời, việc nấu chè đỗ đen bằng nồi cơm điện còn tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Chế độ giữ ấm còn giúp bạn làm được các món ngọt khác với nồi cơm điện như sữa chua chẳng hạn. Làm sữa chua bằng nồi cơm điện tử không hề khó, xem ngay hướng dẫn từ SUNHOUSE bạn nhé!
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn các bước nấu chè đỗ đen bằng nồi cơm điện đơn giản, nhanh chóng, giúp bạn có thể dễ dàng chế biến được món chè thơm ngon, thanh mát cho mình và gia đình. Dùng nồi cơm điện để nấu chè đỗ đen vừa tiết kiệm được nhiều thời gian, hạt đỗ đen lại mềm bở, không dễ bị sượng như khi nấu trên bếp ga, bếp củi. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới, SUNHOUSE sẽ giải đáp nhanh nhất!