Bạn cần biết rằng, trong thức ăn không chỉ có chất dinh dưỡng mà còn có cả những chất không có lợi cho cơ thể. Trong không khí chúng ta hít vào hằng ngày không chỉ có oxy mà còn có các chất khí độc hại khác. Chúng khiến con người bị nhiễm độc và bệnh tật cũng hình thành từ đây. Do đó, bạn cần có cách thải độc hiệu quả để sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Thải độc cơ thể để sống khỏe mỗi ngày
Cơ thể chúng ta bình thường sản xuất rất nhiều chất thải
Bạn biết không, không cần chúng ta ăn các chất độc hại thì cơ thể mới có chất thải. Song song với quá trình chuyển hóa tự nhiên, các cơ quan bộ phận của con người cũng liên tục tạo ra các chất độc, chất không cần thiết và chúng cần được tống ra ngoài.
Ví dụ như ngay cả rau và trái cây sạch cũng chứa độc tố, như goitrogens chứa trong các loại rau họ cải có thể làm cản trở chức năng hoạt động của tuyến giáp.
Khi ăn bất kỳ thực phẩm nào, các chất dinh dưỡng đi sẽ vào máu và đến từng tế bào, sau đó được chuyển thành năng lượng. Nhưng quá trình đó cũng tạo ra chất thải, giống như khói bụi là chất thải của việc đốt than dầu.
Ước tính cơ thể con người có hơn 70 nghìn tỷ tế bào, hầu hết các loại tế bào liên tục chết đi và những tế bào mới được sản sinh. Các tế bào cũ phải bị triệt tiêu và tống ra khỏi cơ thể để nhường chỗ cho các tế bào mới.
Các chất thải kể trên sẽ được vận chuyển đến thận và gan. Ở đó, chúng được lọc và chuyển đến bàng quang, đại tràng và một số cơ quan thải độc khác như da, phổi… để tống ra ngoài. Chúng ta cũng phải đào thải rất nhiều thứ khác ra khỏi cơ thể như virus, vi khuẩn và một loạt các chất thải cơ thể tạo ra trong quá trình trao đổi chất. Việc thải độc đó là cần thiết để các chức năng của cơ thể được hoạt động bình thường.
Cơ thể con người có hệ thống thải độc làm việc liên tục
Cơ thể chúng ta có một hệ thống thải độc làm việc liên tục và hiệu quả. Đa phần các cơ quan trên cơ thể người sinh ra để bảo vệ chúng ta khỏi những tổn hại nghiêm trọng: Da, tuyến mồ hôi, phổi, gan, thận, tủy xương, tuyến ức, hệ bạch huyết, hệ thống miễn dịch, vi khuẩn đường ruột, bàng quang và đại tràng. Trong đó, gan và thận là hai cơ quan lọc và thải độc quan trọng nhất của cơ thể.
Lá gan là cơ quan thải độc lớn và quan trọng của cơ thể
Những cơ quan khác ngoài gan và thận cũng rất quan trọng trong quá trình thải độc cơ thể. Ví dụ như không khí chúng ta hít vào sẽ có cả khí oxy và các khí độc hại khác. Khi thở ra, hơi thở mang theo carbon, ni tơ, các chất khí và chất độc khác ra ngoài. Chừng nào ta còn thở thì chừng đó hệ thống thải độc còn hoạt động.
Hoặc như da, việc đổ mồ hôi sẽ giúp cơ thể thải độc, vận chuyển ure, muối dư thừa và các khoáng chất khác ra khỏi cơ thể qua các lỗ chân lông, nó cũng cuốn theo vi khuẩn và virus tích tụ trên da.
Hệ thống thải độc của cơ thể rất hoàn hảo và tinh vi. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể hoạt động bình thường và “đảm bảo an toàn” cho con người khi lượng chất độc, chất thải được tạo ra và nạp vào cơ thể ở mức vừa phải. Khi bị quá tải, cơ thể sẽ bị nhiễm độc và bệnh tật xuất hiện.
Có nhiều nguyên nhân khiến độc tố tích tụ và làm cho hệ thống thải độc bị quá tải
Với chế độ ăn uống, sinh hoạt của con người ngày nay, lượng độc tố nạp vào và tích tụ trong cơ thể quá nhiều và hệ thống thải độc sẽ bị quá tải. Cụ thể:
- Các gốc tự do: Đôi khi gốc tự do được tạo ra bởi quá trình trao đổi chất, nhưng chủ yếu chúng là hậu quả của các chất độc hại từ môi trường. Các chất tự do có hại tích tụ và tạo ra stress oxy hóa, làm cho cấu trúc tế bào bị thay đổi và phá vỡ sẽ dẫn đến ung thư. Gốc tự do cũng là kẻ đứng sau gây ra hàng loạt các bệnh lý bao gồm bệnh tim, ung thư, rối loạn miễn dịch, viêm khớp, u xơ, u nang…
- Các chất gây hại cho cơ thể như rượu, ma túy, kim loại nặng, hóa dầu, khói xe, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất ô nhiễm sẽ không được tế bào chuyển hóa và hấp thụ, chúng nếu không được tống ra ngoài sẽ trú ngụ trong mỡ, cơ, xương, sụn và các mô khác, dần dần đầu độc và cản trở các chức năng bình thường của cơ thể.
- Thực phẩm đóng gói, thực phẩm biến đổi gen, đóng chai hoặc thực phẩm chế biến sẵn đều chứa các chất có hại cho cơ thể như phẩm màu, hương liệu nhân tạo, chất bảo quản, các chất phụ gia.
- Khi tiếp xúc với các chất kết dính, chất tẩy rửa, dầu bôi trơn, các sản phẩm chăm sóc cá nhân như xà phòng, dầu gội đầu, keo xịt tóc và sơn móng tay, cơ thể chúng ta cũng phải tiếp nhận nhiều chất độc hại, ví dụ như phthalates.
- Dioxin, 1 chất độc hại với cơ thể có trong không khí, trong nước, trong các sản phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Chất này gây ung thư, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây các các vấn đề trong quá trình thai nhi phát triển.
- Ngay cả những chất ô nhiễm vô hình như bức xạ điện từ, lò vi sóng, wifi, bức xạ điện thoại di động cũng gây hại cho cơ thể.
Trên đây chỉ là một số ví dụ về việc độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể thông qua thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của con người. Chúng ta có thể ngồi cả ngày để liệt kê ra một danh sách dài những thực phẩm khi ăn vào thì hệ miễn dịch phải chiến đấu, cơ quan thải độc phải làm việc đến mức quá tải để bảo vệ chúng ta từng phút từng giây.
Điều gì xảy ra nếu hệ thống thải độc bị quá tải?
Như đã trình bày, cơ thể chúng ta có một hệ thống thải độc với sự tham gia của nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau. Tuy nhiên, khi các chất độc hại nạp vào cơ thể quá nhiều và tích tụ trong nhiều năm, gan, thận, phổi… và hệ thống miễn dịch sẽ bị quá tải, trở nên kiệt sức, bệnh tật cũng bắt đầu hình thành. Ví dụ như với chính hai cơ quan thải độc, nó cũng sẽ gặp rắc rối nếu cơ thể bị nhiễm độc, cụ thể:
- Gan: Chế độ ăn uống không khoa học, béo phì, uống quá nhiều rượu, độc tố môi trường và dùng thuốc có thể khiến gan bị nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan, giảm khả năng giải độc máu…
- Thận: Những người béo phì hoặc ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có đường có nhiều khả năng mắc bệnh lý protein niệu, đây là dấu hiệu cho thấy thận bị tổn thương so với những người có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
Gan nhiễm mỡ là dấu hiệu hệ thống thải độc bị quá tải và hư hại
4 cách thải độc cơ thể một cách tự nhiên và chuẩn khoa học
Cách thải độc cơ thể tốt nhất đó là giữ cho cơ thể khỏe mạnh, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt chuẩn khoa học và tránh xa các nguồn độc hại, cụ thể:
Thực hiện tốt 4 nguồn sinh lực của cơ thể gồm dinh dưỡng, sự thủy phân (bổ sung dinh dưỡng và nước đúng cách), sự oxy hóa (bổ sung oxy và kiểm soát quá trình stress oxy hóa) và sự kiềm hóa (kiềm hóa cơ thể):
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm tươi, sạch, chủ yếu là rau, trái cây, đậu, quả hạch, các loại ngũ cốc, mầm và chất béo có lợi, thực phẩm giàu chất xơ, đồng thời nên ăn nhiều thức ăn sống. Không nên ăn quá nhiều thực phẩm từ động vật, nghĩa là thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa.
- Uống đủ nước và đúng cách mỗi ngày.
- Tập cách hít thở và vận động nhiều hơn để nạp thêm nhiều oxy cho cơ thể kết hợp với ăn thực phẩm giúp tăng cường lưu thông máu và vận chuyển oxy. Hãy hít thở bằng mũi để lọc sạch bị bẩn, hít sâu và thở ra bằng miệng để loại bỏ những khí thải không cần thiết.
- Uống nước ion kiềm, ăn thực phẩm giàu tính kiềm (rau họ cải, rau xanh, rau họ bầu, bí), đồng thời hạn chế ăn những thực phẩm như đường tinh luyện, thịt, cá và các loại thực phẩm từ động vật khác, mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn… để kiềm hóa cơ thể.
Uống đủ nước và tăng cường tập thể dục để thải độc cơ thể
Kết hợp với việc kiểm soát độc tố đưa vào cơ thể bằng cách tránh ăn thực phẩm bẩn, ngâm tẩm hóa chất, hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga và các loại nước ngọt pha phẩm màu. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn độc hại khác như tránh xa những nơi có nhiều khói bụi, môi trường ô nhiễm, các hóa chất tẩy rửa, khử mùi, chất tạo hương, tạo mùi… Điều này giúp giảm gánh nặng cho hệ thống thải độc, khiến chúng không bị quá tải, từ đó hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.
Tăng cường đào thải độc tố: Ngủ đủ giấc và đúng giờ nhằm dành thời gian cho hệ thống thải độc tăng cường làm việc, ví dụ như từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say. Đồng thời, bạn nên tăng cường tập thể dục vì vận động cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể.
Tăng cường, củng cố hệ miễn dịch, giúp hệ thống này hoạt động hiệu quả bằng cách bổ sung các nguyên tố vi lượng, khoáng chất và vitamin (kẽm, Iod, vitamin B, đặc biệt là vitamin B6 và B12, vitamin A, C và E, sắt, đồng, acid folic và coenzyme Q10 chống oxy hóa).
Nếu muốn sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh tật, có thể chống chọi với bệnh tật tốt hơn thì bạn cần chú ý thực hiện theo các cách thải độc cơ thể như trên. Hành động ngay bây giờ để sau này không phải nằm trên chiếc giường đắt nhất thế giới mang tên “giường bệnh” nhé!
XEM THÊM:
- Bạn hiểu gì về oxy hóa – Nguồn sinh lực quan trọng bậc nhất của cơ thể?
- 5 lợi ích kỳ diệu của việc đọc sách trước khi đi ngủ