Để giải quyết bệnh trĩ nhanh chóng, nhiều người tìm đến biện pháp can thiệp ngoại khoa như thắt trĩ bằng vòng cao su, cắt trĩ bằng laser… Họ cho rằng, cắt trĩ đi là xong. Thế nhưng thực tế, một thời gian sau, búi trĩ sẽ lại xuất hiện. Vậy nguyên nhân nào khiến bệnh trĩ tái phát?
Bệnh trĩ tái phát do đâu?
Bệnh trĩ hình thành như thế nào?
Bệnh trĩ xảy ra do các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng giãn nở, mất dần độ đàn hồi hình thành búi trĩ. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu, sa búi trĩ, ngứa ngáy, chảy dịch… Chúng không đe dọa ngay lập tức đến tính mạng nhưng lại vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nếu người bệnh không khắc phục sớm, búi trĩ sẽ lớn dần lên, sa ra ngoài, khiến các triệu chứng bệnh ngày càng rầm rộ hơn. Chưa dừng lại ở đó, người bệnh còn có nguy cơ cao phải đối mặt với vô vàn biến chứng nguy hiểm khác như thiếu máu mãn tính, nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ…
Để giải quyết nhanh triệu chứng bệnh trĩ, nhiều người thường tìm đến các thủ thuật can thiệp ngoại khoa cắt búi trĩ. Thế nhưng chỉ một thời gian sau, họ lại than phiền rằng bệnh trĩ tái phát. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
Bệnh trĩ tái phát do đâu?
Bản chất của bệnh trĩ là do tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng giãn nở ra, tạo búi trĩ. Theo đó, yếu tố nào gây áp lực xuống các tĩnh mạch này đều sẽ thúc đẩy bệnh trĩ tái phát lại, chúng bao gồm:
Tình trạng táo bón kéo dài
Khi bị táo bón, phân khô cứng sẽ đè nén trực tiếp lên trực tràng, khiến tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng chịu áp lực lớn, cản trở cho quá trình lưu thông máu. Đồng thời, tình trạng này còn khiến người bệnh phải tốn sức rặn hơn so người bình thường. Theo đó, áp suất trong bụng tăng lên, càng làm tăng áp lực xuống tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng.
Tình trạng táo bón kéo dài là yếu tố thúc đẩy bệnh trĩ tái phát
Về lâu dài, tĩnh mạch thường xuyên chịu áp lực lớn sẽ dễ bị kéo giãn ra, hình thành búi trĩ, làm tái phát bệnh trĩ.
Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, chất kích thích
Các loại đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu, quế… hay đồ uống gây kích thích như rượu bia… khi vào cơ thể sẽ gây kích thích hậu môn, khiến các triệu chứng bệnh trĩ tồi tệ hơn. Đồng thời, những món ăn đó còn dễ gây táo bón, một trong những yếu tố khiến bệnh trĩ tái phát lại.
Đặc thù công việc phải ngồi nhiều hay mang vác đồ nặng
Tính chất công việc phải ngồi nhiều (dân văn phòng, tài xế…) hoặc phải thường xuyên mang vác đồ nặng (công nhân xây dựng…) cũng tạo áp lực lớn xuống hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng, thúc đẩy bệnh trĩ tái phát lại.
Tình trạng thừa cân béo phì
Tình trạng thừa cân béo phì cũng gây áp lực liên tục xuống tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng, tăng nguy cơ tái phát bệnh trĩ.
Tình trạng thừa cân béo phì làm tăng áp lực xuống tĩnh mạch hậu môn trực tràng
Những yếu tố trên rất thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, dù bạn đã phẫu thuật cắt trĩ nhưng không có giải pháp phòng ngừa thì chỉ sau một thời gian, các triệu chứng bệnh sẽ lại tái phát lại.
Nếu để trĩ tái phát nhiều lần, không những chất lượng cuộc sống của bạn bị giảm sút mà còn có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng hậu môn, thiếu máu mãn tính…
Phải làm gì để kiểm soát bệnh trĩ?
Để cải thiện và phòng ngừa triệu chứng bệnh trĩ tái phát lại, bạn cần kết hợp các giải pháp sau:
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh và hoa quả tươi: Cải bắp, rau cải xanh, súp lơ, cam, quýt, chuối, đu đủ…
- Hạn chế sử dụng các thức ăn cay nóng nhiều gia vị như ớt, hạt tiêu, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh… các chất kích thích như: Bia, rượu, trà, cà phê,…
- Ăn đồ ăn đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn các thực phẩm hàng quán… để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh viêm đại tràng gây táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên.
- Uống đủ tối thiểu 1.5- 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng táo bón.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để phòng ngừa tình trạng táo bón
- Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân béo phì.
- Không nên ngồi quá lâu ở một vị trí. Sau mỗi khoảng thời gian 30 phút – 1 tiếng, bạn hãy đứng dậy đi lại hoặc thực hiện một số động tác vận động nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút.
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày với các môn thể thao nhẹ nhàng, giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, stress như đi bộ, bơi lội, tập yoga…
- Tăng cường sức bền và độ đàn hồi cho tĩnh mạch hậu môn trực tràng: Bản chất của bệnh trĩ là do hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng suy yếu, giãn nở tạo thành. Bởi vậy, để đẩy lùi bền vững bệnh này, điều quan trọng nhất là người bệnh cần sử dụng biện pháp giúp tăng cường sức bền và độ đàn hồi cho tĩnh mạch.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần uống sản phẩm BoniVein + của Mỹ mỗi ngày. BoniVein + không chỉ giúp tăng cường sức bền và độ đàn hồi tĩnh mạch, tác động trực tiếp đến nguyên nhân bệnh trĩ mà còn bảo vệ thành mạch và tăng lưu thông máu. Từ đó, sản phẩm giúp co nhỏ búi trĩ, đẩy lùi các triệu chứng đau rát hậu môn, chảy máu, sa búi trĩ và phòng ngừa các biến chứng hiệu quả.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết nguyên nhân bệnh trĩ tái phát do đâu, đồng thời nắm được cách kiểm soát tốt bệnh này. Nếu còn thắc mắc nào khác, mời bạn gọi vào số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Búi trĩ có mủ do đâu? Làm thế nào để phòng ngừa?
- Bấm huyệt chữa bệnh trĩ