Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nó gây ra không ít phiền toái cho người bệnh. Ngoài các phương pháp điều trị hiện đại, chữa bệnh trĩ bằng bằng cách bấm huyệt và sử dụng thuốc theo Y Học Cổ Truyền cũng được rất nhiều người tin dùng.
Bấm huyệt chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ theo quan điểm y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ là do khí huyết vùng đại trường bị trì trệ và làm cho cơ nhục yếu, mạch lạc bị tổn thương, từ đó gây ra huyết ứ khiến mạch lạc bị phình giãn. Khi mạch lạc bị phình giãn quá nhiều sẽ sa ra ngoài và hình thành búi trĩ.
Bệnh trĩ được chia thành các thể:
- Thể khí trệ huyết ứ.
- Thể thấp nhiệt ở đại tràng.
- Thể khí hư hạ hãm: Thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, búi trĩ sa ra ngoài không tự co lên được.
Chữa bệnh trĩ bằng bấm huyệt có tác dụng không?
Bấm huyệt là phương pháp tận dụng lực từ các đầu ngón tay để tác động vào huyệt vị giúp lưu thông khí huyết, giải phóng ứ trệ và trừ nhiệt thấp trong cơ thể.
Tác động từ bấm huyệt giúp kích thích tuần hoàn máu, làm tiêu viêm và giảm kích thước búi trĩ. Bên cạnh đó, bấm huyệt vào những vị trí phù hợp còn tăng hoạt động của cơ quan tiêu hóa, giúp hạn chế táo bón và các vấn đề về đường ruột.
Tuy nhiên bấm huyệt là phương pháp tác động bên ngoài, chỉ có vai trò hỗ trợ điều trị chứ không tác dụng vào nguyên nhân gây bệnh.
Cách bấm huyệt cải thiện triệu chứng bệnh trĩ
Châm cứu, bấm huyệt có tác dụng điều hòa khí huyết trong cơ thể, giữ cho các cơ thành mạch được vững chắc và mạnh mẽ. Một số huyệt thường được bấm cho bệnh nhân trĩ là:
- Huyệt Khổng tối: Nằm ở khuỷu tay, ở vị trí cách cổ tay khoảng 7 thốn (khoảng 23 cm). Việc bấm vào huyệt đạo này có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh trĩ cũng như lưu thông mạch máu.
- Huyệt Bách hội: Nằm ở đỉnh đầu, là giao điểm của đường chính trung và đường nối hai đỉnh vành tai. Huyệt đạo này có công dụng nâng dương khí, an thần, cải thiện chứng hoa mắt, ù tai, mất ngủ.
- Huyệt Túc Tam lý: Nằm ở gần đầu gối, cách hõm ngoài đầu gối ngang một bàn tay. Bấm huyệt giúp lưu thông mạch máu, thông khí trệ, điều hòa thanh nhiệt giải độc.
- Huyệt Thượng liêu: Đây là huyệt đạo nằm ở lỗ xương thiêng, thường tác động tới vùng thắt lưng, cải thiện các bệnh lý về trực tràng, hậu môn. Huyệt này làm giảm các cơn đau co thắt do trĩ.
- Huyệt Khí hải: Huyệt nằm ở gai đốt sống lưng thứ 3 đo sang ngang khoảng 1.5 thốn (5cm). Bấm huyệt vị này giúp đả thông huyết ứ ở tĩnh mạch, giảm tình trạng đi ngoài ra máu.
Vị trí huyệt Khí hải.
- Huyệt Quan nguyên: Nằm ở gai đốt sống thắt lưng thứ 5, đo sang ngang khoảng 1,5 thốn. Huyệt vị này có tác dụng lý khí, hóa thấp. Do đó, bấm huyệt này giúp giảm áp lực dồn nén lên búi trĩ, cầm máu.
Tất cả các huyệt trên đều có tác dụng cải thiện bệnh trĩ. Khi day bấm các huyệt này, cần làm cho nó nóng lên để thu được hiệu quả như mong muốn.
Những lưu ý khi thực hiện bấm huyệt trên bệnh nhân trĩ
- Bấm huyệt là phương pháp hỗ trợ giảm các triệu chứng, chỉ áp dụng với trường hợp bệnh trĩ giai đoạn nhẹ, không thể điều trị dứt điểm bệnh.
- Xác định đúng huyệt đạo, có thể tham khảo thầy thuốc cách bấm huyệt, tránh xác định sai vị trí gây ra tổn thương.
- Không áp dụng phương pháp này với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có vấn đề tim mạch,…
- Đối với người bệnh đang có những vết thương hở, viêm nhiễm, mụn nhọt, bệnh nhân không nên thực hiện bấm huyệt có thể gây tổn thương, tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Kết hợp bấm huyệt với các phương pháp khác như cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học.
- Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng kết hợp với sản phẩm BoniVein+ của Mỹ. Với các thành phần từ thảo dược, BoniVein+ đánh vào nguyên nhân gây bệnh trĩ là làm bền các tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị suy giãn, từ đó giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về phương pháp bấm huyệt chữa bệnh trĩ. Nếu có bất kỳ băn khoăn thắc mắc nào về căn bệnh này, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 1800.1044 để được tư vấn cụ thể. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Tìm hiểu biện pháp thắt trĩ bằng vòng cao su
- Bệnh trĩ có lây không? Làm sao để phòng ngừa và cải thiện bệnh hiệu quả?