Bệnh gút thường gây cơn đau gút cấp tái đi tái lại, khiến người bệnh vô cùng khổ sở. Đặc biệt, chúng còn gây ra nhiều biến chứng như hạt tophi, sỏi thận, suy thận làm rút ngắn thời gian sống của bệnh nhân. Vậy cụ thể, người bệnh gút sống được bao lâu? Mời các bạn tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!
Người bệnh gút sống được bao lâu?
Bệnh gút ảnh hưởng đến tuổi thọ như thế nào?
Bệnh gút xảy ra do cơ thể rối loạn chuyển hóa, gây tăng axit uric trong máu. Loại axit này khi tăng cao sẽ chuyển thành tinh thể muối urat lắng đọng ở các ổ khớp và gây cơn gút cấp.
Cơn gút cấp xuất hiện sẽ gây đau đớn dữ dội, làm khớp sưng đỏ, bỏng rát. Người bệnh đau không đi lại được, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Lúc này, họ phải dùng thuốc giảm đau chống viêm đặc hiệu như colchicin để nhanh chóng dịu bớt lại cơn đau cấp.
Nồng độ axit uric máu càng cao, cơn đau càng dễ tái lại với tần suất dày đặc hơn. Không chỉ thế, nếu chúng tăng cao kéo dài, người bệnh còn phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm của gút như hạt tophi gây tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận…
Đối với tuổi thọ người bệnh, các chuyên gia phát hiện ra rằng, bệnh gút làm tăng tỷ lệ tử vong lên đến 25%. Chúng tác động đến thời gian sống theo nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như:
- Là bệnh lý mãn tính, người bệnh thường xuyên phải dùng thuốc tây y. Mà thuốc điều trị bệnh gút đều là thuốc độc bảng B, dễ gây tác dụng phụ như:
- Rối loạn tiêu hóa: Ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất, dễ gây suy dinh dưỡng.
- Hại gan, thận.
- Các biến chứng bệnh gút đe dọa tính mạng người bệnh, bao gồm:
- Hạt tophi vỡ ra dễ gây nhiễm khuẩn huyết.
- Tinh thể muối urat lắng đọng ở thận gây suy thận, ở tim gây nhồi máu cơ tim.
- Bệnh gút làm nặng thêm các bệnh lý chuyển hóa khác như tiểu đường, mỡ máu.
Tất cả các yếu tố trên đều làm rút ngắn thời gian sống của bệnh nhân nếu họ không kiểm soát tốt bệnh gút.
Thuốc tây điều trị bệnh gút đều là thuốc độc bảng B
Người bệnh gút sống được bao lâu?
Bệnh gút là bệnh lý mãn tính, hiện nay chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị chủ yếu là giảm đau khi có cơn gút cấp, đồng thời hạ và duy trì acid uric máu về ngưỡng an toàn, phòng ngừa cơn cấp cũng như các biến chứng của bệnh.
Còn đối với câu hỏi “Người bệnh gút sống được bao lâu?” thì hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đưa ra con số cụ thể nói về tuổi thọ của người mắc bệnh gút. Khi người bệnh kiểm soát tốt chỉ số acid uric máu ở ngưỡng an toàn, tần suất xuất hiện cơn gút cấp sẽ được giảm thấp. Đồng thời, các biến chứng của bệnh cũng sẽ được phòng ngừa hiệu quả. Theo đó, thời gian sống của người bệnh sẽ được đảm bảo.
Tuy nhiên, với những người để chỉ số acid uric máu tăng cao kéo dài, tuổi thọ của họ sẽ bị rút ngắn lại. Do vậy, khi mắc bệnh gút, bạn cần áp dụng giải pháp giúp kiểm soát chỉ số acid uric máu ở ngưỡng an toàn càng sớm càng tốt.
Giải pháp nào giúp người bệnh gút sống vui khỏe?
Để chung sống hòa bình với bệnh gút, người bệnh nên:
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp bằng cách:
- Hạn chế thực phẩm giàu đạm: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật…
- Tích cực bổ sung nhiều rau củ quả có tính kiềm để trung hòa bớt lượng acid trong cơ thể như: Rau họ cải, quả bơ, rau họ bầu bí, rau thơm (kinh giới, bạc hà, mùi tây..)
- Uống đủ ngày 2 lít nước, nên uống nước ion kiềm.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì, giảm cân nếu thừa cân.
- Vận động nhẹ nhàng, vừa sức: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao như đi bộ, đạp xe đạp…
Đi bộ nhẹ nhàng giúp người bệnh gút khỏe mạnh hơn
- Tránh làm việc nặng quá sức hoặc luyện tập thể thao với cường độ mạnh.
- Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh, tránh dầm mưa lạnh.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng.
- Ngâm chân nước nóng buổi tối, không nên dùng nước quá nóng.
Trong cơn đau gút cấp: Người bệnh cần để khớp nghỉ ngơi tuyệt đối, vì khi vận động sẽ giải phóng nhiều hơn các tinh thể muối urat vào khớp, làm mức độ sưng đau khớp trầm trọng hơn.
Ngoài cơn đau gút cấp: Bệnh nhân cần vận động nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày, tránh hoạt động quá sức khiến khớp bị tổn thương nhiều hơn.
Điều quan trọng nhất là bạn sử dụng sản phẩm BoniGut + giúp kiểm soát acid uric máu.
BoniGut + – Bí quyết giúp người bệnh gút sống vui khỏe
BoniGut + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Với công thức toàn diện, BoniGut + không chỉ giúp chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp mà còn giúp hạ acid uric máu hiệu quả. Qua đó, sản phẩm giúp ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, đồng thời phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh gút. Cụ thể là:
BoniGut + – Đẩy mạnh tác dụng giúp hạ acid uric máu bằng 3 cơ chế
- Giúp trung hòa acid uric trong máu nhờ tính kiềm của hạt cần tây.
- Giúp ức chế hình thành acid uric thông qua việc ức chế enzyme xanthine oxidase (enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp acid uric) nhờ tác dụng của quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn.
- Giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu nhờ bách xù, trạch tả, ngưu bàng tử và hạt mã đề.
BoniGut + – Kết hợp tinh tế thảo dược giúp hạ acid uric máu với thảo dược giúp chống viêm, giảm đau
Tác dụng này đến từ các thảo dược giúp giảm đau, chống viêm theo nhiều cơ chế khác nhau bao gồm: Gừng, tầm ma, kim sa, húng tây.
Nhờ các thành phần như trên, BoniGut + giúp khắc phục mọi khía cạnh của bệnh gút, xua tan nỗi lo biến chứng, hạn chế việc phải dùng nhiều thuốc tây y. Theo đó, người bệnh giảm được các yếu tố tác động đến tuổi thọ do bệnh gút gây ra.
Đánh giá của khách hàng về hiệu quả của BoniGut +!
Rất nhiều bệnh nhân đã đẩy lùi bệnh gút dễ dàng nhờ sử dụng BoniGut + của Mỹ. Chẳng hạn như trường hợp của bác Hoàng Xuân Quyền (75 tuổi, trú tại đội 4, thôn Quảng Yên, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, điện thoại: 0377.097.848).
Bác Hoàng Xuân Quyền và sản phẩm BoniGut +
Năm 2018, bác Quyền bắt đầu có dấu hiệu của bệnh. Bác đi lại hơi đau, đêm ngủ thì chân cứ “rân rân” nhưng bác chủ quan, không để ý. Cho tới một ngày đi nhậu về, bác bị cơn gút cấp đầu tiên. Chân sưng đỏ, đau khủng khiếp, làm bác không đi lại được. Bác đi khám thì acid uric máu đã lên tới 593 µmol/l. Khi uống thuốc tây thì bác đỡ nhưng lại bị đau bụng, tiêu chảy. Thi thoảng cơn gút cấp cũng tái lại dù bác đã kiêng khem nghiêm ngặt rồi.
Nhờ BoniGut + của Mỹ mà giờ bác Quyền đã chiến thắng bệnh gút. Lúc đầu đau cấp, bác uống 8 viên một ngày, sau 2 ngày hết đau, bác giảm xuống liều 4 viên chia 2 lần. Sau khoảng 3 tháng, chỉ số acid uric máu chỉ còn 405 µmol/l, bác cũng không thấy cơn đau nào xuất hiện. Duy trì đều đặn BoniGut + mà bác không gặp tác dụng phụ nào, bác cũng ăn uống thoải mái hơn mà không hề bị đau lại.
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết bệnh gút sống được bao lâu. Để chung sống hòa bình với bệnh này, sử dụng BoniGut + của Mỹ là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Các loại xét nghiệm gout phổ biến
- 7 lưu ý quan trọng trong chế độ ăn cho người bị gout