Cảm giác nóng rát bàn chân ở người tiểu đường – Làm sao để cải thiện?

 

    Nếu là một bệnh nhân tiểu đường và gần đây, bạn cảm thấy châm chích, nóng rát bàn chân thì hãy cẩn trọng. Vì đó là triệu chứng của sự tổn thương dây thần kinh do tiểu đường. Để hiểu rõ hơn về biến chứng này cũng như cách cải thiện hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

 

 Cảm giác nóng rát bàn chân ở người tiểu đường - Làm sao để cải thiện?

Cảm giác nóng rát bàn chân ở người tiểu đường – Làm sao để cải thiện?

 

Nóng rát bàn chân – Biểu hiện của biến chứng tiểu đường

    Ngứa ran hoặc châm chích, nóng rát bàn chân, nhiều trường hợp bị thêm ở cẳng chân là dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh do biến chứng tiểu đường. Những cảm giác này thường bắt đầu ở ngón chân và bàn chân nhưng cũng có thể bắt đầu ở ngón tay và bàn tay hoặc cả hai. Một số người còn cảm thấy bàn chân bị đau nhức, da chân có cảm giác khô, ra nhiều mồ hôi.

   Song song cảm giác châm chích, nóng rát bàn chân, bệnh nhân còn có thể bị mất hoặc giảm cảm giác ở cơ quan này do dây thần kinh ở chân bị tổn thương. Vì vậy, bệnh nhân có thể: 

  • Không cảm nhận được khi giẫm phải vật sắc nhọn.
  • Không có cảm giác khi vết thương nhỏ ở ngón chân.
  • Không để ý khi chạm vào vật quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Các khớp ở bàn chân bị tổn thương khiến việc đi lại khó khăn hơn.
  • Có nhiều khả năng bị nhiễm trùng da ở bàn chân và móng chân.

 

Các vấn đề khác gặp phải khi có tổn thương dây thần kinh do biến chứng tiểu đường

    Khi đã bị biến chứng thần kinh của tiểu đường, người bệnh có thể gặp các vấn đề khác như:

  • Các vấn đề về khả năng tình dục: Nam giới dễ bị rối loạn cương dương, giảm ham muốn. Phụ nữ có thể bị khô âm đạo, khó đạt cực khoái. 
  • Không cảm nhận được dấu hiệu của tụt đường huyết, không có cảm giác đói cho dù đường huyết đã hạ xuống rất thấp.
  • Vấn đề ở bàng quang: Bạn có thể bị tiểu không tự chủ, tiểu són, không có cảm giác buồn tiểu cho dù bàng quang đã đầy nước tiểu. 
  • Đổ mồ hôi quá nhiều. Đặc biệt là khi nhiệt độ mát mẻ, khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc vào những thời điểm bất thường khác.

 

Khi nào nên đi khám?

Bạn nên đi khám và cần được chăm sóc y tế khi:

  • Phát hiện có vết loét ở bàn chân, vết thương khó lành.
  • Cảm giác nóng rát, ngứa ran hoặc đau ở tay hoặc chân
  • Gặp vấn đề trong hoạt động, khả năng tiêu hóa, tiểu tiện hoặc tình dục.

 

Rối loạn cương dương - một biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường

Rối loạn cương dương – một biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường

 

Nguyên nhân gây ra biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường là gì?

    Nguyên nhân là do bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết, khiến nồng độ đường (glucose) tăng cao và lên xuống thất thường. Tình trạng này kéo dài, môi trường ưu trương do glucose huyết tăng cao làm tổn thương vỏ bao thần kinh, giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh.

   Song song đó, các mạch máu nhỏ nuôi thần kinh cũng chịu ảnh hưởng. Chúng suy giảm chức năng cung cấp oxygen và các chất dinh dưỡng cho dây thần kinh, về lâu dài sợi dây thần kinh cũng suy mòn.

    Có nhiều giả thiết khác cũng góp phần làm tổn thương dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường như tình trạng viêm thần kinh do tăng phản ứng tự miễn ở cơ địa người tiểu đường, do yếu tố di truyền, yếu tố hút thuốc lá, nghiện rượu…

   Các yếu tố sau đây sẽ góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường trên thần kinh:

  • Huyết áp cao.
  • Thiếu vitamin nhóm B.
  • Lạm dụng rượu.
  • Hút thuốc lá.
  • Mắc bệnh lý khác như bệnh thận, bệnh gan.
  • Đang dùng một số loại thuốc, ví dụ như thuốc điều trị ung thư.

 

Biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường được điều trị như thế nào?

   Đầu tiên, để cải thiện và phòng ngừa tình trạng nóng rát bàn chân hay các triệu chứng khác do biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường thì người bệnh cần đưa đường huyết về ngưỡng an toàn và ổn định.

    Với các triệu chứng liên quan đến tổn thương thần kinh ở chân hoặc cánh tay, người bệnh cần:

  • Đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc đôi chân của bạn. Ví dụ như đeo giày dép phù hợp, cẩn trọng khi cắt móng chân, thường xuyên kiểm tra vết thương ở chân. Bạn có thể theo dõi thêm các phương pháp chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường ở đây.
  • Các thuốc giảm đau, ví dụ như acetaminophen (paracetamol) hay ibuprofen có thể không có tác dụng với cơn đau do biến chứng thần kinh này. Nếu vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn các phương pháp giúp giảm đau, giảm tê bì, nóng rát bàn chân do tiểu đường gây ra, không tự ý dùng thuốc giảm đau.
  • Tránh không để chân bị lạnh: Đối với những người bị tiểu đường, giữ cho đôi chân ấm là một yếu tố quan trọng để tránh các vấn đề liên quan đến tuần hoàn và thần kinh ngoại biên. Người bệnh cần mang vớ đủ dày để giữ ấm tốt đôi chân, khi chọn giày nên ưu tiên loại có lớp lót cách nhiệt.

 

Biến chứng thần kinh ở người bệnh tiểu đường có thể được ngăn ngừa?

   Điều quan trọng nhất người bệnh tiểu đường cần làm để ngăn ngừa biến chứng thần kinh là kiểm soát lượng đường trong máu. Người bệnh nên: 

  • Thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống, kiêng khem của bệnh nhân tiểu đường.
  • Tăng cường vận động, tập thể dục, thể thao mỗi ngày. 
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên. Định kỳ 3 tháng nên kiểm tra chỉ số HbA1c. 
  • Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng thêm BoniDiabet  + của Mỹ để hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên mạch máu và thần kinh.
  • Kiêng rượu bia.
  • Không hút thuốc lá. Nếu đang nghiện thuốc lá, hãy sử dụng Boni-Smok để sớm bỏ thành công.

 

Sản phẩm BoniDiabet +

Sản phẩm BoniDiabet +

 

    Nóng rát bàn chân là một trong những biểu hiện của biến chứng tiểu đường trên dây thần kinh. Lúc này, bạn không được chủ quan mà cần áp dụng các biện pháp như trên để cải thiện cũng như phòng ngừa các biến chứng khác của bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

  • Cảnh báo: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Tại sao người bệnh tiểu đường thường bị chóng mặt?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *