Tác dụng của nhân sâm Ấn Độ với sức khỏe

 

   Mỗi một loại thảo dược đều có nhiều tác dụng khác nhau giúp cải thiện bệnh tật. Khi sử dụng đúng cách, bạn sẽ tận dụng được tối đa những tác dụng đó, mang lại hiệu quả cao nhất. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác dụng của nhân sâm Ấn Độ và cách sử dụng tối ưu, mời các bạn cùng đón đọc!

 

 Tác dụng của nhân sâm Ấn Độ với sức khỏe là gì?

Tác dụng của nhân sâm Ấn Độ với sức khỏe là gì?

 

Đôi nét về nhân sâm Ấn Độ

   Nhân sâm Ấn Độ là một loài cây bụi có nguồn gốc từ Ấn Độ. Nó cũng được phát hiện tại một số vùng ở Châu Phi và Trung Đông.

   Loại thảo dược này thuộc họ Solanaceae, tên khoa học là Withania somnifera. Trong tiếng Phạn, nó được biết đến dưới cái tên Ashwagandha, có nghĩa là mùi của ngựa.

   Sâm Ấn Độ được sử dụng phổ biến hàng ngàn năm nay, đặc biệt có ý nghĩa rất quan trọng trong nền y học Hindu (Ayurvedic). Chúng có nhiều lợi ích về sức khỏe, bao gồm khả năng chống ung thư, giảm viêm, cải thiện tiểu đường, hen suyễn, cao huyết áp, căng thẳng và thấp khớp.

   Hơn nữa, nhân sâm Ấn Độ còn giúp bổ sung chất chống oxy hóa, cải thiện hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng cho cơ thể. 

 

Tác dụng của nhân sâm Ấn Độ với sức khỏe

   Các tác dụng cụ thể của nhân sâm Ấn Độ bao gồm:

Chống ung thư

   Theo một đánh giá vào năm 2011 cho thấy, Ashwagandha có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số tế bào ung thư, điển hình là ung thư phổi.

   Một số nghiên cứu khác về sâm Ấn Độ được tiến hành tại Viện Khoa học và Công nghệ Công nghiệp Tiên tiến Nhật Bản cũng cho kết quả rằng lá của nó có thể ức chế chọn lọc các tế bào ung thư.

Giúp giảm viêm khớp

   Nhân sâm Ấn Độ hoạt động tương tự như một loại thuốc giảm đau, giúp ngăn chặn các tín hiệu đau truyền đến hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có đặc tính chống viêm, được sử dụng hiệu quả trong việc cải thiện các bệnh lý về khớp như viêm khớp dạng thấp.

 

Sâm Ấn Độ giúp giảm đau, giảm viêm khớp

Sâm Ấn Độ giúp giảm đau, giảm viêm khớp

 

Cải thiện các vấn đề tim mạch

   Các nhà khoa học đã phát hiện ra sâm Ấn Độ có nhiều tác dụng tốt, giúp cải thiện một số vấn đề ở hệ tim mạch như:

  • Giảm tình trạng cao huyết áp
  • Giảm cholesterol máu

 Từ đó, loại thảo dược này được sử dụng để giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Tốt cho não bộ

   Đây cũng là một tác dụng tuyệt vời của sâm Ấn Độ. Nó làm chậm hoặc ngăn ngừa nguy cơ mất các chức năng não bộ ở người mắc bệnh thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh Huntington, Alzheimer, Parkinson.

Giảm căng thẳng, lo lắng

   Ashwagandha được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc an thần, có tác dụng tương tự như thuốc Lorazepam, giúp làm dịu lo âu và căng thẳng.

   Trong một nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng, một người sử dụng khoảng 240 miligam (mg) Ashwagandha mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể được nồng độ cortisol – một loại hormone gây căng thẳng trong cơ thể.

   Nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí PLOS One (Mỹ) cho thấy: Việc bổ sung chiết xuất sâm Ấn Độ trong vòng 5 ngày có thể giúp ức chế sản sinh hormone cortisol (hormone căng thẳng), giảm nồng độ cortisol tới gần 26%.

Giúp cải thiện tình trạng mất ngủ

   Các nhà khoa học từ Đại học Tsukuba (Nhật Bản) đã chứng minh được rằng sâm Ấn Độ có tác dụng giúp khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ hiệu quả.

   Tác dụng này đến từ hoạt chất triethylene glycol, giúp người bệnh mất ngủ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

 

Nhân sâm Ấn Độ giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc

Nhân sâm Ấn Độ giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc

 

Cách sử dụng nhân sâm Ấn Độ

   Với một loại thảo dược, những cách sử dụng truyền thống phổ biến thường là:

  • Pha trà
  • Đun sắc uống
  • Ngâm rượu uống

   Sâm Ấn Độ cũng vậy. Tuy nhiên, những cách trên không thể tận dụng được tối đa các hoạt chất có tác dụng. Theo đó, hiệu quả cải thiện bệnh không được như mong muốn.

   Vì vậy, để sử dụng nhân sâm Ấn Độ một cách tối ưu nhất, bạn nên lựa chọn sản phẩm viên uống chiết xuất từ thảo dược này. Lưu ý, bạn cần tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, có được Bộ Y Tế cấp phép hay không, có bán ở nhà thuốc hay không…

   Nhận thấy các tác dụng vượt trội của sâm Ấn Độ cho người bệnh mất ngủ, các nhà khoa học Mỹ đã kết hợp nó với nhiều thành phần khác, tạo ra viên uống tiện lợi, giúp lấy lại giấc ngủ ngon hiệu quả mang tên BoniSleep +.

 

BoniSleep + – Sản phẩm từ thiên nhiên giúp xua tan nỗi lo mất ngủ

  BoniSleep + là sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, đã được Bộ Y Tế phê duyệt lưu hành rộng rãi ở các nhà thuốc tây trên cả nước.

   Công thức của sản phẩm rất toàn diện, không chỉ chứa các thảo dược giúp ngủ ngon như nhân sâm Ấn Độ, cây nữ lang, hoa cúc, hoa bia… mà còn kết hợp thêm nhiều thành phần khác như:

  • Nhóm giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh và não bộ: Lactium, magie, vitamin B6. Trong đó, tác dụng của lactium đã được chứng minh lâm sàng ở Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn, giúp tái tạo sức sống cho não bộ, lấy lại giấc ngủ ngon, ngủ sâu tự nhiên.
  • Nhóm giúp giải tỏa căng thẳng, stress:
  1. GABA: Giúp duy trì hoạt động bình thường của não bộ, giảm dẫn truyền các tín hiệu căng thẳng đến hệ thần kinh trung ương.
  2. 5-HTP và L-Theanin giúp tăng nồng độ serotonin, đồng thời kích thích sản xuất các sóng não alpha, tạo cảm giác thư giãn sâu, sảng khoái tinh thần cho người bệnh.
  3. Nhóm giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc: Melatonin – một hormone của tuyến tùng. Nó chịu trách nhiệm điều hòa nhịp sinh học của cơ thể, kiểm soát chu kỳ giấc ngủ theo nhịp ngày đêm.

   Nhờ đó, bạn chỉ cần dùng BoniSleep + với liều 2-4 viên trước khi đi ngủ 30 phút. Sau 7-15 ngày, chất lượng giấc ngủ đã được cải thiện rõ rệt, tinh thần sảng khoái. Bạn nên dùng tối thiểu BoniSleep + trong khoảng 1-3 tháng để ổn định hiệu quả, lấy lại giấc ngủ sâu ngon trọn vẹn.

   Dạng viên uống tiện lợi của BoniSleep + còn tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng, không cần phải đun sắc thủ công.

   Có thể thấy, nhân sâm Ấn Độ mang lại nhiều tác dụng khác nhau, nổi trội nhất là giúp cải thiện giấc ngủ. Và BoniSleep + của Mỹ sẽ giúp bạn phát huy tối đa những tác dụng của loại thảo dược đó. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn liên hệ đến số tổng đài miễn cước 1800 1044 giờ hành chính để được tư vấn nhanh nhất!

 

XEM THÊM:

  • Vì sao mất ngủ gây tăng cân? Cách khắc phục là gì?
  • Tổng hợp các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất hiện nay

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *