Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc phải rối loạn tiêu hóa. Một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa mà bé hay gặp phải đó là táo bón.

  1. Số lần đi ngoài ít hơn bình thường

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường đi ngoài từ 2-3 lần/ngày. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ ít gặp táo bón hơn so với những trẻ uống sữa ngoài. Nếu thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi đại tiện một lần, mẹ có thể nghĩ đến trường hợp trẻ bị táo bón. Để chắc chắn, mẹ nên theo dõi thêm các dấu hiệu khác từ đó có biện pháp kịp thời cho trẻ, tránh để quá lâu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

  1. Đi ngoài rất khó khăn

Một biểu hiện khác của chứng táo bón ở trẻ sơ sinh là việc đi ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Bé thường phải rặn nhiều, mặt đỏ bừng lên, vã mồ hôi, thậm chí khóc rất nhiều vì đau rát. Việc trẻ đại tiện phải rặn nhiều có thể gây tổn thương vùng hậu môn chảy máu, nếu kéo dài có thể gây bệnh trĩ. Chính vì vậy, mẹ cần hết sức lưu ý khi con có những biểu hiện như trên.

  1. Chướng bụng, ăn không tiêu

Khi bị táo bón, thức ăn không tiêu hóa được sẽ tích tụ lại khiến trẻ bị chướng bụng, khó tiêu, sờ vào thấy bụng cứng, kèm theo đó là các hiện tượng đầy hơi, xì hơi nặng mùi… Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết và các mẹ cần theo dõi thêm để có biện pháp kịp thời.

  1. Biếng ăn, quấy khóc

Khi bị táo bón lâu ngày, các chất độc trong cơ thể trẻ không được thải ra ngoài mà còn có nguy cơ hấp thu ngược trở lại, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nên giấc ngủ không sâu, không ngon và thường quấy khóc mỗi khi ngủ, nhất là vào ban đêm.

Để trẻ sơ sinh không bị táo bón, mẹ cần:

  • Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ để cải thiện chất lượng sữa mẹ: tăng cường chất xơ từ rau củ quả, uống nhiều nước, tránh các đồ ăn nóng, rượu bia… Trường hợp trẻ buộc phải dùng sữa công thức, mẹ cân nhắc khi chọn sữa ngoài các giá trị dinh dưỡng thông thường cần để ý đến hàm lượng chất xơ hoà tan – thành phần giúp làm mềm và tăng thể tích phân, tăng nhu động ruột đồng thời là thức ăn của các loại lợi khuẩn vì vây chúng có thể giúp giảm táo bón.
  • Cho bé tắm nước ấm giúp trẻ thư giãn đủ để kích thích nhu động ruột.
  • Xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ: mát xa theo vòng tròn quanh rốn từ 3-5 phút sau khi cho con bú
  • Đưa trẻ tới bệnh viện khám ngay khi trẻ có những dấu hiệu cơ bản sau:
  • Táo bón kéo dài trên một tuần, việc thay đổi chế độ ăn của mẹ không có tác dụng
  • Táo bón ảnh hưởng đến sức khoẻ: kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.

Táo bón là một trong những biểu hiện thường xuyên ở trẻ nhỏ khiến cha mẹ rất lo lắng. Chứng táo bón gây nên những khó chịu cho trẻ trong việc ăn uống, ngủ nghỉ cũng như vui chơi. Vì vậy các bậc phụ huynh cần nhận biết sớm tình trạng táo bón ở trẻ thông qua những dấu hiệu dễ nhận biết trên đây để xử lý kịp thời, giúp con khỏe mạnh.

 

>>> Xem thêm:

  • Mẹ khéo nói, con ngon miệng nhờ bí quyết từ BoniKiddy
  • Bí quyết giúp con đánh tan ho, đờm đặc, không cần kháng sinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *