Kiềm hóa cơ thể là gì? Tại sao kiềm hóa lại quan trọng?

 

   Khi nhắc đến những yếu tố làm nên sức khỏe con người, chúng ta thường xuyên nghe được các khái niệm như là chống lão hóa, chống oxy hóa, dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch, đào thải độc tố thế nhưng rất ít khi được nghe về khái niệm kiềm hóa. Vậy kiềm hóa cơ thể là gì và tại sao việc này lại quan trọng với sức khỏe cơ thể chúng ta? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

 

Kiềm hóa cơ thể là gì

Kiềm hóa cơ thể là gì? Tại sao kiềm hóa lại quan trọng?

 

Kiềm hóa cơ thể là gì?

   Chỉ số pH (Potential of Hydrogen) mô tả tỷ lệ giữa axit và kiềm. Thang đo này dao động từ 1 đến 14, trong đó, 7 là mức trung tính, dưới 7 thiên về axit, còn trên 7 là kiềm. Chúng ta đã quá quen thuộc với chỉ số này ngay từ khi còn là học sinh trung học cơ sở, ta được dạy về chất có tính axit, chất có tính kiềm, được dạy cách dùng quỳ tím để phân biệt dung dịch có tính kiềm hay axit. Thế nhưng tuyệt nhiên rất ít ai biết đến hoặc nhắc đến việc áp dụng kiềm hóa trên khía cạnh cơ thể con người. 

   Thực tế, cơ thể chúng ta về mặt tổng quát cần có “tính kiềm nhẹ” để các hoạt động được diễn ra bình thường. Khi cơ thể dư thừa nhiều axit nó sẽ gây ra nhiều tác hại. Vì thế khái niệm kiềm hóa cơ thể ra đời, nó đồng nghĩa với việc chúng ta cần điều chỉnh lượng axit trong các mô, các tế bào, các cơ quan, làm tăng tính kiềm trong cơ thể.

 

Tại sao kiềm hóa cơ thể lại quan trọng?

   Khoa học đã chỉ ra rằng, các protein trong cơ thể chỉ hoạt động bình thường ở pH kiềm nhẹ. Các enzym, với bản chất là các protein chuyên biệt cũng không ngoại lệ. Trong môi trường có tính axit, hoạt động của enzym sẽ bị cản trở, vì thế nó ảnh hưởng tới mọi cơ quan trong cơ thể, ở mọi bộ phận, mọi cấp độ.

   Môi trường axit làm suy giảm khả năng chuyển hóa, hấp thu dinh dưỡng, từ đó lại càng làm cơ thể có tính axit cao hơn, tạo thành vòng lặp nguy hiểm. Đồng thời, các mô hay tế bào cũng dễ bị kích ứng và bị viêm hơn khi chúng ở trong môi trường axit.

   Sự cần thiết kiềm hoá cơ thể dựa trên khám phá của nhà sinh học nổi tiếng người Đức Otto Heinrich Warburg (08/10/1883 – 01/08/1970), người đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1931. Ông đã phát hiện ra sự thiếu hụt oxy trong tế bào sẽ tạo tính axit trong cơ thể, từ đó là nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh ung thư. Các tế bào ung thư cũng chỉ sống được trong môi trường axit.

 

Cơ thể nhiễm axit

Cơ thể nhiễm axit là nguyên nhân gốc rễ gây ung thư

 

   Gần như mọi diễn biến sinh hóa trong cơ thể như tạo năng lượng, chuyển hóa, oxy hóa, phản ứng miễn dịch đều cần có sự tham gia của axit. Nhưng khi sự cân bằng giữa axit – kiềm thay đổi, cơ thể ngay lập tức sẽ có những cơ chế để điều hòa lại ngay (ví dụ phổi thở nhanh hơn để đào thải CO2, thận tăng đào thải axit qua nước tiểu,…).

   Nếu vì nguyên nhân nào đó, cơ thể bị nhiễm axit trong thời gian dài. Sự mất cân bằng axit – kiềm sẽ làm thay đổi môi trường máu, các mô và tế bào, giảm nồng độ oxy trong máu, làm tăng lượng axit lactic, gia tăng các gốc tự do nguy hiểm, nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Các căn bệnh nguy hiểm sẽ có cơ hội nảy sinh, điển hình là ung thư, bệnh gout, đau dạ dày,…

   Ngược lại, kiềm hóa sẽ giúp loại bỏ các gốc tự do, từ đó các tế bào sẽ được sạch sẽ, thông thoáng hơn, tăng lượng oxy cho cơ thể. Kiềm hoá cơ thể là chìa khoá vàng cho sức khỏe, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Kiềm hoá sẽ giúp bạn tránh xa được căn bệnh ung thư, giúp các tế bào và mô được khoẻ mạnh và hoạt động hiệu quả, tăng sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.

 

Nguyên nhân khiến cơ thể “axit hơn”

   Một số nguyên nhân chính có thể khiến cơ thể bạn bị “axit hơn”, mất cân bằng axit –kiềm bao gồm:

  • Uống không đủ nước, mất nước: Khi cơ thể thiếu nước, nó sẽ không thể đào thải hết các chất thải chuyển hóa dẫn đến bị nhiễm axit.
  • Chế độ ăn uống: Theo các nghiên cứu, những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày chỉ có 20% kiềm được đưa vào cơ thể, còn lại 80% là axit, đặc biệt là chế độ ăn nhiều đạm động vật, ít trái cây rau củ.
  • Lười vận động, ngủ ít khiến cơ thể bị axit hóa.
  • Căng thẳng, stress cũng khiến cơ thể sản sinh những loại hormon gây axit hóa (ví dụ: cortisol).

 

Ăn nhiều thịt khiến cơ thể bị “axit hơn”

Ăn nhiều thịt khiến cơ thể bị “axit hơn”

 

3 Cách kiềm hóa cơ thể

   Hiểu rõ về nguyên nhân cũng như những tai hại của việc mất cân bằng axit – kiềm trong cơ thể, chắc hẳn bạn đọc nào cũng muốn biết phải làm sao để có thể khắc phục. Dưới đây là 5 cách kiềm hóa cơ thể, trung hòa axit đem đến những tác động tích cực nhất mà bạn nên tham khảo.

  1. Uống nước ion kiềm

   Việc uống đủ nước mỗi ngày là quan trọng cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, thế nhưng để kiềm hóa cơ thể hiệu quả, bạn cần sử dụng nước ion kiềm.

   Nước điện giải ion kiềm được sản xuất bởi máy lọc nước điện giải theo công nghệ điện phân nước. Nhờ đó, nước chứa khoáng chất và kiềm tự nhiên giúp bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật cực kỳ hiệu quả.

   Nước ion kiềm còn được gọi là nước hydrogen, nước hoàn nguyên, nước ion điện giải giàu Hydro,… trong thành phần của nước có chứa các phân từ OH- lớn nhiều ion H+ nên có đặc tính giàu kiềm tự nhiên.

   Bổ sung từ 2 – 3 lít nước ion kiềm mỗi ngày là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp trung hòa axit trong cơ thể, đẩy lùi bệnh tật và chống oxy hoá nhờ vào các phân tử Hydro hoạt tính có trong nước. Kích thước phân tử nước siêu nhỏ giúp thẩm thấu dễ dàng, thải độc và xâm nhập vào các mô, tế bào giúp trung hòa axit nhanh hơn. Loại nước này cũng giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do gây bệnh, giảm nguy cơ mắc ung thư, lão hoá, các bệnh về đường tiêu hoá, gout, tiểu đường,…

  1. Ăn thực phẩm giàu tính kiềm

   Theo các chuyên gia, những thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày được xếp vào 2 nhóm đó là nhóm giàu tính axit và nhóm giàu tính kiềm. Bổ sung thực phẩm kiềm hóa cơ thể thông qua chế độ ăn hàng ngày có thể giúp trung hòa axit dư thừa. Trong khi đó ăn các thực phẩm có tính axit sẽ khiến bạn phải đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm.

   Các thực phẩm mang tính axit là thịt, sản phẩm từ bơ, muối, đồ uống có ga, rượu bia… Các thực phẩm mang tính kiềm là các loại màu xanh lá như bắp cải, cải xoăn, súp lơ, rau bina, các loại củ quả như khoai lang, cà rốt, ớt chuông,…

 

Ăn các loại hạt và rau củ quả giúp kiềm hóa cơ thể

Ăn các loại hạt và rau củ quả giúp kiềm hóa cơ thể

 

   Một số loại hạt như đậu nành, đậu lăng, hạnh nhân, hạt điều… có tính kiềm cao và có chứa nhiều chất chống oxy, do vậy thêm chúng vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp kiềm hóa cơ thể và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, từ đó phòng ngừa các bệnh mãn tính nguy hiểm.

   Tương tự như các loại hạt, các loại trái cây có tính kiềm tự nhiên tốt cho sức khỏe. Không chỉ cung cấp các loại vitamin và khoáng chất, trái cây còn chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh. Những chất chống oxy hóa này giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, giảm phản ứng viêm mãn tính, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Một số loại trái cây bạn nên ăn là: Cam, bưởi, chuối, dưa hấu, dâu tây, việt quất, kiwi… Để nhận được hiệu quả tốt nhất, bạn nên ăn trái cây tươi hoặc uống nước ép ngay sau khi chế biến thay vì để lâu hoặc ăn trái cây sấy khô.

  1. Duy trì lối sống lành mạnh

   Bạn nên ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức và hạn chế căng thẳng để tránh cơ thể bị axit hóa. Nên tập luyện thể dục, thể thao điều độ để tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp ăn ngon ngủ ngon hơn.

   Các bài tập hít thở sâu rất phù hợp cho mục tiêu kiềm hóa cơ thể. Những bài tập này giúp tăng cường oxy lên não, kích thích não bộ hoạt động hiệu quả hơn và giúp đào thải CO2 cùng nhiều độc tố tích tụ trong cơ thể ra ngoài. Bạn nên thực hiện các bài tập hít thở vào buổi sáng mai hoặc chiều tối khi không khí trong lành để hít thở.

   Như vậy qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu được thế nào là kiềm hóa cơ thể, tầm quan trọng cũng như các biện pháp kiềm hóa cơ thể để nâng cao sức khỏe. Nếu có băn khoăn thắc mắc nào khác, bạn hãy gọi tới hotline 1800 1044 (miễn cước) để được tư vấn chi tiết.

 

XEM THÊM:

  • 7 thói quen ăn uống sai lầm khiến bạn dễ tăng cân
  • Một số sự thật thú vị về các nhóm máu có thể bạn chưa biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *