Rối loạn nhân cách tránh né là một rối loạn sức khỏe tâm thần khá thường gặp với biểu hiện luôn sợ hãi hay sợ sai. Theo ước tính, thế giới có khoảng 2% dân số mắc chứng rối loạn này. Tuy nhiên, với các triệu chứng khá mơ hồ, nhiều người đã không nhận thức đúng và đủ về căn bệnh này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!
Luôn sợ hãi, sợi sai – Hãy thận trọng với rối loạn nhân cách tránh né
Rối loạn nhân cách tránh né là gì?
Rối loạn nhân cách tránh né (Avoidant Personality Disorder – AVPD) là một dạng rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi cảm giác ức chế với xã hội một cách cực đoan. Người bệnh trở nên cực kỳ nhạy cảm với những tác động từ những người xung quanh.
Dựa vào biểu hiện lâm sàng, dạng nhân cách này được xếp vào rối loạn nhân cách nhóm C, cùng với 2 dạng khác là rối loạn nhân cách phụ thuộc và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.
Theo khảo sát, có khoảng 2.4% dân số Mỹ mắc phải chứng rối loạn nhân cách tránh né với tỷ lệ ngang nhau ở cả nam và nữ giới. Giống như các rối loạn nhân cách khác, triệu chứng của tình trạng này có thể xuất hiện bắt đầu từ giai đoạn thơ ấu và trở nên rõ nét hơn khi trong độ tuổi trưởng thành.
Luôn sợ hãi, sợ sai – Hãy thận trọng với rối loạn nhân cách tránh né
Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn nhân cách tránh né là người bệnh luôn cảm thấy sợ hãi thái quá, và suy nghĩ một cách tiêu cực về những lời nhận xét, phê bình của người khác.
Người mắc loại rối loạn này rất sợ mình sẽ nói sai, và trở nên ngớ ngẩn trong mắt mọi người. Do đó, họ thường gặp khó khăn khi bày tỏ quan điểm của bản thân. Nếu bắt buộc phải nói, họ sẽ thấy sợ sệt, lắp bắp, rụt rè, đổ mồ hôi, cảm giác như bản thân phải làm điều gì đó rất xấu hổ.
Bên cạnh đó, người mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né cũng thường xuyên lo lắng, suy nghĩ rất nhiều về cảm nhận của người khác. Cũng chính vì điều này, người bệnh sẽ càng cảm thấy bất an, không yên tâm khi bước vào một mối quan hệ nào đó, hay thậm chí là lo lắng cả về những mối quan hệ đang tồn tại.
Người bệnh thường lo lắng và sợ hãi thái quá về nhưng phê bình và nhận xét
Nhìn chung, những người bị chứng rối loạn nhân cách tránh né thường bị lầm tưởng là thiếu tự tin và nhút nhát. Nhưng trên thực tế, bản chất của vấn đề là nỗi sợ bị từ chối, phê bình một cách thái quá, dẫn đến né tránh một số tình huống xã hội.
Theo “Cẩm nang thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần” của Hiệp hội Tâm thần Mỹ, một người được coi là mắc rối loạn nhân cách tránh né khi có ít nhất 1 trong 7 biểu hiện sau:
- Tránh tham gia các hoạt động vui chơi, hội nhóm hoặc nơi đông người.
- Không hứng thú, hay lo lắng trong các buổi trò chuyện.
- Biểu hiện rõ sự kiềm chế trong các mối quan hệ thân mật vì sợ bị chế giễu.
- Bận tâm nhiều đến việc bị phê bình hoặc từ chối trong tất cả các tình huống xã hội.
- Luôn cảm thấy bị ức chế trong các tình huống cá nhân, các cuộc nói chuyện.
- Lúng túng, miễn cưỡng khi phải tham gia vào các hoạt động với người lạ.
- Thường biểu hiện sự nhút nhát, không thoải mái khi gặp người lạ.
Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách tránh né là gì?
Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn nhân cách tránh né vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những yếu tố góp phần hình thành căn bệnh này là:
Yếu tố môi trường
Trẻ có thể hình thành tính cách giống với những người thân trong gia đình. Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên khi trong gia đình có người mắc chứng bệnh này hoặc các rối loạn nhân cách khác như: rối loạn lo âu xã hội, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ,… Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, trẻ có thể mắc chứng bệnh này khi sống cùng với người mắc bệnh, cho dù là không cùng huyết thống.
Trải nghiệm tiêu cực
Rối loạn nhân cách tránh né có thể phát triển từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ như: việc bị tẩy chay, bị từ chối, thường xuyên bị la mắng và đánh giá thấp về năng lực.
Những sự việc này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến trẻ hình thành tính cách nhút nhát, tự ti, lòng tự trọng thấp và nhạy cảm quá mức với những lời chỉ trích, đánh giá từ người khác.
Mắc các vấn đề tâm thần
Nguy cơ phát triển rối loạn nhân cách tránh né sẽ gia tăng đáng kể ở những người bị rối loạn lo âu trầm cảm, hay các loại rối loạn nhân cách khác. Đây cũng là lý do mà rất nhiều trường hợp người bệnh bị rối loạn nhân cách tránh né cũng mắc đồng thời với các bệnh tâm lý tâm thần khác.
Những trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ là yếu tố góp phần khiến bệnh khởi phát
Các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách tránh né
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm được cách điều trị đặc hiệu cho bệnh lý rối loạn tâm thần này. Tất cả các phương pháp đều nhằm mục đích làm giảm nhẹ triệu chứng. Các phương pháp này gồm có:
Liệu pháp tâm lý
Người bệnh sẽ được ngồi và trò chuyện cùng với chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia sẽ đánh giá tính cách của người bệnh, cũng như xem nguyên nhân xuất phát từ gia đình, môi trường sống hay những trải nghiệm trong quá khứ.
Từ đó, các chuyên gia sẽ tìm được hướng đi để thay đổi suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của họ. Sau khi được điều trị tâm lý, người bệnh có thể giảm bớt sự nhạy cảm và lo lắng với những đánh giá, chỉ trích, sự từ chối,…
Sử dụng thuốc
Người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc giúp giảm căng thẳng, và cải thiện tâm trạng như:
- Thuốc ức chế serotonin có chọn lọc (SSRIs).
- Thuốc an thần nhóm benzodiazepin.
- Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs).
Các phương pháp khác
Người bệnh được hướng dẫn các biện pháp tự cải thiện tình trạng bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, tránh sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá hay bất kỳ chất kích thích nào khác.
Cùng với đó, người bệnh cũng cần thư giãn, giải tỏa căng thẳng, giảm áp lực bằng cách tập yoga, ngồi thiền, hít thở sâu và ngủ đủ giấc. Nếu bị căng thẳng lo lắng và mất ngủ, người bệnh có thể lựa chọn sản phẩm BoniSleep của Mỹ để cải thiện nhanh chóng tình trạng này. Người bệnh cũng nên ghi chép lại những suy nghĩ, cảm xúc mà họ đã trải qua, từ đó tìm cách để cởi mở hơn và vượt qua nỗi sợ.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh rối loạn nhân cách tránh né. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Nên ngủ trưa bao lâu để có thể ngủ ngon vào buổi tối?
- GABA: Chất ức chế dẫn truyền thần kinh tốt cho giấc ngủ