Nếu như trước đây, ung thư là “án tử” không thể kháng cáo, không có cách chữa thì ngày nay, nhờ tiến bộ của y học hiện đại mà nhiều loại ung thư đã có thể điều trị khỏi.
Vậy, với khối u ác tính ở vòm họng thì sao?
Ung thư vòm họng có chữa được không?
Nếu có thì chữa được trong trường hợp nào?
Câu trả lời sẽ có trong bài viết này, mời các bạn cùng theo dõi!
Ung thư vòm họng có chữa được không?
Ung thư vòm họng có chữa được không?
Ung thư vòm họng là bệnh lý có sự hình thành và phát triển của khối u ác tính ở vòm họng do nhiều nguyên nhân như nhiễm virus HPV, EBV hoặc do vấn đề di truyền.
Hiện nay, nhờ sự phát triển của y học hiện đại mà nhiều trường hợp bệnh nhân đã được chữa khỏi hoàn toàn. Vậy nhưng, với một tình trạng cụ thể, việc ung thư vòm họng có chữa được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Phát hiện và can thiệp điều trị khi bệnh đang ở giai đoạn nào.
- Phương pháp điều trị và sự tuân thủ của người bệnh
- Đáp ứng của bệnh nhân.
- Tình trạng sức khỏe của người bệnh có thực hiện được các phương pháp điều trị hay không (Vì hóa trị, xạ trị trong điều trị ung thư cũng gây nhiều tác dụng phụ đối với người bệnh).
- Một số yếu tố khách quan khác.
Ví dụ, với người bệnh có nhiều bệnh lý nền khác như bệnh tiểu đường đã có biến chứng, bệnh lý tim mạch và suy giảm miễn dịch, khả năng chữa khỏi ung thư vòm họng sẽ thấp hơn so với người không có bệnh nền.
Ung thư vòm họng có chữa được không phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh, phương pháp điều trị…
Như vậy, với câu hỏi ung thư vòm họng có chữa được không thì câu trả lời là có, tuy nhiên không phải đối với tất cả các trường hợp.
Ung thư vòm họng chữa được trong trường hợp nào?
Khả năng chữa khỏi ung thư vòm họng tăng lên trong những trường hợp phát hiện và điều trị khi bệnh ở giai đoạn sớm (khả năng chữa khỏi hoàn toàn có thể lên đến 90%).
Ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 là khi khối u có kích thước rất nhỏ, chưa ảnh hưởng nhiều và chưa có di căn, khả năng chữa khỏi rất cao. Còn khi đã chuyển sang các giai đoạn sau, đặc biệt là giai đoạn 4 có di căn đến các cơ quan khác và hệ thống bạch huyết thì cơ hội điều trị gần như không còn.
Vì vậy, điều kiện đầu tiên để có thể chữa khỏi bệnh ung thư vòm họng đó là cần phát hiện bệnh sớm.
Phát hiện sớm bệnh ung thư vòm họng bằng cách nào?
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Đa số bệnh nhân phát hiện khối u ác tính ở vòm họng khi khám tầm soát ung thư định kỳ.
Tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện bệnh sớm
Khi khối u phát triển lớn hơn và chuyển sang các giai đoạn sau, người bệnh sẽ có một hoặc nhiều những triệu chứng như:
- Khó nuốt, đau khi nuốt.
- Nổi hạch ở cổ (có thể sưng, đau hoặc không).
- Khạc đờm có máu, có mủ.
- Thay đổi giọng nói, đặc biệt là khàn giọng hoặc nói không rõ ràng.
- Đau họng hoặc ho dai dẳng.
- Chảy dịch mũi kéo dài.
Khi có những triệu chứng trên thì bạn nên đi khám sớm. Tuy nhiên, rất có thể là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn, khả năng điều trị khỏi sẽ không cao. Với bệnh nhân mắc ung thư vòm họng giai đoạn 4 thì có tiên lượng xấu, tỷ lệ sống trong 5 năm không quá 40%.
Vì vậy, để phát hiện sớm ung thư vòm họng, tăng cơ hội chữa khỏi, bạn nên tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt là khi thuộc một hoặc nhiều đối tượng nguy cơ như người sử dụng nhiều bia rượu, hút thuốc lá, có thói quen thường xuyên ăn loại đồ ăn lên men như dưa muối, nam giới từ 40-60 tuổi.
Khi đi khám, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả hỏi tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa máu, lối sống, nội soi tai mũi họng, chụp CT hoặc PET/CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), sinh thiết qua nội soi tai mũi họng để đưa ra chẩn đoán chính xác và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng
Hiệu quả của các phương pháp điều trị ảnh hưởng nhiều đến khả năng chữa khỏi ung thư vòm họng. Hiện nay, để điều trị bệnh này có các phương pháp như sau:
- Hoá trị : Sử dụng thuốc hoá trị để tiêu diệt những tế bào ung thư vòm họng dưới dạng tiêm tĩnh mạch hoặc thuốc viên hoặc cả hai.
- Xạ trị: Sử dụng tia bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư, có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với hóa trị.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật thường rất ít khi được áp dụng trong điều trị ung thư vòm họng do có tính chất nguy hiểm cao.
Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc để áp dụng những phương pháp như thực dưỡng, uống thuốc nam không rõ nguồn gốc… Đồng thời, bạn hãy giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu bởi nó cũng là yếu tố quan trọng giúp nâng cao khả năng điều trị bệnh.
Xạ trị điều trị ung thư vòm họng
Cách phòng ngừa ung thư vòm họng
Để phòng ngừa ung thư vòm họng, bạn cần:
- Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa rượu bia. Trong đó, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh ung thư vòm họng. Khi kết hợp hút thuốc lá và uống rượu bia thì khả năng mắc bệnh này sẽ tăng lên nhiều lần.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất từ môi trường làm việc độc hại, khói bụi, hạn chế dùng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày.
- Có thói quen ăn uống lành mạnh: Ăn đầy đủ các nhóm dinh dưỡng (đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và chất khoáng, các sản phẩm từ sữa), bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, cân bằng giữa các loại đạm, hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn.
- Tiêm vắc-xin HPV và tránh lây nhiễm HPV: Nghiên cứu đã chứng minh, nhiễm HPV mới là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vòm họng. Vì vậy, bạn nên tiêm phòng HPV, quan hệ tình dục an toàn để phòng ngừa lây nhiễm loại virus này.
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn biết được ung thư vòm họng có chữa được không và đưa ra những lời khuyên hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Ung thư máu sống được bao lâu? Ung thư máu có chữa được không?
- 6 dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu giúp phát hiện bệnh sớm