Vi khuẩn HP có gây ung thư dạ dày không? Những nguyên nhân cần biết

 

    Vi khuẩn HP không chỉ gây viêm, loét dạ dày tá tràng mà chúng còn có thể khiến người bệnh phải đối mặt với căn bệnh ung thư nguy hiểm.

   Vậy nhưng, chúng ta đang có nhiều hiểu lầm về loại vi khuẩn này. Thực tế, không phải cứ dương tính với HP là sẽ bị ung thư dạ dày. Để hiểu hơn về vấn đề đó, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây. 

 

 Vi khuẩn HP có gây ung thư dạ dày không?

Vi khuẩn HP có gây ung thư dạ dày không?

 

Một số thông tin cần biết về vi khuẩn HP

    Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng…

    Thống kê cho thấy, có đến 70% người Việt Nam nhiễm khuẩn HP. Chúng dễ lây từ người bệnh sang người lành qua đường ăn uống, hôn môi, nội soi dạ dày bằng ống nội soi chưa diệt khuẩn, qua phân và chất thải, chất nôn của người bệnh.

    Vi khuẩn HP có tự hết không? Câu trả lời là không. Để tiêu diệt HP, bạn bắt buộc phải dùng thuốc kháng sinh theo phác đồ điều trị riêng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Phác đồ đó sẽ gồm nhiều loại thuốc khác nhau. Bạn cần dùng đồng thời các thuốc đó, đủ liệu trình và tái khám khi uống hết thuốc.

    Hiện nay, các thuốc kháng sinh dùng trong điều trị nhiễm khuẩn HP như amoxicillin, clarithromycin, metronidazole đang có tỷ lệ kháng thuốc rất cao. Điều này khiến việc điều trị HP trở nên khó khăn hơn.

 

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây hại cho dạ dày

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây hại cho dạ dày

 

Vi khuẩn HP có gây ung thư dạ dày không?

    Người nhiễm vi khuẩn HP có thể bị ung thư dạ dày, nhưng không phải tất cả đều bị. Theo nghiên cứu, có 200 loại HP khác nhau. Trong đó, chỉ một số loại mang gen CagA có độc lực cao thì mới làm tăng nguy cơ ung thư.

   Khi mắc vi khuẩn HP, nếu muốn biết về nguy cơ bị ung thư thì người bệnh nên làm xét nghiệm xem vi khuẩn HP mình mắc thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA hay không. Nếu không phải, bạn không cần quá lo lắng về việc nhiễm khuẩn HP của mình sẽ dẫn đến ung thư.

    Thống kê cho thấy, có đến 80% người trên 50 tuổi nhiễm vi khuẩn HP nhưng không phải ai cũng bị ung thư dạ dày.

    Một thông tin thú vị khác mà bạn cần biết, đó là đôi khi HP không gây hại mà còn có lợi với sức khỏe. Nếu không gây viêm, loét, khiến người bệnh gặp tình trạng đau bụng, khó tiêu, đầy hơi… thì sự có mặt của vi khuẩn HP giống như một vi khuẩn cộng sinh. Đôi khi, chúng lại có một số tác dụng với cơ thể.

     Có thể kể đến như người nhiễm HP ít bị nhiễm trùng đường ruột. Nguyên nhân là do HP tiết ra một số chất ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn khác. Hoặc 1 số người bệnh giảm được triệu chứng trào ngược hay những bệnh lý về dị ứng với phấn hoa, bụi phấn…

 

Vi khuẩn HP có gây ung thư dạ dày không?

Vi khuẩn HP có gây ung thư dạ dày không?

 

Khi nào cần điều trị HP?

   Mặc dù đôi khi HP có lợi cho cơ thể, nhưng đa số là có hại. Vì vậy, khi phát hiện nhiễm HP thì người bệnh cần điều trị sớm. Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ khỏi bệnh là 50%. Trong trường hợp không điều trị dứt điểm ngay từ đầu thì về sau nếu bệnh tái phát sẽ khó chữa hơn nhiều lần.

   Điều trị HP phải tuân theo các phác đồ hướng dẫn. Người bệnh cần dùng đúng thuốc, đủ liều và liệu trình để thu được hiệu quả tốt.

    Ngoài ra, người bệnh cần nắm được một số lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt như sau:

  • Hạn chế ăn đồ chua, cay.
  • Kiêng rượu, bia, cà phê.
  • Không hút thuốc lá.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress.

 

Cần dùng phối hợp nhiều loại thuốc để điều trị HP dạ dày

Cần dùng phối hợp nhiều loại thuốc để điều trị HP dạ dày

 

Những nguyên nhân khác gây ung thư dạ dày

    Nhiễm khuẩn HP chỉ là 1 trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Những khối u ác tính trong cơ quan này còn có thể hình thành và phát triển do:

  • Thường xuyên uống rượu bia.
  • Nghiện thuốc lá.
  • Thường xuyên căng thẳng, stress, thức khuya làm tăng nguy cơ viêm loét. Lâu dần, người bệnh có thể bị ung thư dạ dày.
  • Chế độ ăn mặn, nhiều muối, đặc biệt là các món như dưa cà muối, các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn.
  • Thói quen ăn quá nhanh, không nhai kỹ gây quá tải, tạo gánh nặng cho dạ dày. Điều đó gây trào ngược axit, viêm loét và lâu dần dẫn đến ung thư dạ dày.
  • Di truyền: Tỉ lệ mắc bệnh ở những người có người thân mắc ung thư dạ dày là khá cao.
  • Người bị viêm dạ dày mạn tính.
  • Thiếu máu ác tính.
  • Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm.
  • Từng phẫu thuật dạ dày.

 

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

 

    Như vậy, vi khuẩn HP có thể gây ung thư dạ dày. Nhưng đây không phải nguyên nhân duy nhất. Đồng thời, không phải tất cả những người nhiễm HP đều bị ung thư. Hy vọng, qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

  • 6 nguyên tắc dinh dưỡng trong phòng ngừa ung thư không thể bỏ qua
  • Các dấu hiệu ung thư máu thường gặp là gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *