Đậu phụ có phải là chất đạm không? Ăn đậu phụ cần lưu ý gì?

Đậu phụ có tốt không? Đậu phụ có phải là chất đạm không? Đây là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Hiểu được điều này, Nhà thuốc Long Châu chia sẻ bài viết dưới đây giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc nêu trên.

Đậu phụ có phải là chất đạm không?

Đậu phụ là món ăn có nguồn gốc đầu tiên từ Trung Quốc và khi được lan truyền đã trở thành món ăn phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á. Vậy đậu phụ có phải là chất đạm không? Đậu phụ theo các chuyên gia nhận định là một dạng protein thực vật, có thể dùng thay thế nguồn protein động vật cho người ăn chay hoặc dị ứng thịt.

Như vậy, việc đậu phụ có phải là chất đạm không đã được giải đáp, nguồn protein trong đậu phụ khá dồi dào và có chất lượng cao, nên thường xuyên bổ sung cho cơ thể. Quá trình làm đậu phụ cũng chỉ ra được đây là dạng protein thực vật được kết tủa sau khi xay nhuyễn đậu nành và nấu sôi cùng với các hoạt chất làm đông. Thành phẩm cuối cùng là những miếng đậu phụ trắng tươi, thơm dịu mùi đậu và có vị béo nhẹ khi nếm thử.

Đậu phụ có phải là chất đạm không? Đậu phụ là nguồn chất đạm thực vật dồi dào

Thực tế có rất nhiều cách để thu được protein trong đậu nành tạo thành đậu phụ. Mỗi cách làm có nồng độ protein khác nhau thể hiện bởi độ săn chắc, màu sắc, kết cấu cũng như hương vị của miếng đậu. Đậu phụ có phải là chất đạm không? Câu trả lời là có, những loại đậu phụ kết cấu cứng, chắc có hàm lượng protein và dinh dưỡng cao hơn so với những loại đậu mềm hơn.

Bên cạnh hàm lượng protein ấn tượng trong đậu phụ, loại thực phẩm này còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể mà bạn không nên bỏ qua. Theo phân tích, 126g đậu phụ có thể chứa đến 21.8g chất đạm. Đây chính là nguồn chất đạm tuyệt vời cho cơ thể, hoàn toàn có thể thay thế được nguồn đạm động vật, dùng cho những người ăn chay hoặc người muốn đa dạng dinh dưỡng trong bữa ăn.

Một số chất dinh dưỡng có trong đậu phụ phải kể đến như:

  • Carbs: Đậu phụ là thực phẩm có ít carbohydrate nên khi ăn khoảng 126g đậu phụ bạn chỉ nạp 3.5g carbs và lượng carbs này phần lớn đến từ hàm lượng chất xơ dồi dào trong đậu phụ.
  • Chất béo tốt: Bên cạnh hàm lượng protein ấn tượng, đậu phụ cũng có thể cung cấp một lượng chất béo nhất định cho cơ thể. Chất béo này là những axit béo tốt, không bão hòa nên ít gây tăng cân, giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Trong 126g đậu phụ có khoảng 11g chất béo và đa số đều là chất béo tốt.
  • Vitamin và chất khoáng: Hàm lượng canxi trong đậu phụ rất ấn tượng, có đến 861mg canxi trong 126g đậu phụ. Ngoài ra selen cũng là chất khoáng có nhiều trong đậu phụ đấy.
  • Calo: Nhìn chung, calo trong đậu phụ khá thấp nên đây là thực phẩm thường thấy trong thực đơn giảm cân của nhiều người. Tùy những loại đậu phụ khác nhau mà lượng calo khác nhau, trung bình 100g đậu phụ cung cấp 144 calo.

Ăn đậu phụ có lợi cho sức khỏe không?

Ngoài câu hỏi đậu phụ có phải là chất đạm không, nhiều người cũng tò mò về lợi ích mà đậu phụ đem lại cho sức khỏe. Nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng cao, calo thấp, giàu chất béo tốt và cung cấp nhiều đạm mà đậu phụ trở thành một trong những thực phẩm nên bổ sung.

Ngừa ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng: Một trong những tác dụng tuyệt vời mà đậu phụ đem lại là phòng chống bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Các nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ăn đậu phụ có nguy cơ mắc các chứng ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày,… giảm đến 16%.

Đậu phụ giúp giảm nguy cơ ung thư, trong đó có ung thư vú

Hạn chế nguy cơ tiểu đường: Lượng isoflavone có trong đậu phụ giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2. Ăn đậu phụ giúp kích thích lượng insulin tiết ra nhiều hơn, từ đó ổn định được đường huyết.

Xương, răng chắc khỏe: Đậu phụ là thực phẩm rất giàu canxi nên khi ăn đều đặn giúp hệ xương, răng chắc khỏe hơn, tăng tái tạo cấu trúc xương, giảm nguy cơ còi xương, loãng xương.

Tăng hoạt động não bộ: Một nghiên cứu từ trường đại học uy tín chứng minh ăn đậu phụ có thể kích thích não bộ hoạt động tốt hơn, hệ thần kinh được bảo vệ và tăng cường chức năng não bộ. Trí nhớ cũng được cải thiện đáng kể khi sử dụng thường xuyên đậu phụ trong chế độ ăn.

Hạn chế triệu chứng tiền mãn kinh: Một số nhà nghiên cứu dinh dưỡng cho biết, thực phẩm từ đậu nành, trong đó có đậu phụ giúp bổ sung một lượng hormone tương tự như hormone estrogen ở nữ giới, qua đó giảm cảm giác bốc hỏa, cáu gắt, mệt mỏi,… trong thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ.

Lưu ý cần nhớ khi ăn đậu phụ

Đậu phụ là thực phẩm khá lành tính và có thể dùng cho nhiều đối tượng nhưng bạn vẫn cần cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm này, tránh gây hại đến sức khỏe.

  • Số lượng: Đậu phụ có phải là chất đạm không? Đậu phụ là chất đạm thực vật tốt nhưng bạn chỉ nên ăn từ 255 – 425g đậu phụ/ngày để không nạp quá nhiều đạm dẫn đến nguy cơ ung thư.
  • Kết hợp đa dạng thực phẩm: Dù đậu phụ nhiều dinh dưỡng nhưng bạn vẫn cần đảm bảo đa dạng, phong phú dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm trong bữa ăn, không nên chỉ ăn mỗi đậu phụ mà còn cần bổ sung thêm các loại rau củ có nhiều chất đạm: rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc và trái cây,…
  • Tránh các thực phẩm có hại: Một số chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên kết hợp đậu phụ với rau chân vịt vì có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi vào máu, tăng đào thải canxi khiến nguy cơ sỏi thận tăng.
  • Chú ý cách bảo quản: Đậu phụ rất mềm và dễ hư hỏng nếu không được bảo quản ở môi trường thích hợp. Bạn nên ăn đậu phụ mới làm là tốt nhất. Trong trường hợp không ăn hết đậu phụ, hãy bảo quản trong hộp kín và để ở ngăn mát tủ lạnh, thời gian bảo quản tối đa của đậu phụ là 1 – 2 ngày.
Kết hợp đậu phụ với rau củ giúp bữa ăn đa dạng dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe hơn

Như vậy, câu hỏi đậu phụ có phải là chất đạm không đã vừa được Nhà thuốc Long Châu chia sẻ, giải đáp qua bài viết trên, mong rằng đã giúp ích cho bạn đọc. Khi ăn đậu phụ bạn nhận thấy dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn,… hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhà để được xử lý, điều trị đúng lúc.

Xem thêm:

Trong cá có chất đạm không? Các loại cá giàu đạm?

Ăn bao nhiêu protein là đủ? Thực phẩm nào giàu protein?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *